Quản lý học thêm, dạy thêm ở Hải Phòng: Yêu lắm, ghét cũng nhiều
GiadinhNet - Nhiều phụ huynh cho rằng, việc học thêm sẽ giúp quản lý con tốt hơn và tránh xa các tệ nạn của xã hội, nhưng cũng có người muốn con nghỉ ngơi, không đồng tình với việc học thêm, dạy thêm.

Tranh minh họa: Congan.com.vn
Học thêm có phải là nhu cầu chính đáng?
Là một phụ huynh có 3 con đang độ tuổi ăn học, chị Minh Hà (quận Lê Chân, Hải Phòng) không biết bao lần khóc dở mếu dở vì phải kèm con học. “Kiến thức của các con mỗi lúc một khác, bản thân mình sức ép công việc quá nhiều, khi kèm con học rất dễ nổi cáu, thiếu kiềm chế, thường xuyên quát mắng con. Mỗi lần như thế, các con đứa thì bỏ sang phòng khác, đứa thì khóc, đứa thì run sợ mất tập trung dẫn đến sợ học… Sau nhiều lần như thế, mình đã nghĩ phải gửi con đi học thêm, vừa tránh áp lực cho cả mẹ và con, vừa có thời gian nghỉ ngơi cho bản thân, vừa giúp con nắm vững kiến thức. Nếu không, trên lớp sẽ không theo kịp”, chị Hà chia sẻ.
Anh Mạnh Trường (30 tuổi, ở quận Hồng Bàng, Hải phòng) cho biết: “Điều làm tôi thấy khó khăn là kèm con học. Cậu con trai đang học lớp 4, kiến thức khó nhất bậc tiểu học nên việc kèm con học là cả một vấn đề. Cứ mỗi khi con vào bàn là cả nhà tôi lại đánh vật với nó. Cháu liên tục kêu bố mẹ giảng khó hiểu nên không học. May nhờ một phụ huynh cùng lớp mách, tôi đã gửi con đến nhà cô nhờ kèm cặp hộ. Giờ thì thằng bé ham học và tiến bộ”.
Không ngại việc dạy con nhưng do công việc bận rộn, chị Hoàng Nga (45 tuổi, ở Hải An, Hải Phòng) lại chọn phương án gửi cậu con trai lớp 6 tới nhà cô kèm cặp. Lý do con trai chị không thích học đông bạn. Cùng với đó, chị cũng sợ con ở nhà chơi điện tử, xem ti vi và không chịu học nên ngoài giờ học trên lớp, chị gửi con tới nhà cô kèm.
Cũng theo chị Nga, dạy thêm – học thêm là một nhu cầu có thực của rất nhiều bậc phụ huynh. Nếu quy định dạy thêm không cho giáo viên dạy học sinh của mình thì không hợp lý, bởi lẽ hơn ai hết, chính giáo viên là người nắm rõ năng lực, trình độ và hạn chế của học sinh. Tất nhiên, phụ huynh ủng hộ học sinh được lựa chọn giáo viên để học thêm. Làm như thế, bản thân những giáo viên nào còn yếu kém sẽ phải nỗ lực, cố gắng khẳng định thương hiệu và uy tín của mình với học sinh và phụ huynh.
Chị Nguyễn Thị Vân (quận Lê Chân - Hải Phòng) có con đang học lớp 10 THPT LC chia sẻ: “Tâm lý phụ huynh ai cũng muốn con mình học giỏi, thi đỗ nên gửi con đi học thêm là chuyện đương nhiên. Tư duy ép học sinh học thêm hay trù dập nếu không học thêm có lẽ đã quá xưa rồi. Nếu có cũng chỉ là rất ít. Con tôi rất thích học thêm vì được thử sức với nhiều dạng đề mới, kiến thức rộng và vững hơn. Gia đình đăng ký học thêm theo nguyện vọng của cháu, thích và hợp thầy cô nào thì xin học.”
Là người phản đối việc dạy thêm học thêm, chị Đặng Hà, 42 tuổi (ở Lạch Tray) chia sẻ: "Tôi không ủng hộ việc dạy thêm, học thêm ở trường và ở ngoài nhà trường. Nếu nhà nước không quản lý chặt công tác này, việc dạy thêm, học thêm sẽ bị biến tướng. Bản thân hai đứa con tôi không đứa nào tôi cho học thêm. Tôi muốn các cháu tự học và có thời gian nghỉ ngơi".
Anh Phạm Đức Hùng (quận Ngô Quyền – Hải Phòng) có con đang học cuối cấp cho biết: “Cháu nhà tôi năm nay cuối cấp nên việc học thêm gia đình cũng như bản thân cháu thấy rất cần thiết. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp kêu không đi học thêm thì bị “đì”, nhưng từ lâu rồi tình trạng này không còn nhiều nữa mà mình cũng không gặp phải. Đặc biệt là cháu nó nói thầy cô trên lớp giảng hay nên gia đình xin cho cháu học thêm ở đây luôn, chứ cũng không ai bắt. Nhiều lúc sợ con vất vả, áp lực nên bảo cháu nghỉ nhưng cháu nhất quyết không nghe, mà kêu thích đi học thêm, các thầy cô cũng rất tận tình.”
Giáo viên lên tiếng
Chị M. Hương – giáo viên dạy giỏi của một trường (xin được giấu tên) chia sẻ ý kiến của mình quanh việc dạy thêm: “Điều tôi và giáo viên vui nhất trong kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2018-2019 chính là nhiều học sinh yếu kém, điểm chỉ khoảng 3 - 4 điểm/môn Toán được đánh giá rủi ro cao khi đi thi, nhưng nhờ được kèm cặp tích cực ở nhà cô cả kỳ 2, em đã vượt lên 7 điểm. Đây là kết quả kinh ngạc ngay cả với bản thân học sinh đó và gia đình. Và kết quả, em đã thi đỗ vào trường công lập của thành phố với số điểm an toàn”.
Thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều hiện tượng xấu liên quan đến việc dạy thêm và học thêm. Có giáo viên lợi dụng việc dạy thêm để chèn ép học sinh phải đi học thêm, trên lớp thì dạy “cầm chừng”, để dành kiến thức. Có giáo viên lại đưa ra các “chiêu bài” cho học sinh điểm cao trên lớp nếu các em theo lớp học thêm do mình tổ chức… Từ đó, có hiện tượng những em đi học thêm thì được “ưu ái”, còn em nào không học thêm thì bị đối xử thiếu công bằng, kém thân thiện, thậm chí bị chính giáo viên cô lập. Điều này không những làm hỏng nhân cách của giáo viên, gây ra dư luận không tốt đẹp về nghề giáo nói chung mà còn gây ức chế cho học sinh. Đã có nhiều gia đình bắt buộc phải cho con đi học thêm vì không muốn bị giáo viên ghét… Tuy nhiên, hiện tượng này không có nhiều. Vì thế, dạy thêm, học thêm cần có một cơ chế quản lý phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của phụ huynh, học sinh.
Chính vì những “con sâu làm rầu nồi canh” nên hoạt động dạy thêm, học thêm bị xã hội nhìn nhận và đánh giá sai lệch. Hệ lụy từ mặt trái của vấn đề đã làm cho uy tín của ngành Giáo dục bị ảnh hưởng, của nhà giáo bị giảm sút, hình ảnh giáo viên không còn trong sáng trước người học, phụ huynh cũng như xã hội.
Siết chặt quản lý dạy thêm
Theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDT ngày 16/5/2012 của Bộ GD&ĐT và Quyết định số 2050/2012/QĐ-UBND của UBND TP Hải Phòng, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Cụ thể: Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: Bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, Trung cấp Chuyên nghiệp và Trường Dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo Chương trình Giáo dục phổ thông. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó).
Ngay sau khi quy định ban hành, đã có nhiều luồng ý kiến từ phụ huynh, giáo viên hiện đang đứng lớp tại các trường học công lập.
Minh Lý – Diễm Hằng

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 10 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 10 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 11 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.