Quan niệm "cực đoan" của một bác sĩ từ trận ốm “thập tử nhất sinh”
GiadinhNet - Quyết định của Bộ GD&ĐT cho phép Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội đào tạo ngành Y đa khoa và ngành Dược học trình độ đại học hệ chính quy đã gây xôn xao dư luận. Nếu như quyết định “tạm dừng” mở các ngành đào tạo y khoa của Bộ GD&ĐT hồi cuối năm 2014 được dư luận đồng tình ủng hộ, thì việc “cho phép” mới đây cũng của Bộ này lại tạo ra sự băn khoăn. Báo GĐ&XH xin đăng tải bài viết của BS Trần Văn Phúc (Bệnh viện Xanh Pôn- Hà Nội) về vấn đề này. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Đối với nhiều người đi tìm kiếm cho mình một sự nghiệp thì việc trở thành bác sĩ là ước mơ của cả cuộc đời. Còn với nhiều bệnh nhân, nếu tìm được bác sĩ giỏi có thể sẽ giúp họ thay đổi cuộc sống chỉ trong tích tắc. Là một bác sĩ, nếu cho tôi quay trở lại thời học sinh, tôi sẽ không theo học y khoa tại Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Là một người bệnh, nếu biết trước, tôi sẽ không chọn một bác sĩ tốt nghiệp ở trường này để chữa bệnh cho mình.
Năm 10 tuổi, tôi bị một trận ốm "thập tử nhất sinh"! Bố tôi đã đi tìm một bác sĩ cầu xin ông cứu tôi. Người đó đã yêu cầu bố tôi làm mướn không công ba tháng với lời hứa hẹn sau đó sẽ tiêm miễn phí thuốc "xít tép" vào mông tôi đúng ba tháng. Bố tôi chỉ đủ sức theo làm hai tháng thì phải bỏ về để kiếm tiền nuôi con. Ông bác sĩ cũng chẳng đoái hoài gì đến tôi đang trong cảnh da bọc xương.
Khi đã là bác sĩ, tôi mới hiểu ngày đó mình bị viêm gan virus A trên nền suy dinh dưỡng nặng. Thần chết đã tha mạng cho tôi, nhưng điều may mắn nhất là ông bác sĩ đã từ chối tiêm thuốc "xít tép" vào mông. Chứ nếu ông giữ đúng lời hứa thì tôi sẽ chẳng thể sống được đến hôm nay để viết những dòng này!
Ông bác sĩ ấy đã tốt nghiệp hệ chuyên tu ở một trường vừa mới được phép đào tạo bác sĩ y khoa. Thế hệ ông có không ít bác sĩ chỉ biết tiêm thuốc "xít tép" vào mông để "chữa bách bệnh". Cho nên khi nghe tin Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội - một cơ sở đào tạo đa ngành không chuyên về y khoa, lại được Bộ GD&ĐT cấp phép đào tạo y khoa ở bậc đại học thì tôi cảm thấy có nhiều điều không ổn.
Điều không ổn đầu tiên, đó là Trường ĐH Công nghệ và kinh doanh Hà Nội rất khó để có được môi trường đào tạo y khoa thật sự tốt. Môi trường đào tạo y khoa không chỉ là giảng đường, là thư viện, là labo xét nghiệm, là bệnh viện thực hành; mà còn là phong trào học tập của sinh viên.
Hãy thử đến khuôn viên Trường ĐH Y Hà Nội vào những ngày nghỉ mà không phải kì thi sẽ thấy ngay sự khác biệt so với các trường khác. Rất khó để tìm thấy một cặp đôi yêu nhau ngồi tâm sự, mà thay vào đó là hình ảnh các sinh viên tranh thủ ngồi học dưới chân cột đèn, là những nhóm nhỏ sinh viên ngồi truy bài, bất kể chỗ nào có ánh sáng các em đều tận dụng. Thời gian với sinh viên trường y quý hơn vàng, không quá khi nói các em tiết kiệm đến từng phút, để mất 30 phút thời giờ lãng phí thì với nhiều em là cả một vấn đề. Và trong môi trường ấy, em nào lười học sẽ trở thành bất thường, sẽ tự mình đào thải. Ngược lại, với các trường đại học khác, sinh viên chỉ lao đầu vào học khi kì thi đến, em nào chăm chỉ quá sẽ trở thành bất thường.
Điều không ổn thứ hai, đó là số lượng đội ngũ giáo viên. Với chỉ tiêu vài chục sinh viên mỗi khóa, lại là cơ sở đào tạo ngoài công lập phải hạch toán kinh doanh, thì nhà trường sẽ có bao nhiêu giáo viên? Thời tôi đi học ĐH Y Hà Nội, mỗi khóa có từ 120 đến 250 sinh viên, vậy mà nhà trường có tới gần 1.500 giáo viên chính thức, chưa kể đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng là những bác sĩ ở các bệnh viện cũng nhiều vô kể.
Tại sao giáo dục y khoa lại cần nhiều giáo viên đến vậy? Xin thưa, đào tạo y khoa giống như một cuốn sách khổng lồ, mà mỗi người thầy chỉ là một trang trong cuốn sách đó. Thực tế có thầy là bác sĩ rất giỏi, nhưng khi đứng trên bục giảng lí thuyết chỉ giảng đúng một bài. Vậy với đội ngũ giáo viên vài chục người, thì không khó để nhận ra sinh viên chỉ học được có vài chục trang sách mà thôi. Sinh viên y khoa có cần mẫn nghiên cứu sách vở cả năm, cũng không thể bằng có thầy giỏi hướng dẫn chỉ một giờ.
Điều không ổn thứ ba, đó là chất lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt nhấn mạnh là giáo viên dạy thực hành lâm sàng. Thực tế ở thời điểm hiện tại, ngay cả những cơ sở đào tạo y khoa có uy tín như ĐH Y Hà Nội (chưa kể các trường khác như ĐH Y Thái Bình, ĐH Y Hải Phòng, ĐH Y Thái Nguyên…) thì vấn đề chất lượng giảng dạy lâm sàng đang là một thách thức không hề nhỏ. Người thầy khi giảng bài phải có sự kết hợp giữa hiểu biết khoa học và nghệ thuật thực hành khám chữa bệnh. Giáo viên tốt phải hội tụ đủ những yếu tố gồm: kiến thức chuyên môn tốt, khả năng nghiên cứu và lí luận, khả năng tạo ra môi trường học tập, kĩ năng giao tiếp tốt, nhiệt tình giảng dạy, chủ nghĩa nhân đạo, tính chuyên nghiệp, khả năng nhận thức về các vấn đề tác động xã hội.
Về chuyên môn, ở những cơ sở đào tạo chuyên y lớn, sẽ hội tụ được nhiều bác sĩ có kinh nghiệm, luôn biết cách phát triển những hiểu biết về khoa học cơ bản một cách sâu sắc, những trải nghiệm thực tiễn cho phép họ đúc rút để họ nhận ra những đặc điểm chung nhất của người bệnh; từ đó họ có được sự hiểu biết thấu đáo về người bệnh, biết được bản chất chính xác của từng triệu chứng để có thể hướng dẫn sinh viên một cách tốt nhất.
Điều không ổn thứ tư, cũng là hệ quả của việc thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng giảng viên, sẽ dẫn tới hiện tượng chú trọng đến lí thuyết trong khi thực hành không đảm bảo, thậm chí là lí thuyết hóa thực hành. Đào tạo y khoa mà chỉ chú ý đến lí thuyết, thì sẽ không thể tạo ra được những bác sĩ có tay nghề thực hành giỏi. Nếu chỉ học trên sách vở và giảng đường, dựa trên lí luận suy diễn, thì dù có sử dụng các phương phát lập luận quy nạp tiến bộ đến thế nào chăng nữa thì kiến thức cũng vẫn rất hạn chế, khả năng tiếp cận với tình trạng bệnh nhân luôn bị thu hẹp. Bởi vậy mà chương trình đào tạo y khoa tập trung 2 năm đầu cho các môn khoa học cơ bản, giáo dục tiền lâm sàng, từ năm thứ 3 trở đi sinh viên học chủ yếu ở bên giường bệnh. Trong thực tế, những bệnh viện đủ điều kiện cho sinh viên thực tập không nhiều, số lượng thầy giảng lại ít trong khi số sinh viên quá đông, nên không thiếu hình ảnh những áo trắng "vật vờ"ngoài hành lang. Để các em đỡ lang thang, thỉnh thoảng các thầy "lôi" vài chục em sinh viên vào giường bệnh để giảng lại lí thuyết.
"Ở một cơ sở không chuyên về đào tạo y khoa, với vài chục sinh viên cùng vài chục giảng viên thì dù có giảng đường rất rộng, có đủ các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy hiện đại, có labo đầy đủ, nhưng khoảng cách giữa những gì đang có và những gì cần phải có, thực tế vẫn đang tồn tại khá xa nhau. Không khó để đoán định ra rằng, với Trường ĐH Công nghệ và kinh doanh Hà Nội mới được Bộ GD&ĐT cấp phép cho đào tạo ngành y, dược, thì khoảng cách ấy đủ nhấn chìm mọi nỗ lực của cả thầy và trò...".
BS Trần Văn Phúc
BS Trần Văn Phúc/Báo Gia đình & Xã hội
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 18 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.