Quảng Bình: Băng rừng vượt suối tìm học trò sau kỳ nghỉ dịch COVID-19
GiadinhNet - Sau kỳ nghỉ do dịch COVID-19, những giáo viên cắm bản tại Quảng Bình đang tất bật với công tác chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học. Để đảm bảo học sinh đi học đầy đủ, họ phải băng rừng, vượt suối để vào tận bản, làm công việc quá đỗi quen thuộc là đến từng nhà để thông báo, vận động và đón trò trở lại trường.

Giáo viên thường xuyên đến tận nhà thông báo, vận động học sinh đi học trở lại. Ảnh: M.Thùy
Theo chân giáo viên "cắm bản"
Những ngày cuối tháng 4, PV Báo Gia đình & Xã hội được đến những điểm trường xa xôi tại vùng núi tỉnh Quảng Bình cùng các giáo viên "cắm bản" đi vận động học sinh để hiểu hơn những khó khăn, thách thức mà các giáo viên "cắm bản" đã nỗ lực vượt qua để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình. Họ đã dành tình yêu thương bao la và quên đi tuổi thanh xuân của bản thân hy sinh cho những đứa trẻ ở miền sơn cước, mong muốn con chữ sẽ đến với các làng, bản nghèo, dân trí được nâng cao.
Đến hẹn lại lên, các thầy cô tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa nằm trên địa bàn xã biên giới nghèo Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa cùng nhau băng rừng vượt suối vào bản để thông báo, vận động và đón học trò đến trường. "Sau khi có thông báo của Sở GD&ĐT về việc triển khai cho học sinh trở lại học, trường đã phân công cho các giáo viên vào bản tới nhà các em học sinh để thông báo, vận động các em đi học trở lại. Theo báo cáo thì không có trường hợp nào bỏ học đi làm xa, còn đi vào rừng theo bố, mẹ thì nhiều", thầy Trần Trọng Lam, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa chia sẻ.
Thầy Lam cho biết, toàn xã Trọng Hóa có tất cả 15 điểm trường, riêng khu vực Trọng Hóa 2 có 8 điểm trường với 527 em học sinh, đa số các em là người dân tộc thiểu số. Vì cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn nên việc học tập của con chưa được phụ huynh quan tâm. Một số học sinh "bữa đi, bữa bỏ" nên giáo viên ngoài giờ dạy trên lớp còn kiêm thêm việc đến nhà vận động các em đến lớp.

Phải nhiều lần đến tìm, giáo viên mới gặp được học sinh và phụ huynh vì họ thường vắng nhà lên rẫy.
Chúng tôi theo chân giáo viên đến bản Si. Cả bản chỉ còn lác đác mấy người, hầu hết các căn nhà trong bản đều "cửa đóng, then cài". Cô Cao Thị Hoàng, giáo viên "cắm bản" tại bản Si cho biết, may mắn thì mới gặp được học sinh và phụ huynh ở nhà vì các em thường xuyên theo cha mẹ đi rẫy; một số khác vào rừng khai thác lâm sản. Vì vậy, các giáo viên thường tới bản vào lúc chiều muộn, thời điểm dễ gặp phụ huynh và học sinh nhất.
Sau khi được thông báo, toàn bộ học sinh hứa sẽ đến trường, nhưng để chắc chắn học sinh sẽ trở lại lớp đầy đủ, các giáo viên phải thường xuyên tới để trò chuyện, vận động học trò lẫn phụ huynh vì theo kinh nghiệm thì không phải học sinh nào cũng tới lớp như đã hứa. "May mắn khi các em đã có ý thức học tập hơn trước, trong đợt dịch COVID-19, giáo viên thường in bài tập về nhà, các em đã làm và nộp lại khá đầy đủ. Còn việc đi học trở lại, chúng tôi đã thông báo, nhưng để chắc chắn các em sẽ trở lại lớp, chúng tôi phải thường xuyên đến nhà vận động", cô Hoàng cho biết.

Nhiều học sinh vào rừng khai thác lâm sản nên giáo viên phải lặn lội đi tìm.
Nói về khó khăn của những vui buồn của người giáo viên khi "cắm bản", cô Hoàng cho biết: "Ở đây, mặc dù điều kiện học tập và sinh hoạt còn nhiều khó khăn nhưng cũng nhờ vậy mà cô, trò có rất nhiều kỷ niệm đẹp. Ngoài ra, các cô thầy cũng luôn động viên các em tuyệt đối không được bỏ học đi vào làm thuê, làm mướn vì các em chưa trong độ tuổi lao động".
Niềm vui khi trò trở lại trường

Để vào bản, các giáo viên phải qua nhiều con suối và dốc núi.
Tại 4 điểm trường của Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Lâm Hóa (thuộc địa bàn xã miền núi Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa), 36 giáo viên cũng đang chia nhau đến từng nhà, vào tận rẫy để thông báo các em đi học trở lại.
Thầy Nguyễn Hữu Tâm, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Lâm Hóa cho biết, việc giáo viên phải vào tận bản để vận động và đón trò đến trường là quá đỗi quen thuộc với các giáo viên cắm bản ở đây. Hy hữu có trường hợp giáo viên phải vào tận miền Nam để đưa học sinh đi làm trở về đến lớp. "Tuy công tác vận động các em gặp nhiều khó khăn, một số ít học sinh còn ngại việc đến lớp và hay đi vào nương rẫy cùng bố mẹ. Nhưng với nỗ lực của cán bộ, giáo viên, hầu hết các em đã hứa sẽ đến trường. Một số em ở xa các điểm trường có xe đạp nhưng bị hư hỏng cũng được thuê thợ sửa, hoặc được các thầy cô mua linh kiện rồi sửa giúp", thầy Tâm cho biết.
Quên đi sự vất vả của bản thân, niềm vui lớn nhất đối với những giáo viên "cắm bản" là nhìn thấy học sinh của mình đến lớp đầy đủ. Họ hy vọng "con chữ" sẽ đến với những học trò nghèo nơi núi rừng để các em có tương lai tươi sáng hơn.
Hùng Trần - Minh Thùy

Vụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm: Công an thông tin bất ngờ về việc mời người livestream lên làm việc
Pháp luật - 34 phút trướcTrước đó, cơ quan chức năng đã mời N.B.H. (15 tuổi, ở thị trấn Hà Lam) lên làm việc vì có hành vi livestream phát tán thông tin không đúng sự thật về vụ mẹ giết con ở Quảng Nam.

Thấy 'bạn nghiện' tử vong vì sốc thuốc, nhóm người mang thi thể bỏ trên đê ở Hà Nội
Pháp luật - 48 phút trướcGĐXH - Thấy bạn tử vong vì sốc thuốc, nhóm đối tượng đã bàn nhau mang thi thể người này bỏ trên đê Tráng Việt (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) hòng xoá dấu vết.

Chuyện những đứa trẻ bị 'bỏ rơi' Thánh An (kỳ 1): Pháo đài yêu thương giữa giông bão cuộc đời
Đời sống - 53 phút trướcGĐXH - Mấy chục năm qua, cô nhi viện Thánh An nằm trong quần thể tòa thánh Bùi Chu (huyện Xuân Trường, Nam Định), vẫn ngày ngày thu nhận, nuôi dưỡng những trẻ em khuyết tật, bị bỏ rơi,... nơi đây như một "ốc đảo" ấm áp, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy mái nhà thứ hai.

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục đã lừa dối bao nhiêu khách hàng?
Pháp luật - 2 giờ trướcBộ Công an xác định Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục cùng các đồng phạm đã bán 135.325 hộp kẹo rau củ Kera cho hơn 30.000 khách hàng, thu trên 17 tỉ đồng

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.

Quy định người lao động được nghỉ làm việc trong Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có từ năm nào?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Người lao động được nghỉ làm việc vào Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ năm 2007.

Ngày sinh Âm lịch của người biết kiếm tiền, có cuộc đời dư dả
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này hội tụ đầy đủ các yếu tố để đạt được các tham vọng mình mong muốn, kinh doanh phát tài, kiếm được nhiều tiền nhờ cạnh tranh khốc liệt.

3 con giáp sau kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đón nhận nhiều tin vui, tài lộc rực rỡ
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, đây là 3 con giáp may mắn theo dự báo tử vi tuần mới từ 7/4 - 13/4. Sau ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, các con giáp đón nhận nhiều tin vui, tài lộc rực rỡ.

Nam Định: Tạm giữ đối tượng đốt pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Treo 2 quả pháo cối tự chế lên cây và đốt với mục đích gây mất an ninh, trật tự tại khu vực Cồn Xanh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, một đối tượng bị cơ quan công an bắt giữ.

Khởi tố kẻ xâm hại tình dục nhiều trẻ em tại một ngôi chùa ở Đà Lạt
Pháp luật - 4 giờ trướcNguyễn Đắt Vũ bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi xâm hại tình dục 7 trẻ em tại một ngôi chùa ở phường 6, TP Đà Lạt.

Điều kỳ lạ về tuổi thọ 300 - 400 năm của các vua Hùng
Đời sốngTheo truyền thuyết, các vua Hùng có tuổi thọ dao động trong khoảng từ 300 đến 400 năm, có vị vua còn được ghi nhận sống tới 420 năm.