Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quảng Ninh: Chuyện buồn ở một xã nghèo

Thứ năm, 07:00 06/04/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Phía sau một Quảng Ninh phồn hoa phát triển, bao năm nay xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu vẫn nép mình, quẩn quanh với nghèo đói, thiếu thốn. Điều đáng nói là, trong nhiều năm qua, dù nhà nước đã quan tâm, triển khai nhiều chương trình đầu tư, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế nhưng người dân Đồng Văn vẫn chưa “bứt” lên được.

Vùng đất Đồng Văn không có gì để phát triển kinh tế ngoài đất đai cằn cỗi. Ảnh: PB
Vùng đất Đồng Văn không có gì để phát triển kinh tế ngoài đất đai cằn cỗi. Ảnh: PB

Chỉ mong được ăn… no

Nhiều lần công tác ở Quảng Ninh, ấn tượng trong chúng tôi đây là một tỉnh năng động với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ít nơi nào sánh được. Và đương nhiên, suy nghĩ rằng người dân sống no đủ cũng luôn thường trực trong chúng tôi. Nhưng lần này thì khác, trong chuyến công tác về huyện Bình Liêu, chúng tôi bất ngờ khi nghe người bạn đồng nghiệp dẫn đường chia sẻ: “Gần chục năm làm báo ở Quảng Ninh, tôi chưa bao giờ nghĩ tới ở đây lại có xã nghèo quay, nghèo quắt như ở xã Đồng Văn”.

Chiếc xe máy chuyên dụng đã được cải tiến cho phù hợp với địa hình đường đá trộn lổm cổm lẫn với bùn đất nhão nhoét. Đến bản Phạt Chỉ, nơi cách trung tâm xã khoảng 12 km, qua 7 cột mốc biên giới nhưng chúng tôi phải vật lộn hơn 2 giờ đồng hồ. Khi chiếc xe dừng hẳn ở nơi được coi là trung tâm “phát triển nhất” của xã Đồng Văn, hiện ra trước mắt chúng tôi trong sương sớm mờ ảo là vài ngôi nhà đổ mái bằng thấp le te. Nhìn ra xa, chỉ thấy một số nhà trình tường (làm bằng đất) trong màn sương mờ ảo. “Để xe ở đây, mình thuê xe chuyên dụng của người dân để đi vào bản”, ông bạn đồng nghiệp nói như hét để át đi tiếng gió rít lạnh căm của đợt áp thấp tăng cường. Tạt vào ngôi nhà nhỏ nằm bên sườn đồi, chúng tôi đẩy cửa đi vào, thấy nơi góc nhà, ông Tằng Dảu Dồng nằm co ro thở khó nhọc, hướng đôi mắt đỏ ngầu nhìn khách vẻ ngạc nhiên. Sau phút ngỡ ngàng, ông gạt chăn, liêu xiêu đứng dậy, mời khách ngồi vào bàn uống nước, vẻ ái ngại: “Các anh thông cảm ngồi tạm, để tôi tìm cốc đi rửa và nấu nước sôi uống cho ấm bụng”. Trong lúc ông Dồng đun nước, chúng tôi cố quan sát mà không thấy bất kỳ một vật dụng gì có giá trị ngoài bộ bàn ghế ọp ẹp, rêu mốc, kêu cót két chực gãy gập. Vài ba phút sau, không thấy nước đâu, ông Dồng lại lấy chai rượu, rót ra mời khách để “uống cho ấm bụng”.

“Vợ mất đã lâu, tôi giờ sức khỏe yếu không thể làm được việc nặng. Tôi ở với vợ chồng thằng Lềnh và 4 đứa cháu. Thằng Lềnh nó đi rừng từ sáng, vợ nó đi làm thuê ở Trung Quốc mấy hôm nay chưa về, 4 đứa nhỏ cũng nghỉ học đã lâu chắc đi loanh quanh trong vùng làm thuê, kiếm tiền. Nói thật, giờ chúng tôi chỉ mong được ăn no thôi”, ông Dồng tâm sự.

Cũng theo ông Dồng, gia đình ông có 2 lao ruộng (mỗi lao 1.200m2) dùng để trồng lúa, trồng ngô. Đây là nguồn lương thực chính nuôi sống cả gia đình với 7 nhân khẩu. Ngoài vụ mùa, Tằng Dảu Lềnh, con trai của ông Dồng đi rừng kiếm măng, bắt ếch, tìm ong, hái củi hoặc đi chặt keo thuê với số tiền, một hai trăm nghìn. Vợ Lềnh, mấy năm nay thường theo người dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê, có khi đi mấy tháng mới về, tiền kiếm được cũng chẳng được là bao. Bốn đứa con Lềnh, không đứa nào học qua được cấp 1, cũng theo bố vào rừng, hoặc kiếm việc làm thêm loanh quanh nhưng gia đình chẳng để ra được chút tiền nào.

Nhắc đến ông Dồng, thế hệ tiếp là Lềnh và con cái, như nhắc đến “truyền thống” của bản Phạt Chỉ: “Bản 3 nhất”. “3 nhất nghĩa là xa nhất, cao nhất và nghèo nhất đấy. Với người dân nơi đây, được ăn no là hạnh phúc lắm rồi, còn mơ đâu đến lắp điện, mua đồ điện tử hay những phương tiện giao thông và các tiện nghi khác”, ông bạn đồng nghiệp của chúng tôi nói. Ông Lý Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Đồng Văn cho biết: “Bản Phạt Chỉ có 31 hộ đều là người Dao, nhưng có đến 25 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo”.

“Cán bộ bảo bớt rượu để làm ăn”

Vùng đất Đồng Văn không có gì để phát triển kinh tế ngoài đất đai cằn cỗi. Ảnh: PB
Vùng đất Đồng Văn không có gì để phát triển kinh tế ngoài đất đai cằn cỗi. Ảnh: PB

Rời nhà ông Dồng, cách đó không xa là nhà của vợ chồng Chìu Quay Phốc. Năm nay Phốc 24 tuổi, có vợ và 1 con nhưng nhìn Phốc như già hơn cả chục tuổi. Cũng như các bạn cùng trang lứa, chưa học hết cấp 1, Phốc đã nghỉ học đi vào rừng kiếm ăn nên nói tiếng Kinh nghe vẫn còn lơ lớ. Phốc đã lấy vợ được mấy năm, ở với bố mẹ, nhưng do nhà chật, cuối năm trước mấy anh em trong gia đình vào rừng kiếm gỗ, tre về dựng tạm căn nhà cho vợ chồng Phốc ra ở riêng.

Đang trò chuyện, chúng tôi bất giác thấy ở góc nhà một đứa bé gầy nhỏ, ngơ ngác nhìn người lạ. “Đây là con em, cháu được hơn 3 tuổi, nếu hôm nay không mưa, em đi rừng thì cháu phải ở nhà một mình. Ở cái nơi đất đai cằn cỗi, đường sá khó đi, kiếm được bữa ăn là tốt, chẳng có thời gian mà chăm cho con cái. Nhiều lúc nhìn con cũng thương, nhưng bất lực vì chẳng biết làm gì để kiếm tiền, chẳng nhẽ bỏ xứ mà đi”, Phốc thở dài ngao ngán.

Ngồi trò chuyện với anh Dường A Tài, Trưởng bản Phạt Chỉ, chúng tôi nhắc lại câu chuyện ở bản này “ai ai cũng lo uống rượu mà quên làm việc”, A Tài cười ngượng ngùng. “Trước đây đúng là như vậy. Nói thật, cán bộ đến đây cũng muốn mời rượu lắm nhưng lãnh đạo huyện, tỉnh, các anh Bộ đội Biên phòng bảo bớt uống rượu đi để làm ăn”. Nói rồi, Dường A Tài dẫn chúng tôi ra xem căn nhà cũ mà gia đình mình đã ở mấy chục năm qua. Kế đó một căn nhà khang trang hai tầng đã được dựng lên, tuy nhiên, ở bản Phạt Chỉ nói chung và xã Đồng Văn nói riêng những gia đình có “điều kiện” như Tài chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và những căn nhà trình tường vẫn như luôn nhắc đến cái sự nghèo khó, lạc hậu của người dân nơi đây.

Nói đến rượu, ông bạn đồng nghiệp chúng tôi cho biết, ngày trước ở xã Đồng Văn, những vụ đánh nhau hay tai nạn giao thông do rượu gần như ngày nào cũng có. “Bây giờ, tuy “nạn uống rượu” đã giảm đi phần nào nhưng vẫn còn người uống rượu”, ông bạn đồng nghiệp cho biết.

Theo ông Lý Văn Bình, Chủ tịch xã thì Phạt Chỉ là một trong những điển hình về cái nghèo, cái đói ở Đồng Văn. Bởi lẽ, Đồng Văn có 9 thôn thì đến 8 thôn hiện đang nằm trong diện đặc biệt khó khăn. Nhiều chương trình, dự án đã được thực hiện nhằm thúc đẩy kinh tế nơi đây, nhưng bao năm, dường như hiệu quả đạt được còn quá khiêm tốn. “Nguyên nhân của cái đói, cái nghèo nơi đây đều xuất phát từ đặc thù miền núi địa hình bị chia cắt, mật độ dân cư thưa thớt nên việc đầu tư tập trung phát triển hạ tầng gặp nhiều khó khăn, một số hộ dân ở phân tán chưa có điện lưới. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều khó khăn, nên năng suất, sản lượng vật nuôi cây trồng rất thấp”.

Được biết, đầu năm 2017, huyện Bình Liêu đưa ra Đề án “Thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2017-2020” cùng mục tiêu đến hết năm 2019 sẽ đưa 8 thôn của xã Đồng Văn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn và hoàn thành Chương trình 135. Đây là lộ trình cần thiết nhưng xem ra với những khó khăn như hiện tại, việc hoàn thành mục tiêu trên là rất khó.

Phùng Bình - Ngô Hùng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Thời sự - 11 giờ trước

Theo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Top