Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quốc hội thảo luận về luật hôn nhân gia đình (sửa đổi): Đề phòng bất trắc do mang thai hộ

Thứ sáu, 10:40 15/11/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Đưa chế định “mang thai hộ” vào luật được xem là một chủ trương nhân đạo, được hầu hết đại biểu Quốc hội tán đồng. Tuy nhiên, đã có nhiều cảnh báo về rủi ro, những bất trắc mà luật và các văn bản dưới luật đi kèm cần kiểm soát, phòng ngừa chặt chẽ.

Quốc hội thảo luận về luật hôn nhân gia đình (sửa đổi): Đề phòng bất trắc do mang thai hộ 1
Đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi phát biểu tại buổi thảo luận tổ.  
Ảnh: Việt Nguyễn.
 
Nhu cầu có thật

Theo tờ trình về dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Việt Nam có tỷ lệ vô sinh trong cả nước khá cao, 7,7% (tương đương khoảng 700.000 - 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn trong cả nước). Báo cáo của Bộ Y tế đánh giá 8 năm thi hành Nghị định số 12/2003 về sinh con theo phương pháp khoa học thì hiện nay, nhu cầu mang thai hộ là có thật và khá phổ biến, nhưng do pháp luật cấm nên ngày càng có nhiều cặp vợ chồng phải ra nước ngoài để thực hiện trái phép việc mang thai hộ. Điều này gây khó khăn, tốn kém không chỉ cho các đương sự mà còn cho cả các cơ quan nhà nước trong việc quản lý về khai sinh, đăng ký hộ khẩu, hộ tịch và các vấn đề khác.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, cho phép mang thai hộ là một giải pháp mang tính nhân văn. Dĩ nhiên, dự thảo Luật đã quy định rõ, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại nhưng cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Ngoài ra, còn có các quy định rõ ràng và đầy đủ về điều kiện của người mang thai hộ; điều kiện của người nhờ mang thai hộ; hình thức pháp lý của việc mang thai hộ; quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên và nhiều vấn đề khác phát sinh từ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo...

Thực tế trên thế giới có nhiều nước, vùng lãnh thổ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng là một tham khảo tốt để Việt Nam lần đầu tiên đưa chế định này vào luật. Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, trong quá trình xây dựng dự thảo cũng có ý kiến cho rằng cần nghiêm cấm việc mang thai hộ với bất kỳ mục đích gì vì đây là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, có thể mang lại nhiều hậu quả xấu về mặt xã hội, mặt khác cũng không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

Thậm chí, tại báo cáo thẩm tra dự luật này, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội còn thông tin, trong 28 nước Liên minh châu Âu, chỉ có 3 nước cho phép mang thai hộ là Anh, Rumania và Hy Lạp; 6 nước không cấm là Bỉ, Ireland, Hà Lan, Ba Lan và Slovakia; 20 nước cấm. Tuy nhiên, số người ủng hộ vẫn nhiều hơn số người phản đối.

Tại buổi thảo luận tại tổ chiều 14/11, hầu hết đại biểu Quốc hội tán đồng quy định này.
 
Rủi ro cũng có thật
- Chế định “ly thân”: Nhiều đại biểu đã đề nghị xem lại mục đích cuối cùng khi đưa vấn đề này vào luật. Liệu việc tòa án công nhận ly thân có giúp làm giảm mâu thuẫn, xung đột gia đình hay không.

- Hôn nhân đồng tính: Đa số đại biểu tán đồng việc bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng Nhà nước cũng không thừa nhận hôn nhân giữa họ.

Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, với tiến bộ của y học trong nước có thể thực hiện được việc mang thai hộ, nếu pháp luật không điều chỉnh thì một bộ phận người dân có nhu cầu vẫn thực hiện, sẽ phát sinh nhiều hệ lụy trước mắt và lâu dài. Tán đồng với quan điểm này nhưng đại biểu Phạm Huy Hùng (đoàn Hà Nội) cho rằng, điều kiện để mang thai hộ còn quá khắt khe. “Những quy định như chỉ mang thai hộ một lần, phải nhờ người thân thích, người mang thai hộ phải từng sinh con… lại hạn chế rất nhiều chính sách nhân văn của Nhà nước. Trường hợp người cần nhờ mang thai hộ không có thân thích, hoặc có họ hàng nhưng chưa từng sinh con thì sao? Sẽ không thực hiện được để thỏa mãn mong ước của mình”, ông Hùng phân tích.

Đại biểu Phạm Huy Hùng cũng cảnh báo các vấn đề phức tạp nảy sinh: “Có nhiều trường hợp người mang thai hộ phát sinh tình cảm trong quá trình mang bầu rồi sau đó không muốn trao con cho người nhờ thì sẽ giải quyết thế nào? Nếu cặp vợ chồng nhờ người thân thích mang thai hộ rồi xảy ra chuyện đó thì không chỉ phát sinh tranh chấp về con cái mà còn về tình cảm vốn có giữa các bên… Ngoài ra, người phụ nữ thực hiện chức năng sinh đẻ không có nghĩa vụ phải chứng minh đứa con mình là mang thai hộ hay đẻ cho chính mình…”. Do đó, ông Hùng đề nghị phải có các chế tài cụ thể, xử phạt nếu vi phạm hợp đồng, cơ chế quản lý chặt chẽ…

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thanh (đoàn Hà Nội) cũng cho rằng cho phép mang thai hộ là rất nhân văn, song vô cùng phức tạp. “Chúng ta phải lường trước những chuyện như việc này làm ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ mang thai hộ, thậm chí là rủi ro tử vong; con sinh ra bị dị tật… Nên phải có tiêu chuẩn chặt chẽ về sức khỏe, đạo đức của người mang thai hộ, rồi nghĩa vụ gia đình đôi bên. Đứa trẻ sinh ra cần được có bố mẹ trong 6 tháng đầu, nhưng người nhờ mang thai hộ đòi trả con ngay mà người mang thai hộ không chấp nhận thì giải quyết thế nào?”, bà Thanh nói.

Đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi (Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn) nhìn nhận: “Ở góc độ giới và xã hội thì mang thai hộ và đẻ thuê đều có ý nghĩa nhân văn. Tuy nhiên, để mang thai hộ tránh bị thương mại hóa thì cần có các quy định chặt chẽ, hạn chế những vấn đề như trẻ sinh ra bị dị tật nên người nhờ không nhận con; người mang hộ không chịu giao con; nhờ một con nhưng lại sinh đôi, sinh ba”. Bà Ý Nhi tán thành chủ trương nhưng đề nghị cần có các quy định kỹ lưỡng hơn.
 
Việt Nguyễn
legiangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'

Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'

Pháp luật - 4 phút trước

Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ': Bộ GD&ĐT nói gì?

Các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ': Bộ GD&ĐT nói gì?

Giáo dục - 10 phút trước

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ' không có môn chính rà soát lại hoạt động tuyển sinh.

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Top