Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quyền sinh sản và tình dục của người khuyết tật (1): Nước mắt đắng

Thứ tư, 11:09 22/08/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Phần lớn các bậc cha mẹ có con khuyết tật đều cho rằng con mình không nên yêu đương, kết hôn thì vẫn tốt hơn.

Người khuyết tật cần được đối xử bình đẳng, tôn trọng. 
Tranh minh họa
 
“Mẹ anh ấy đã đồng ý, nhưng cô dì, chú bác không bằng lòng vì họ cho rằng gia đình ăn ở vô phúc nên có con trai khuyết tật rồi giờ lại thêm con dâu cũng khuyết tật nữa”- những giọt nước mắt đắng cay, đau khổ cứ chảy mãi trên khuôn mặt thanh tú của Ngọc Bích, 21 tuổi, ở Hà Nội. Khao khát được yêu, được làm vợ, làm mẹ dường như đang tuột khỏi tầm tay của người con gái vốn đã rất thiệt thòi này.
 
Hạnh phúc tuột khỏi  tầm tay

Sinh ra trong sự hân hoan của gia đình, cô bé Ngọc Bích được cha mẹ đặt cho cái tên như vẻ đẹp thiên thần. Hạnh phúc chẳng tày gang, hơn 3 tuổi, một trận sốt cao đã lấy đi sự vui tươi của Bích. Đôi chân teo dần lại khiến em không thể chạy nhảy, nô đùa như bao đứa trẻ khác. Sự nhạy cảm của bé gái đã khiến Bích ít nói hơn. Nỗi buồn càng nhân lên khi đi học, sự trêu chọc, coi thường, xa lánh của bạn bè và của nhiều người xung quanh đã ngăn cản Bích tiếp tục đến trường. Điều đáng buồn hơn là ngay cả trong gia đình mình, em cũng trở thành một nỗi xấu hổ của ông bà, nỗi tức giận của bố và nỗi day dứt của mẹ. Khuyết tật của em trở thành gánh nặng của gia đình, là cái cớ để ông bà nội và bố chê trách mẹ đã “không biết nuôi con thành người”.

Sinh ra là con người ai cũng có khao khát được yêu, được hạnh phúc. Nhưng những người khuyết tật nói chung và phụ nữ khuyết tật nói riêng gặp nhiều rào cản tâm lý về vấn đề sinh sản và tình dục. Bên cạnh sự thiếu ủng hộ của gia đình, chưa cảm thông của một số người thì chính quan niệm “không nên thể hiện tình yêu và ham muốn tình dục khi mình là người khuyết tật” đã khiến họ tự ti, mất đi nhiều cơ hội kiếm tìm hạnh phúc.


Rồi Bích cũng vượt qua từng ngày tháng khó nhọc bằng sự nhẫn nại và chăm chút xót xa của người mẹ. Cô được đi học thêu tại một xưởng thêu dành cho người khuyết tật. Tại đây, được quen và sống với những người đồng cảnh với mình, lại tự tay làm ra những sản phẩm để có thể tự kiếm sống, Bích thấy cuộc sống thật có ích. Niềm hạnh phúc càng nhân lên khi cô và người bạn trai cùng xưởng yêu nhau, quyết tâm nên vợ nên chồng. Bích tin rằng, với sự yêu thương, trợ giúp của cả hai gia đình, mình sẽ hạnh phúc như bất cứ người phụ nữ nào. Nhưng không ngờ, mối nhân duyên này vấp phải sự phản đối quyết liệt.

Mẹ Bích và mẹ của chàng trai kia đồng ý nhưng gia đình bên nhà trai phản đối vì con họ đã khuyết tật nay lấy một người vợ khuyết tật nữa về, chẳng may sinh ra một đứa con cũng như thế thì lại càng “vô phúc”. Bố của Bích thẳng thừng: “Ốc chẳng mang nổi mình ốc lại còn bày đặt yêu đương. Tao nuôi mày còn chưa xong, giờ cả con mày nữa chắc. Nếu con mày sinh ra không lành lặn, nhà thằng kia làm sao nó hầu cả hai đứa, rồi lại khổ chúng tao”.
 
Nặng trĩu mặc cảm

Thái độ của bố Bích cũng như phía gia đình người bạn trai chỉ là một trong những suy nghĩ và định kiến của chính các bậc cha mẹ đối với những đứa con khuyết tật của mình.

Bà Phương (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) lo lắng khi cô con gái bị mù bẩm sinh gần 30 tuổi nằng nặc đòi lấy chồng: “Mình sáng mắt làm vợ làm mẹ còn khổ thế này, nó lấy chồng dù là người bình thường liệu có hạnh phúc được không? Làm sao người ta chăm được nó như tôi, làm sao người ta chấp nhận một người vợ không nhìn thấy gì?”.  

Không ít người khuyết tật lớn lên cùng với những định kiến rằng mình khác biệt so với người khác vì mình là một NKT. Cho dù khuyết tật đó chỉ là nhỏ thôi nhưng họ vẫn coi nó là một sự khác biệt lớn. Đó là một sự mặc cảm ghê gớm về thân phận đối với người PNKT và càng mặc cảm hơn khi họ nghe thấy những câu nói kiểu như: “Nó không thể trở thành một người vợ, một người mẹ tốt được” từ chính cha mẹ mình...


Cùng hoàn cảnh như bà Phương, chị Chi (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng bối rối khi cô con gái khiếm thị của mình bước vào tuổi dậy thì. Trong lòng nặng nề vì chuyện mình sinh ra đứa con khuyết tật, chị càng thấy mệt mỏi và phiền phức hơn khi phải phục vụ con mỗi kỳ kinh nguyệt. Bức bách trong lòng, chị đã gọi điện đến tổng đài tư vấn với câu hỏi: “Làm thế nào để con tôi không có chu kỳ kinh nguyệt nữa?”. Giải thích cho việc tại sao muốn ngăn cản sự phát triển tự nhiên của con mình, chị Chi ngậm ngùi nói: “Đằng nào thì nó cũng không thể lấy chồng và không thể sinh con, nên “bị” như vậy không chỉ khổ nó còn khổ cả tôi”.

Phần lớn các bậc cha mẹ có con khuyết tật đều cho rằng con mình không nên yêu đương, kết hôn thì vẫn tốt hơn. Đối với những người khuyết tật (NKT) là nam, định kiến này đỡ nặng nề hơn vì nhiều gia đình cho rằng nếu con mình lấy được vợ là người không bị khuyết tật, gánh nặng chăm sóc con cái sẽ được chuyển qua người vợ. Còn nếu người vợ bị câm điếc hoặc khuyết tật vận động cũng còn đỡ hơn là lấy vợ bị mù. Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc các gia đình cho con kết hôn là “đành cho lấy vì nó cứ đòi lấy chồng (vợ)” nên hầu hết NKT không được trang bị kiến thức về sinh sản, tình dục. Họ thường tự mò mẫm hoặc tìm hiểu qua bạn bè, qua mạng, qua sách báo… nên vấn đề này càng khó khăn với họ hơn.

Theo một nghiên cứu tìm hiểu nhận thức về tình yêu, tình dục của phụ nữ khuyết tật (PNKT) được thực hiện năm 2006 tại Hà Nội của một nhóm nhà nghiên cứu: Nguyện vọng của tất cả PNKT là mong muốn được bố mẹ hiểu và chia sẻ nhiều hơn nữa về các vấn đề giới tính. Bà Nguyễn Hồng Hà – Giám đốc Dự án Trung tâm Sống độc lập Hà Nội - một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết: Phần lớn PNKT trong nghiên cứu này nói rằng bố mẹ hoặc những người thân trong gia đình rất ít chia sẻ với họ về những kiến thức mà một cô gái bước vào tuổi dậy thì cần chuẩn bị, ví dụ như cách vệ sinh phụ nữ hoặc những biến đổi sinh lý trên cơ thể người phụ nữ. Có chăng là họ tự biết những điều đó qua quan sát mẹ, các chị em gái của mình hoặc bạn bè cùng trang lứa chia sẻ với nhau. “Nhiều bậc cha mẹ có con khuyết tật đã không coi những cảm xúc về tình dục của con là một nhu cầu bình thường. Do đó, họ cũng bỏ qua việc cung cấp cho con những kiến thức về sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục”, bà Hồng Hà cho hay.  
 
(Còn tiếp)

* Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi
 
Hà Thư
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top