Quyết định sinh tử lúc nửa đêm cứu bệnh nhân cấm khẩu, liệt nửa người
GiadinhNet - Chỉ sau một cơn đau đầu, bà N.T.A, (67 tuổi ở TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) đã rơi vào tình trạng hôn mê, gọi không nghe thấy, hỏi không biết, liệt nửa người người, không nói được, xuất tiết đờm miệng họng..
Hơn 8 giờ 30 tối, bà T.A được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên. Các bác sĩ khẩn trương khám, khai thác tiền sử và được biết bệnh nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp từ nhiều năm nay. Trước khi nhập viện, gia đình đã sơ cứu, đánh cảm bằng phương pháp dân gian nhưng không hiệu quả.
Kể lại phút quyết định “sinh – tử” ấy, BSCKII Trần Hải Phong, Trưởng Khoa Cấp cứu - BVĐK tỉnh Điện Biên cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân vào cấp cứu nhận thấy tình trạng bệnh nhân đang ở mức nghiêm trọng, kíp trực đã nhanh chóng báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo Bệnh viện.

Vận chuyển bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên. Ảnh: TL
Ngay lập tức, BSCKII. Phạm Văn Mẫn, Giám đốc Bệnh viện đã chỉ đạo nhanh chóng lấy máu xét nghiệm, đồng thời điều trị kiểm soát đường máu, huyết áp và đưa bệnh nhân chụp CT scanner sọ não để đưa ra chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị cụ thể. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị đột quỵ não cấp (nhồi máu não).
Bệnh nhân ngay lập tức được đưa vào phòng theo dõi, chăm sóc đặc biệt. Dưới sự chủ trì của Giám đốc Phạm Văn Mẫn, BS Phong và BS Lường Văn Long, Trưởng Khoa Thần kinh được mời vào hội chẩn và quyết định ngay lập tức dùng thuốc tiêu sợi huyết để điều trị ngay trong khung giờ vàng (3 giờ đầu sau tai biến). .
Bệnh nhân T.A là trường hợp đầu tiên được BVĐK tỉnh Điện Biên áp dụng kỹ thuật tiêu sợi huyết trong điều trị đột quỵ nên gia đình người bệnh không khỏi hoài nghi. Các bác sĩ đã phân tích, giải thích cho người nhà bệnh nhân hiểu và tin tưởng hợp tác với Bệnh viện, chấp thuận điều trị bằng kỹ thuật mới.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thăm hỏi bệnh nhân chờ khám tại BVĐK tỉnh Điện Biên.
Khi những giọt thuốc đầu tiên sau khi được tính toán kỹ càng từng mililit, microgam, được tiêm vào cơ thể người bệnh, cũng là lúc kim đồng hồ chỉ 22 giờ 30 phút. Có nghĩa là chưa đầy 2 tiếng đồng hồ sau khi bệnh nhân nhập viện, bệnh nhân T.A đã được cứu sống bằng phương pháp lần đầu viện thực hiện.
Nhưng tiêm vào được rồi chưa đủ, các bác sĩ đã theo dõi sát từng nhịp thở, nhịp tim của bệnh nhân. 3 tiếng, 6 tiếng trôi qua… Dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân bắt đầu cải theienj rõ rệt. Ngón tay, ngón chân của người bệnh đã cử động và 36 giờ sau, sự phục hồi vận động của người bệnh đã đạt được 70 - 80%. Sau 3 ngày bệnh nhân đã tự nhấc được chân, tay lên khỏi mặt giường. Sau 2 tuần điều trị tại Khoa Cấp cứu, bệnh nhân được xuất viện trong sự vui mừng của gia đình và tập thể y, bác sỹ bệnh viện.
Đây là một trong những bệnh nhân được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cứu sống, không để lại di chứng nhờ được chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên. Trước đó, cách đây không lâu, viện này cũng cấp cứu thành công, trường hợp sản phụ suy hô hấp do bị tắc mạch ối.
Bệnh nhân được chẩn đoán có dấu hiệu ối non nên chỉ định mổ lấy thai. Tuy nhiên, khi đang thực hiện sát khuẩn để tiến hành gây tê tủy sống, bệnh nhân đau bụng, tím tái, phát hiện bệnh nhân biến chứng tắc mạch ối sản khoa nên toàn bộ kíp mổ đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp cấp cứu khẩn cấp.
Ngay lâp tức, Ban Giám đốc Bệnh viện đã kịp thời có mặt tiến hành hội chẩn từ xa kết hợp với các Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Việt-Đức, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)... và quyết định: Mổ lấy thai nhi, cắt một phần tử cung nhằm cầm máu cứu sản phụ lúc này đã có dấu hiệu ngừng tim, rối loạn đông máu, vết mổ và các vết tiêm đều chảy máu. Đây là trường hợp tai biến xảy ra khi đang trong phòng mổ, nên các biện pháp cấp cứu được tiến hành ngay và kịp thời.
Sau gần 5 giờ nỗ lực hết mình của kíp mổ, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, bé trai nặng 3,8 kg ra đời an toàn. Trong quá trình cấp cứu, bệnh nhân đã được tiếp 20 đơn vị huyết tương tươi - tương đương 40 đơn vị máu.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên là một trong những cơ sở được nhận sự hỗ trợ rất sớm từ Đề án 1816 của Bộ Y tế. Từ năm 2008 đến nay, sau 10 năm triển khai thực hiện Đề án, được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo sát sao của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Bệnh viện đã nhận được hỗ trợ của của các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành tuyến trung ương với 71 đợt cán bộ trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tại bệnh viện với tổng số 21 lĩnh vực chuyên môn.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên cũng đã được phê duyệt trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện K.
Qua triển khai thực hiện Đề án, Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên đã từng bước phát triển các kỹ thuật chuyên môn của đơn vị, đồng thời hỗ trợ cho các đơn vị tuyến dưới nâng cao năng lực chất lượng khám chữa bệnh.

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát, diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động phòng chống
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Theo Bộ Y tế, hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống. Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của ngành Y tế và các cấp chính quyền, để phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân phòng bệnh sốt xuất huyết
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu chúng ta không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Sáng 28/5, nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 đang đến gần, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm, tặng quà và động viên các bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nội Nhi, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Người mắc COVID-19 hiện nay có cần phải điều trị cách ly không?
Y tế - 20 giờ trướcDịch COVID-19 có xu hướng gia tăng trở lại, với các chủng mới, các ca trong cộng đồng tăng lên, nhiều người dân cũng băn khoăn việc cách ly người bệnh COVID-19 khi bệnh này đã được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Chuyên gia Bệnh viện Trung ương quân đội 108 trực tiếp về hỗ trợ về xạ trị tại Hà Tĩnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcCác y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh (BVĐK tỉnh) đã được các chuyên gia xạ trị của Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Bệnh viện 108) trực tiếp về hỗ trợ các kỹ thuật chuyên sâu trong xạ trị đầu - mặt - cổ, thực quản, vú và trực tràng.

Bé gái 8 tuổi bị cửa cuốn lên cao làm ngừng tim
Y tế - 1 ngày trướcBé gái có sở thích đu lên cửa cuốn và bất ngờ bị cuốn lên cao dẫn tới đa chấn thương, ngừng tim, ngừng thở phải đi cấp cứu ngay trong đêm.

Tìm lại nụ cười, hành trình nhân văn cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Không chỉ là những ca phẫu thuật chỉnh hình, chương trình miễn phí dành cho trẻ mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng tại Bệnh viện E còn là hành trình thắp lại niềm tin, trả lại nụ cười và hy vọng cho hàng trăm gia đình trên khắp mọi miền đất nước.

Hà Nội: gia tăng số ca mắc COVID-19, người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa
Y tế - 2 ngày trướcThông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 16/5 đến ngày 23/5), toàn TP ghi nhận 5 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 179 trường hợp mắc sởi. Đặc biệt, Hà Nội ghi nhận 155 trường hợp mắc COVID-19, 0 ca tử vong.

Lý do trường hợp mắc COVID-19 ở Đắk Nông phải lọc máu, thở máy
Y tế - 4 ngày trướcCOVID-19 hiện chưa có biến thể đột biến gene, ở nước ta, COVID-19 đang được định danh bệnh nhóm B (giống bệnh cúm thường). Trường hợp mắc COVID-19 thở máy ở Đắk Nông là người bệnh có nhiều bệnh nền...

Số hóa y tế ở miền núi: Hướng đi khó nhưng là việc phải làm vì người bệnh
Sống khỏe - 5 ngày trướcĐiều bất ngờ giữa núi rừng miền núi phía Bắc, không chỉ ở bệnh viện tuyến tỉnh, chuyển đổi số y tế tại Yên Bái đang lan tỏa đến tuyến cơ sở, mở ra hướng đi mới cho các địa phương.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tếGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.