Đó là Phạm Khánh Vy, sinh năm 2010, đang sống cùng bà ngoại và 2 em ở một con ngõ nhỏ gần chợ Phùng Khoang, thuộc phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vy và cậu em trai tên Quân bị bố mẹ bỏ rơi từ nhỏ. Bà Ly là người nuôi 2 đứa trẻ cùng với một đứa cháu ngoại khác mắc hội chứng Down.
"Năm nào đến ngày khai giảng, nó cũng hỏi 'sao bà chưa xin cho con đi học?".
Bà Ly năm nay đã 67 tuổi, chẳng biết làm gì hơn ngoài việc đùm bọc 3 đứa cháu khi cả 2 cô con gái thẳng tay vứt con cho bà và biến mất không tăm tích nhiều năm nay. Nghèo, già cả, không biết thông tin, bà Ly nghe người ta nói "cho trẻ con đi học tốn kém lắm". Bà làm gì có vài triệu đồng trong tay để nộp cho các cháu mỗi đầu năm học. Cũng vì nghĩ thế mà cô bé Vy đã trải qua 5 mùa khai giảng không được đến trường.
Sau khi hoàn cảnh của 4 bà cháu bà Ly được báo VietNamNet đưa tin, ngay lập tức UBND phường Trung Văn đã vào cuộc. "Các cô chú ấy xuống tận nhà hỏi thăm rồi làm thủ tục giấy tờ cho tôi, chứ tôi nào có biết gì. Cả 3 đứa bây giờ đều đã có giấy khai sinh. Con bé Vy được đi học lớp 1. Thằng cu Quân cũng được vào mẫu giáo từ hồi tháng 6. Còn con bé mắc bệnh Down thì được phường giới thiệu sang một trung tâm bảo trợ xã hội ở huyện Quốc Oai (Hà Nội)".
Bây giờ, ban ngày, bà Ly đã rảnh rang hơn để đi dọn dẹp nhà cửa cho người ta kiếm đồng ra đồng vào nuôi 2 đứa cháu. Hai đứa khôn ngoan hơn cũng đã được đi học như con nhà người ta. Niềm mơ ước của bà bao năm nay chỉ có vậy.
Bà kể, mới đây, nhiều người tốt đã tới tặng quà cho Vy. Người thì tặng xe đạp, người tặng cặp xách, người cho đồ dùng học tập. "Chỉ còn bữa ăn bán trú cho 2 đứa thì theo quy định, gia đình vẫn phải đóng góp. Nhưng hôm trước, cô Thuỷ hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Văn có đến thăm nhà và hứa sẽ nuôi cháu bữa ăn trưa. Tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết cảm ơn vô cùng tấm lòng của các thầy cô, chính quyền đã quan tâm tới bà cháu tôi".
|
"Con mới biết chữ cái, chưa biết đánh vần nhiều". |
|
10 năm nay, Vy thức dậy, ăn rồi lại ngủ tiếp. Thói quen khó nhất những ngày này là rèn thói quen thức dậy lúc 6h30 phút sáng. |
|
Sáng ngày 5/9, Vy thức dậy lúc 6 giờ sáng để chuẩn bị dự lễ khai giảng đầu tiên trong đời đi học. |
|
Em Quân cũng phải dậy sớm hơn thường ngày để tham gia lễ khai giảng ở trường mầm non. |
|
Cô bé 10 tuổi chưa quen với việc phải chải tóc, mặc đồng phục mỗi ngày. |
|
Hai chị em ăn sáng trước khi tới trường. |
|
Cậu bé Quân cười suốt khi thấy người lạ. |
|
Đôi dép hồng - quà tặng của một người tốt cho Vy. |
|
Chiếc xe đạp mới này cũng là tấm lòng của một người lạ. |
|
Thời gian đầu, bà ngoại sẽ đưa 2 chị em tới trường. |
|
Bà bận dự lễ khai giảng cùng em Quân, Vy rụt rè bước vào cổng trường. |
|
Giống như tất cả ngôi trường khác, Trường Tiểu học Trung Văn thực hiện đúng các quy định an toàn phòng chống dịch bệnh. |
|
Tập trung trên lớp cùng các bạn trước khi xuống sân trường. |
|
Cô Giang Thanh Thuỷ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Văn cho biết, trường tiếp nhận không ít các trường hợp đặc biệt, nhưng hoàn cảnh của Khánh Vy là chưa từng có. |
|
"Tất cả các chi phí học tập, các khoản đóng góp trong suốt quá trình Vy học tập tại trường, chúng tôi sẽ lo hết cho con" - vị hiệu trưởng hứa trong ngày khai giảng. |
|
Cô giáo chủ nghiệm lớp 1G Nguyễn Thị Bích Ngọc dắt tay 2 học sinh xuống sân trường. |
|
Các cô giáo cho biết, Khánh Vy là cô bé ngoan ngoãn và nhanh nhẹn. |
|
Lễ khai giảng bắt đầu lúc 7h30 phút. |
|
Lần đầu tiên Vy được nghe bài Quốc ca ở trường. |
|
Đại diện nhà trường đọc thư chúc mừng của Chủ tịch nước. |
|
Cô hiệu trưởng Giang Thanh Thuỷ đánh trống khai giảng, báo hiệu năm học mới bắt đầu. |
|
Sau 20 phút phần lễ, học sinh được tập trung trên lớp để nghe cô chủ nhiệm dặn dò. |
|
Dù hơn các bạn 5 tuổi nhưng không cao lớn hơn nhiều bạn, Khánh Vy được xếp ngồi ở bàn thứ 2. |
|
Phần văn nghệ khuấy động không khí |
|
Trước đó, Vy đã mạnh dạn xung phong làm lớp trưởng. |
|
Cô bé 10 tuổi sẵn sàng cho năm học mới. |
Theo Vietnamnet