Rửa tay, cách phòng bệnh tiết kiệm mà hay
GiadinhNet - Trong bối cảnh dịch bệnh bủa vây như hiện nay, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn được hầu hết chuyên gia y tế đồng ý là phương thức phòng bệnh hữu hiệu và tiết kiệm nhất.
Trong số 3 loại bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra (sốt xuất huyết, tay chân miệng và hô hấp), hiện đang uy hiếp trẻ em trên cả nước, có 2 loại bệnh (tay chân miệng và hô hấp) có thể phòng tránh nếu trẻ và người chăm sóc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, theo các chuyên gia BV Nhi Đồng 1.
Phòng ngừa hữu hiệu
Liên quan đến bệnh tay chân miệng, BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1 dẫn số liệu ước tính tại khoa cho thấy số bệnh nhi nhập viện điều trị tăng đều hàng tuần, mỗi tuần tăng 20-30 trẻ so với tuần trước đó. Vị bác sĩ trưởng khoa cũng cảnh báo từ nay đến cao điểm dịch bệnh tay chân miệng (tháng 10) theo quy luật, nếu trẻ không được người lớn quan tâm giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường hộ gia đình cẩn thận, thì số bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng sẽ gia tăng mạnh, nhiều hơn nữa.

Số ca bệnh truyền nhiễm do vi rút, vi khuẩn ở BV Nhi Đồng 1 ngày càng tăng
Trong một khuyến cáo được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra liên quan đến bệnh tay chân miệng, trong 6 vấn đề lưu ý người dân thì điều quan trọng đầu tiên tập trung vào hoạt động giữ gìn vệ sinh nhằm phòng ngừa dịch bệnh hữu hiệu. Theo đó, Cục Y tế dự phòng đề nghị rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em). Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi trẻ ăn hoặc trước khi cho trẻ ăn, hay trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Liên quan đến các bệnh đang khiến khoa hô hấp BV Nhi Đồng 1 quá tải, BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa, giải thích rằng thời tiết thay đổi thất thường, liên tục thời gian qua là nguyên nhân chính khiến số lượng trẻ nhập viện điều trị vì bệnh hô hấp gia tăng. BS Tuấn nói hơn 80% trẻ dưới 24 tháng tưởi mắc bệnh viêm tiểu phế quản, hơn 70% trẻ trên 24 tháng tuổi mắc bệnh viêm phổi. Trưởng khoa hô hấp BV Nhi Đồng 1 cũng đưa ra khuyến cáo đến bậc làm cha mẹ phương thức phòng ngừa bệnh hô hấp cho con trẻ. Theo đó, ngoài việc chủng ngừa và gia tăng sức đề kháng bằng dinh dưỡng, điều quan trọng hơn và dễ thực hiện hơn là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn trực tiếp chăm sóc trẻ.
Rửa tay, chuyện dễ làm lại khó nhớ
Theo Cục Y tế dự phòng, trẻ nhỏ và người lớn chỉ cần rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn sẽ phòng ngừa hàng loạt bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra như tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ, tay chân miệng, hô hấp… Vì vậy, nhiều năm qua lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng luôn thúc đẩy việc kêu gọi cộng đồng năng rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Vài năm trở lại đây, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thường xuyên hiện diện tại các trường học trên cả nước để trực tiếp rửa tay với xà phòng diệt khuẩn Lifebuoy, như một nỗ lực trực quan sinh động nhằm lưu ý cộng đồng về cách thức phòng bệnh hữu hiệu này.

Theo số liệu thống kê từ một hội thảo y tế gần đây do Cục Y tế dự phòng phối hợp cùng Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy tổ chức, ngoài bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm lây sang người H5N1, H1N1, H7N9, còn có 10 căn bệnh phổ biến nhất thường gặp do vi rút, vi khuẩn gây nên, gồm: cúm, mụn, nhiễm trùng mắt hoặc đau mắt đỏ, tiêu chảy, bệnh lỵ, viêm nhiễm hệ hô hấp, nổi mẩn đỏ (nhiễm trùng da), nhiễm trùng đường miệng (viêm họng)… Các căn bệnh này rất dễ lây lan thông qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và tiếp xúc bằng tay. Đặc biệt, các chuyên gia nghiên cứu đã chứng minh rằng hơn 80% vi khuẩn lây bệnh chủ yếu qua bàn tay không được vệ sinh.
Theo đó, tại hội thảo, bà Claire McDonald - đại diện Hiệp hội Y tế Công cộng Hoàng Gia Anh (RSPH) đã cho biết việc tắm và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn là cách can thiệp y tế đơn giản, tiết kiệm chi phí và hữu hiệu nhất.
PV/Báo Gia đình & Xã hội

Làm gì khi trẻ bị viêm da?
Sống khỏe - 1 giờ trướcLàn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D
Sống khỏe - 3 giờ trướcVitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 16 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.