Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần
GĐXH - Bệnh nhân đột quỵ thường có các triệu chứng như yếu hoặc tê một bên cơ thể, khó nói, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Đột quỵ có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, mất khả năng vận động hoặc nói, trong trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ
TS.BS Ngô Chí Hiếu - tiến sĩ Nội Tim mạch, khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết: "Rung nhĩ là chứng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất ở người lớn.
Trong rung nhĩ, các tín hiệu trong buồng trên của tim (tâm nhĩ) rất hỗn loạn, gây ra tình trạng nhịp tim nhanh và không đều. Điều này có thể khiến máu ứ trệ lại trong buồng trên của tâm nhĩ và hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông ở tâm nhĩ trái thoát ra và xuống buồng thất, được tống ra ngoài thì có thể di chuyển đến não và gây đột quỵ."

TS.BS Ngô Chí Hiếu trình bày về cơ chế của rung nhĩ tại Hội thảo về Rối loạn nhịp tim và phòng ngừa đột quỵ tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội. Ảnh: G.Võ
Rung nhĩ là nguyên nhân gây ra hơn 20% các trường hợp đột quỵ với nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn và để lại nhiều di chứng nặng nề. Đặc biệt, bệnh nhân rung nhĩ sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nếu họ có thêm các yếu tố nguy cơ như: tuổi tác cao, tiểu đường, huyết áp cao, có tiền sử đột quỵ, có bệnh động mạch ngoại biên hoặc bệnh động mạch vành.
Theo ThS.BS Sabrina Stefanizzi Debuc - Bác sĩ Nội thần kinh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, nguyên nhân chính gây đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, chủ yếu do huyết khối từ tim, hình thành nên bởi các rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ.

Rung nhĩ là nguyên nhân gây ra hơn 20% các trường hợp đột quỵ với nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn và để lại nhiều di chứng nặng nề. Ảnh minh hoạ
"Khi các cục máu đông đó di chuyển lên não sẽ chặn dòng máu đến một phần của não, có thể gây ra đột quỵ. Bệnh nhân đột quỵ thường có các triệu chứng như yếu hoặc tê một bên cơ thể, khó nói, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Đột quỵ có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, mất khả năng vận động hoặc nói, trong trường hợp nặng có thể gây tử vong", ThS.BS Sabrina cho hay.
Nguy cơ đột quỵ do bệnh lý tim mạch giảm nhiều lần nếu được điều trị sớm
Hiện nay, đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa với 1/3 số ca đột quỵ xảy ra ở tầm tuổi trung niên, một phần do liên quan đến lối sống căng thẳng, sử dụng thuốc lá, thức ăn nhanh, ít vận động… làm tăng nguy cơ gây ra bệnh lý tim mạch và các bệnh lý liên quan khác.
ThS.BS Sabrina nhấn mạnh rằng chìa khóa để giảm nguy cơ đột quỵ là duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng, quản lý các yếu tố nguy cơ mạch máu, xác định rõ nguyên nhân bệnh lý để đưa ra lộ trình điều trị cá nhân hóa cho từng bệnh nhân.

ThS.BS Sabrina Stefanizzi Debuc tầm soát đột quỵ cho bệnh nhân. Ảnh G.Võ
Tại Trung tâm Phòng ngừa các bệnh lý về Tim - Mạch, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội có sự phối hợp đa chuyên khoa từ các bác sĩ Tim mạch, Nội thần kinh, Nội tiết, Đa khoa, với đầy đủ các thiết bị, máy móc hiện đại về chụp mạch não, chụp động mạch vùng cổ, tìm kiếm rối loạn nhịp tim, điện tim, điện tâm đồ, xét nghiệm đường huyết, chống đông… giúp các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân, giúp giảm rủi ro cho bệnh nhân có bệnh lý tim mạch xuống mức tối thiểu.
Bác sĩ Sabrina đặc biệt lưu ý đối với trường hợp bệnh nhân rung nhĩ, để phòng tránh nguy cơ, bệnh nhân nên:
- Điều trị bằng thuốc chống đông thế hệ mới. Lưu ý không tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không có chỉ định của bác sĩ, thông báo với đội ngũ chuyên môn trong trường hợp có chỉ định phẫu thuật
- Kiểm soát những yếu tố nguy cơ, nhất là huyết áp, bởi huyết áp cao gây áp lực lên thành mạch, tổn thương nội mạc mạch, khiến mảng xơ vữa hình thành nhanh hơn
- Tái thông động mạch cảnh nếu hẹp trên 70%.
- Quan trọng nhất là theo dõi thường xuyên, đều đặn, điều trị với sự phối hợp liên chuyên khoa từ bác sĩ Nội thần kinh, bác sĩ Tim mạch và các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm khác để có thể can thiệp đúng cách, kịp thời.
TS.BS Ngô Chí Hiếu cũng lưu ý thêm, đối với các trường hợp rung nhĩ có triệu chứng (khó thở, hồi hộp, mệt mỏi…), can thiệp đốt các ổ phát nhịp trong tim với hệ thống lập bản đồ tim 3D Abbott EnSite X EP System là một biện pháp hiện đại giúp điều trị dứt điểm các rối loạn nhịp nguy hiểm, đặc biệt là rung nhĩ.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 6 giờ trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Người phụ nữ 25 tuổi phải nhập viện cấp cứu thừa nhận sai lầm khi đi làm đẹp nhiều phụ nữ Việt mắc phải
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, hiện nay, nhu cầu làm đẹp của người dân, đặc biệt là các chị em phụ nữ đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp phải các tai biến do thực hiện thẩm mỹ ở những cơ sở không đảm bảo an toàn.

Căn bệnh lạ khiến người đàn ông không thể ăn rau củ, chỉ sống bằng bánh mì và đồ ngọt
Sống khỏe - 8 giờ trướcCăn bệnh rối loạn ăn uống cực hiếm khiến anh chỉ ăn được bánh mì trắng, ngũ cốc và kẹo dẻo, hoàn toàn không thể chạm vào rau củ, trái cây, trứng hay thịt.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Chất xơ có trong cùi và múi cam có thể giúp cơ thể duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, thải độc gan, giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch và một số loại ung thư.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm
Y tế - 13 giờ trướcDị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.

Cô gái 18 tuổi ở Hà Nam suýt chết vì mắc bệnh phụ khoa diễn biến nặng, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Viêm mủ vòi trứng là bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ, nguyên nhân do vệ sinh kinh nguyêt chưa đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn...

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Thai sản trọn gói: phác đồ cá nhân hóa, nhiều ưu việt cho các mẹ bầu từ Khoa Phụ sản - Bệnh viện Mặt Trời
Sống khỏe - 1 ngày trướcSáng 13/5/2025, các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Mặt Trời (Hà Nội) vui mừng đón "công dân nhí" đầu tiên chào đời bằng phương pháp "đẻ không đau" tại Khoa Phụ sản của bệnh viện.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.