Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rước bệnh nguy hiểm vì ăn gỏi hải sản

Thứ ba, 14:46 07/07/2009 | Sống khỏe

Nhiều người tưởng rằng vắt chanh vào hải sản có thể trừ họa, thực ra chanh chỉ làm ngon thêm một tí, chỉ có nấu chín mới có thể diệt giun, sán.

Nguy cơ sán lá gan từ cá sống

Cá thường rất có khả năng bị nhiễm một loại ký sinh trùng gọi là sán lá gan. Loại ký sinh trùng này có thể “bày binh bố trận” ở các ống dẫn mật trong gan và túi mật. Một khi sán lá gan xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ gây viêm nhiễm các đường ống dẫn mật, gây khó khăn cho việc dẫn mật từ gan về túi mật và ruột. Tiến trình gây viêm ống dẫn mật có thể gây đau, vàng da, sốt... Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến xơ gan.

Sự nhiễm sán lá gan sẽ làm ngăn cản sự lưu chuyển máu trong gan, làm cho gan không có khả năng sản xuất chất dinh dưỡng, không còn khả năng làm sạch máu, không còn chức năng khử độc. Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy người ăn cá sống thường xuyên sẽ có tần suất rủi ro bị xơ gan trên 50%.
 
Tôm, cua đầy giun sán ký sinh

Những loại thủy sản này là “khách sạn” của vô số các loại giun sán ký sinh. Điển hình nhất là loại giun Paragonimus westermani. Cua, tôm, tôm hùm là vật chủ trung gian cho loại ký sinh này. Những người ăn sống những loại thực phẩm này sẽ mắc chứng bệnh Paragonimiasis (tạm dịch: chứng ho ra máu địa phương).

Đây là dạng bệnh nhiệt đới do nhiễm sán Paragonimus trong phổi. Triệu chứng giống như viêm phế quản, khó thở, ho ra máu. Hiện có hơn 22 triệu người trên thế giới bị nhiễm ký sinh trùng này. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng “tạm trú” ở tá tràng, rồi đi qua thành ruột vào khoang bụng. Sau đó, sẽ vượt qua thành bụng và cơ hoành để đi vào phổi.

Chúng cũng có thể “chuyển địa bàn” đến não và các cơ sợi và có thể “định cư” tại đây trên 20 năm. Trên đường xâm nhập cơ thể, chúng luôn để lại “hành tung” như gây tổn thương phổi, viêm ruột... Những dấu hiệu cấp thời cần lưu ý là đau bụng, ho, sốt, nổi mề đay, tăng bạch cầu eosinophilics, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, phì đại gan, lách...

Cẩn thận với hàu sống

Hàu còn sống chứa rất nhiều nguyên sinh vật và vi khuẩn. Trong những tháng hè ấm áp, số ký sinh trùng tá túc trong thịt hàu gia tăng gấp bội.

Ký sinh trùng “khét tiếng” trong hàu là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio vulnificus..., gây nên những triệu chứng như nóng lạnh, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, tổn thương da.

Những người bị tiểu đường, ung thư, mắc bệnh về gan, rối loạn miễn dịch, các bệnh về đường tiêu hóa khi bị nhiễm ký sinh trùng trên trong nhiều trường hợp có thể tử vong chỉ sau 2 giờ. Vì vậy, những người bệnh này tuyệt đối không ăn hàu sống.

Có nhiều người tin rằng nếu vắt chanh vào hàu và các hải sản sống (gọi là tái chanh) có thể trừ họa, thực ra chanh chỉ làm ngon thêm một tí, chứ không có tác dụng diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng. Chỉ có nấu chín hải sản mới có thể diệt sán, trừ giun.
 
Hàu còn sống chứa rất nhiều nguyên sinh vật và vi khuẩn

Nên ăn chín hải sản

Để thu thập chất dinh dưỡng, các loại động vật thân mềm đưa vào cơ thể một lượng lớn các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất hóa học và những chất nhiễm bẩn khác trong nước.

Chúng có thể tiêu hóa các vi khuẩn gây bệnh dịch tả, các virus gây bệnh viêm gan siêu vi A. Điều đáng chú ý là những loại vi khuẩn và virus này không gây hại cho chúng như đối với con người.

Nếu những loại hải sản được ăn sống, không qua nấu nướng hoặc nấu chưa chín thì con người sẽ bị “dính” nhiều căn bệnh vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nấu chín, những loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng nói trên sẽ bị tiêu diệt.
 
Theo Người lao động
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

Sống khỏe - 37 phút trước

Thiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 1 ngày trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Top