Rước họa vì nhai không kỹ khi ăn
GiadinhNet – Thời đại công nghiệp dễ khiến chúng ta ăn uống vội vã, dẫn đến ăn nhanh, nhai không kỹ thức ăn. Thói quen này có nhiều tác hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc ăn quá nhanh, nhai không kỹ khi ăn rất bất lợi cho sức khỏe. Ăn là để hấp thụ các chất dinh dưỡng, duy trì sự sống. Thức ăn vào miệng trước hết phải được răng nhai kỹ, nghiền nát sau đó mới được nuốt xuống dạ dày, biến thành chất hồ lỏng rồi chuyển sang ruột non để tiêu hóa. Khi hệ thống tiêu hóa làm việc bình thường, thức ăn dễ tiêu hóa và cơ thể có thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng nhanh hơn.
Khi ăn nhanh, nhai không kỹ thì thức ăn sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Hơn nữa, đối với một số thức ăn có nhiều dầu mỡ hoặc cứng, dạ dày không thể nghiền nát chúng sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn. Điều này không chỉ làm lãng phí chất dinh dưỡng trong thức ăn mà còn làm đau dạ dày.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc nhai kỹ khi ăn còn giúp phòng ngừa trướng bụng. Bởi vì thức ăn thông qua việc nhai, nước bọt tiết ra sẽ làm nhão thức ăn giúp dễ nuốt hơn. Trong nước bọt có men tiêu hóa thức ăn giúp thức ăn được tiêu hóa một phần trước khi xuống dạ dày.
Chất Immunoglobulin trong nước bọt còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và muccus protein có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, trong nước bọt còn có chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn và virút. Động tác nhai thức ăn hàng ngày có thể luyện tập các bó cơ xung quanh khu vực miệng, khiến nửa dưới của khuôn mặt được săn chắc hơn.
Chúng ta vẫn nói “nhai kỹ no lâu”. Khi nhai không kỹ thức ăn, bạn sẽ dễ bị nghẹn và không nhận thức được cơn đói tự nhiên cũng như các dấu hiệu báo no, qua đó dẫn đến nguy cơ ăn quá nhiều làm tăng nguy cơ béo phì. Và người ăn nhanh sẽ ăn nhiều hơn những người ăn chậm. Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy. Theo GS. Stephen Bloom (ĐH Imperial), vừa ăn vừa làm việc hay ngồi ăn trước màn hình đều làm cho lượng thực phẩm vào cơ thể nhiều hơn bình thường, làm tăng nguy cơ béo phì. Nếu bạn ăn chậm, mọi thứ sẽ được kiểm soát và bạn sẽ thon thả hơn. Ngoài ra, bạn sẽ khó cảm nhận được vị ngon của thức ăn khi nuốt vội vàng, nhai không kỹ. Ăn chậm giảm cân và mang lại cho chúng ta cảm giác ăn ngon hơn.
Để sống khỏe các chuyên gia y tế khuyến cáo, hãy nhai kỹ thức ăn ít nhất 20 lần. Các sản phẩm từ sữa, trứng là một trong số những thành phần khó tiêu hóa nhất, do đó nên dành thời gian nhai thật kĩ. Nếu không trải qua đủ các giai đoạn cần thiết của quá trình tiêu hóa chúng có thể bị mắc kẹt trong dạ dày của chúng ta. Cá, thịt bò, cũng như gia cầm cũng cần được nhai nhiều hơn. Con số lý tưởng trong trường hợp này là 30 lần và bạn nhai càng chậm bao nhiêu thì kết quả sẽ càng tốt bấy nhiêu.
Nhiều người còn có thói quen chan canh vào cơm với mục đích để ăn nhanh hơn cũng rất gây hại cho dạ dày vì thức ăn được nuốt xuống chứa quá nhiều canh, làm cho dịch tiêu hóa trong dạ dày bị loãng đi khiến thức ăn khó tiêu hóa hơn. Với những người bị đau dạ dày càng không nên ăn cơm theo kiểu này.
Hà My/Báo Gia đình & Xã hội

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 2 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 3 giờ trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 7 giờ trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 7 giờ trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 23 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.