Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sai lầm khi chọn gạo nấu cơm có hại cho sức khỏe nhiều người mắc phải

Thứ hai, 16:55 11/05/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Cơm gạo là món ăn truyền thống lâu đời khó có thể thay thế trong bữa cơm hàng ngày. Thời gian gần đây, thông tin về gạo bẩn, gạo kém chất lượng từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ khiến người tiêu dùng hoang mang lo lắng.

Gạo trắng, thơm mang thương hiệu... đánh lừa cảm giác

Thường người tiêu dùng không quan sát kỹ thì lúc nào cũng thấy gạo trắng mẩy, thơm ngon, giá cao nên cứ tưởng mua trúng gạo ngon, gạo thơm thật sự, ai ngờ nấu lên mới biết không như mình mong đợi, không những nhạt, dở hơn cả gạo thường mà còn có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Được biết, “thủ thuật” của một số nhà kinh doanh là đa phần dùng “công nghệ”. Do đó, ai có thể đảm bảo rằng việc sử dụng các hóa chất này sẽ không gây hại đến sức khỏe người sử dụng?

Theo một thông tin khác từ một người buôn gạo, thì hiện nay có rất nhiều đại lý lớn nhỏ đang sử dụng chiêu ướp hương liệu vào các loại gạo kém chất lượng, biến nó thành gạo Thái, gạo Bắc Hương, gạo Điện Biên… Việc dùng hóa chất bảo quản chống mối, mọt, những bao gạo để quá lâu mất mùi thơm tự nhiên sẽ được “tân trang lên đời“ bằng hương liệu.

Ngoài những chiêu trò bảo quản gây hại sức khỏe, thì người tiêu dùng còn phải đối mặt với vấn nạn gạo không rõ nguồn gốc. Hiện tại, các loại gạo không rõ nguồn gốc đang trôi nổi trên thị trường tương đối nhiều. Rất dễ để các bà nội trợ mua phải các loại gạo quá date, kém chất lượng, không ngon, nhưng cũng được “lên đời” bằng hóa chất.

Bên cạnh đó, theo qui định của (WHO) về qui định mức an toàn về lượng arsenic có trong gạo. Arsenic có trong vỏ trái đất, thường có trong môi trường đất và nước, chất này nhiễm vào cây trồng theo đường tự nhiên do cây trồng hấp thụ từ đất và nước. Hàm lượng arsenic nhiễm vào cây trồng tăng dần theo thời gian trưởng thành của cây, nhất là cây lúa. Mỗi kg gạo bán ra thị trường quốc tế chỉ được chứa 0,2 milligram arsenic. Nếu vượt quá chất cho phép, người dùng tiếp xúc dài lâu với chất Arsenic sẽ gây ung thư và các chứng bệnh về nhiễm trùng da…

Những sai lầm mắc phải khi gạo nấu thành cơm

Trước những thông tin về gạo nhiễm hóa chất, gạo không rõ nguồn gốc, gạo bẩn... đã khiến người dân lo lắng rồi, nhưng kể cả những người mua được gạo đảm bảo chất lượng cũng đang mắc sai lầm trong khi nấu, vô tình những sai lầm đó làm đánh cắp đi những dưỡng chất vốn có trong gạo.

Sử dụng gạo quá trắng

Việc sử dụng gạo trắng sẽ khiến bát cơm trắng trông thật hấp dẫn và bắt mắt. Nhưng đồng nghĩa là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của hạt gạo đã không còn. Mà bạn chỉ là đang ăn “cái lõi” bột đường của gạo mà thôi.

Vì vậy, việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột từ gạo trắng sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc tiểu đường, các bệnh phù thũng, tăng huyết áp,…là rất cao.

Chà xát gạo quá kỹ

Nếu bạn vo gạo quá kỹ, quá lâu, chắt hết các phần nước đục thì đó cũng sẽ là một sai lầm lớn. Vì phần nước đục (chứa cám gạo) mà bạn chắt đi có chứa nguồn vitamin B, glucid, protein, lipid, chất khoáng,… trong gạo.

Cách tốt nhất để giữ lại nguồn dinh dưỡng này là bạn chỉ cần cho gạo vào nồi, cho nước vào khuấy nhẹ để gạn đi tạp chất, trấu và nhặt sạn trong gạo là được.

Nấu cơm bằng nước lạnh

Có tới 9/10 bà nội trợ sử dụng cách làm này. Nhưng các bạn có biết không, khi sử dụng nước lạnh để nấu cơm thì những hạt gạo sẽ bị trương lên, các chất dinh dinh dưỡng bị nở ra, tan vào nước. Hơn nữa, những nồi cơm nấu bằng nước lạnh cũng thường sẽ không được ngon miệng vì cơm thường bị nát vì gạo bị trương.

Vì vậy, hãy thay đổi cách sử dụng nước nấu cơm bằng nước nóng để giữ lại dinh dưỡng trong gạo, có nồi cơm thơm, dẻo và ngon miệng hơn.

Không đong nước và gạo khi nấu

Không phải ngẫu nhiên mà nhà sản xuất nồi cơm điện lại cho 1 cốc đong gạo đi cùng xoong cơm. Cốc đong gạo có tác dụng đo lường chính xác lượng gạo và lượng nước thích hợp để cho một nồi cơm ngon dẻo. Nhưng hầu hết ít ai để ý đến mà chỉ đong gạo và nước theo cảm tính. Vì vậy để có một nồi cơm thơm dẻo, ngon miệng, chúng ta không nên bỏ qua công đoạn này nhé.

 

Biến tấu để có nồi cơm ngon, hấp dẫn

- Dùng nước trà nấu cơm: Cơm không những thơm, màu sắc trông lạ mắt, mà còn có lợi cho tiêu hoá. Cách làm như sau: Dùng 0,5 – 0,7g lá chè, ngâm vào 1kg nước sôi từ 5 – 8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước chè đã lọc sạch bã vào gạo đã vo sạch và nấu như bình thường, đợi đến khi cơm chín là được.

- Cho dầu ăn vào cơm: Khi nấu cơm, nếu ta nhỏ vài giọt dầu hoặc mỡ động vật vào cơm, cơm không những thơm, tơi, nhừ, mà còn không bị cháy nồi.

- Cho giấm vào cơm: Khi nấu cơm vào mùa hè, cứ 1,5 kg gạo cho vào 2 – 3 ml giấm ăn hoặc nước chanh, như vậy cơm nấu xong sẽ trắng, không dễ bị thiu, bị chua.

 

MH (Th)/Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 1 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 2 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 23 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Top