Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sai lầm lớn khi dùng kem đánh răng hầu như ai cũng mắc phải

Thứ ba, 07:30 12/01/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đánh răng là việc ai ai cũng làm hàng ngày, nhưng nhiều người đang mắc phải sai lầm lớn trong việc dùng kem đánh răng mà không hề hay biết.

1. Nhúng ướt bàn chải, kem đánh răng trước khi bắt đầu đánh răng

Rất nhiều người có thói quen rửa qua bàn chải đánh răng, tra kem đánh răng, nhúng ướt kem rồi bắt đầu đánh . Điều này sẽ tạo nhiều bọt hơn, nhưng trên thực tế, việc này làm giảm ma sát của chất ma sát và thành phần làm sạch trong kem đánh răng với răng, từ đó giảm bớt tác dụng của việc đánh răng.


Không nên dùng quá nhiều kem đánh răng trong một lần đánh (ảnh minh họa)

Không nên dùng quá nhiều kem đánh răng trong một lần đánh (ảnh minh họa)

2. Dùng quá nhiều kem trong một lần đánh răng

Cũng không ít người sẵn sàng nặn kem đánh răng phủ đầy cả bàn chải, với suy nghĩ, đánh nhiều kem thì răng sẽ sạch bóng hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia nha khoa cho rằng, mỗi lần đánh răng, chỉ cần một lượng kem bằng hạt đậu nành, hạt lạc nhỏ là vừa đủ.

Thậm chí, dùng quá nhiều kem đánh răng sẽ khiến các hợp chất kẽm tấn công hệ  thần kinh. Nếu dùng quá nhiều, sẽ dẫn đến nuốt nhầm, răng trở nên giòn hơn, bị nhiễm độc fluor (dental fluorosis) … do lượng flouride quá mức. Khi nuốt nhầm, dần dần lượng fluorine tích tụ quá nhiều trong người.

3. Dùng kem đánh răng có nồng độ fluor quá cao

Fluor giúp tạo ngà và men răng, đặc biệt với trẻ em, khi đối tượng này đang trong giai đoạn mọc răng vĩnh viễn. Fluor cũng giúp chuyển hóa calci và phosphore tạo xương của cơ thể, giúp điều trị loãng xương và ngăn ngừa sâu răng.

Nếu thiếu fluor sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng và loãng xương. Nếu thừa có thể dẫn đến chứng giòn, gãy xương, hỏng men răng, răng xỉn màu, ố vàng, đục…

Bởi vậy, dùng đúng, dùng đủ thì fluor mới trở nên hữu ích (khoảng từ 0,5-1mg/lít là an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam).

Các nha sĩ khuyên rằng, với răng bình thường, nên sử dụng kem có nồng độ fluor thấp hơn 1.500 ppm, bởi nếu cao hơn, chúng sẽ bào mòn răng.

4. Súc miệng “sạch sành sanh” kem đánh răng sau khi đánh

Công đoạn cuối cùng sau khi đánh răng mà mọi người thường làm, đó là súc miệng. Với nhiều người, họ súc rất kỹ càng, đến khi không còn cảm giác có bọt trong miệng.

Trên thực tế, đánh răng xong không cần phải súc miệng quá sạch. Sau khi đánh răng ngụm nước đầu tiên nếu có thể súc trong khoảng 10 giây, nó sẽ mang đi 95% bọt kem đánh răng trong miệng bạn, 5% còn lại có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng trong 1 ngày, ngăn cản sự hình thành mảng bám răng.

T.Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.

Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm

Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Việc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.

Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông

Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông

Sống khỏe - 22 giờ trước

Khi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?

Top