Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sán lá trứng gà không kí sinh ở người

Thứ hai, 11:54 29/10/2012 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo các chuyên gia, sán lá prosthogonimus ovatus trong trứng gà mới được phát hiện gần đây rất hiếm gặp, chưa có một tài liệu nào công bố loài sán này ký sinh ở người.

Các chuyên gia khuyên nên chế biến trứng ở nhiệt độ trên 80 độ để đảm bảo vệ sinh. Ảnh: minh họa.
 
Tuy nhiên, rất nhiều loại sán, kí sinh trùng khác có thể lây bệnh cho người nếu trứng không được nấu chín.
 
Không nên từ bỏ trứng

Dù chỉ mới nghe thông tin về trứng có sán prosthogonimus ovatus và chưa hiểu hết cơ chế lây nhiễm, tác động tới sức khỏe ra sao, nhiều bà mẹ đã quyết định không cho con ăn trứng.

Việc kinh doanh trứng gà mấy ngày nay khá ế ẩm. Chị Hoàng Thị Mười chuyên bán trứng gà tại chợ Khương Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, khách hàng mua trứng ít hẳn. “Họ chuyển sang ăn các thực phẩm khác vì lo ngại sán từ trứng”, chị Mười nói.

Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Văn Đề, Trưởng bộ môn Ký sinh trùng (Đại học Y Hà Nội), người dân không nên quá lo lắng mà từ bỏ trứng. Loài sán lá có tên khoa học là prosthogonimus ovatus được Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật và Viện Thú y xác định là loài sán ký sinh trên gà, vịt, ngỗng và chim rừng. Chúng ký sinh ở trong ống dẫn trứng của vật chủ. Việc sán chui vào trứng lúc trứng còn non là việc có thể xảy ra tuy hiếm gặp. “Chưa có tài liệu nào công bố loài này ký sinh ở người. Chính vì vậy, loại sán lá này có hại đối với gia cầm và chim mà thôi, chưa xác định nguy hiểm đối với con người. Dù có ăn phải loại sán này thì chúng cũng không thể tồn tại được trong cơ thể người bởi người không phải vật chủ ký sinh của chúng”, TS Nguyễn Văn Đề trấn an.

TS.BS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng Khoa Virus -Ký sinh trùng (BV Bệnh nhiệt đới TƯ) cho biết, sán lá không ký sinh ở người, không lây sang người, rất dễ chết khi trứng gà nấu chín ở nhiệt độ từ 80 độ.

Ổ vi khuẩn ở vỏ trứng
 

“Ngoài nguy cơ nhiễm các vi khuẩn còn có thể nhiễm virus như H5N1 nếu trứng không có nguồn gốc rõ ràng. Mặt khác, trứng gà sống khi ăn sẽ không được hấp thu, sẽ bị phân huỷ ở đại tràng, quá trình này sản sinh ra các độc tố như amin, phenon, amoniac… gây tổn thương gan”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho hay.

Cũng theo TS.BS Nguyễn Tiến Lâm, với những người thường xuyên hút trứng gà sống hoặc trứng chần qua rồi ăn thì có nguy cơ nhiễm  trứng sán, ấu trùng sán. Khi trứng sán vào trong cơ thể sẽ phát triển thành ấu trùng đi vào các tổ chức gây bệnh.
 
“Tốt nhất là người dân không nên hút trứng sống, vì mình không thể biết được con sán đó đã đẻ hay chưa đẻ, có trứng hay chưa có trứng. Nếu con sán đấy nó đẻ trong trứng gà thì khi hút sống đương nhiên là đã hút cả trứng sán. Hơn nữa, bằng mắt thường chúng ta rất khó phát hiện thực phẩm nhiễm sán. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh nhiễm các loại kí sinh trùng nguy hiểm này thì không nên ăn đồ ăn sống”,TS.BS Nguyễn Tiến Lâm nói.

Ngoài trứng gà, ấu trùng sán (sán lá gan lớn và sán lá ruột lớn) còn sống trong rau thủy sinh như rau muống, cần, cải xoong… có tại cả 52 tỉnh, thành. Sán lá gan lớn thường gây tổn thương dạng u trong gan và nhầm với u gan, nhất là ung thư gan, có trường hợp vỡ khối u gây nguy hiểm tính mạng.

Cua đá chứa mầm bệnh sán lá phổi paragonimusspp, lưu hành ở ít nhất 10 tỉnh miền núi phía Bắc. Bệnh sán lá phổi hầu hết chẩn đoán nhầm với lao nên nhiều người khi mắc đều điều trị lao năm này sang năm khác, có người điều trị lao 30 năm gây tốn kém và sức khỏe người bệnh, trong lúc đó điều trị sán lá phổi chỉ trong 2 ngày.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở vỏ trứng gà luôn chứa nhiều loại vi khuẩn do trứng hay bị dính phân gà. Ống dẫn trứng của gà mái nối liền với hậu môn, do đó trứng gà và phân đều được đưa ra ngoài qua đường hậu môn.

Trong các loại vi khuẩn có ở phân gà, có một loại vi khuẩn rất phổ biến là salmonella. Loại vi khuẩn này chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 80-100 độ C. Chính vì vậy, nếu trong quá trình lấy lòng trứng ra khỏi vỏ mà vỏ quả trứng không được rửa sạch thì vi khuẩn có thể bị dính vào lòng trứng. Ăn phải quả trứng có vi khuẩn còn sống thì người ăn có thể mắc phải nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và tiêu chảy.
 
Phương Thuận
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

Sống khỏe - 52 phút trước

Nhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 11 giờ trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

Sống khỏe - 14 giờ trước

Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Sống khỏe - 15 giờ trước

Giảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản

Các thuốc điều trị loét thực quản

Sống khỏe - 20 giờ trước

Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Top