Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sản phụ sinh thường: Tại sao cần rạch và khâu tầng sinh môn?

Thứ tư, 12:41 21/07/2021 | Sống khỏe

Hầu hết các trường hợp sản phụ sinh thường đều cần phải rạch và khâu tầng sinh môn. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào?

Rạch và khâu tầng sinh môn ở phụ nữ thường diễn ra trong lần sinh con đầu với biện pháp sinh thường. Được hiểu đơn giản là biện pháp cắt vùng da phía âm đạo xuống dưới hậu môn để có thể tạo khoảng rộng cho em bé dễ dàng chui ra hơn.

Rạch tầng sinh môn là gì?

Hiểu chi tiết hơn về tầng sinh môn như sau: Tầng sinh môn là vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ của nữ giới. Về mặt giải phẫu, tầng sinh môn ở vị trí giữa xương mu và xương cụt gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh.

Có nhiều cách để xác định khác nhau nên trong một số trường hợp thì vùng xung quanh hậu môn cũng có thể là một phần của tầng sinh môn. Trong khi đó, tầng sinh môn còn được biết đến là khu vực kích thích tình dục ở cả nam và nữ giới.

Đa số trường hợp phụ nữ cần rạch tầng sinh môn đều diễn ra khi phụ nữ sinh nở lần đầu với biện pháp sinh thường.

Rạch tầng sinh môn là phương pháp được thực hiện bằng cách cắt vùng da phía âm đạo xuống dưới hậu môn để tạo khoảng rộng cho em bé chui ra. Đồng thời, đây cũng là biện pháp giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, giúp hạn chế được tình trạng rách âm đạo do rặn đẻ ở sản phụ cũng như tránh rắc rối về sau.

Sản phụ sinh thường: Tại sao cần rạch và khâu tầng sinh môn? - Ảnh 1.

Tại sao cần rạch tầng sinh môn khi sinh thường?

Thực tế, việc rạch tầng sinh môn của người mẹ sinh thường do một số nguyên nhân sau:

- Do tầng sinh môn của người mẹ cứng, dày, hẹp. Trong khi đó âm hộ và tầng sinh môn bị phù nề do quá trình chuyển dạ kéo dài hoặc thăm khám nhiều.

- Mẹ bầu cần rạch tầng sinh môn để cho thai nhi chào đời nhanh đối với các mẹ bầu mắc các bệnh lý: suy tim, bị tiền sản giật hoặc huyết áp cao nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ.

- Sản phụ cần rạch tầng sinh môn khi thai nhi có chỉ số to toàn bộ hoặc đầu to.

- Khi thai nhi sinh non tháng và có nguy cơ bị ngạt.

- Cần rạch tầng sinh môn khi làm các thủ thuật như: đỡ sinh ngôi mông, giác hút,...

3. Hướng dẫn chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cho sản phụ

Sản phụ sinh thường đa số đều cần rạch tầng sinh môn. Do đó, khâu tầng sinh môn và chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách là điều cần thiết.

Sau khi vết khâu tầng sinh môn được khâu, sản phụ có thể bị đau và còn có thể xảy ra một số vấn đề như:

- Vết khâu tầng sinh môn có thể bị hở, bị rách, bị đứt chỉ,...

- Vết khâu tại vị trí tầng sinh môn có thể bị sưng, mưng mủ hoặc bị ngứa,...

Do đó, quá trình chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh là kiến thức cần thiết đối với sản phụ với mục đích nhanh chóng lành vết khâu và tránh được nguy cơ nhiễm trùng.

Sản phụ sinh thường: Tại sao cần rạch và khâu tầng sinh môn? - Ảnh 2.

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách là điều cần thiết đối với sản phụ - Ảnh Internet

Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp sản phụ giảm đau, nhanh lành vết khâu tầng sinh môn:

- Chườm lạnh có tác dụng giúp giảm đau và giảm viêm sưng hiệu quả. Nếu không chườm lạnh, sản phụ có thể ngồi vào bồn nước lạnh sau đó lau khô vết khâu với khăn sạch.

- Sử dụng thuốc giảm đau, đây được biết đến là biện pháp an toàn và cần thiết đối với sản phụ. Tuy nhiên, mẹ sau sinh cần được bác sĩ kê đơn thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau về sử dụng tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ cho bé.

- Trường hợp đau khi ngồi, sản phụ nên ngồi trên đệm hơi và có thể điều chỉnh để giúp sản phụ thoải mái hơn.

- Hạn chế quan hệ tình dục với bạn đời sớm khi vết đau chưa lành hẳn, cần chờ đến khi vết khâu tầng sinh môn đã lành.

- Giữ vệ sinh vết khâu tầng sinh môn sạch sẽ, khô ráo. Đặc biệt giữ vệ sinh sau khi tiểu tiện, đại tiện.

- Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng vòi nhẹ nhàng sau đó lau khô. Tuyệt đối không thụt rửa.

- Hạn chế vận động mạnh để nhanh lành vết thương.

- Nên lau vết khâu từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.

- Uống đủ nước.

- Nghỉ ngơi đầy đủ.

- Thay băng vệ sinh thường xuyên, tránh không làm tổn thương đến vết khâu tầng sinh môn.

N.Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Y tế - 2 giờ trước

500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã trải qua hơn một năm điều trị ở nhiều cơ sở y tế khác nhau do liên tục bị đau bụng, sốt và các triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tiết niệu.

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Mỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Y tế - 18 giờ trước

Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 21 giờ trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 21 giờ trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Top