Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sáng 18/9: Hà Nội vẫn soát giấy đi đường; tiêu chí cụ thể để học sinh TP.HCM trở lại trường là gì?

Thứ bảy, 07:39 18/09/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Đường phố ở Hà Nôi, TP.HCM trở nên đông đúc hơn sau khi nhiều người dân đổ ra đường tham gia giao thông, đề xuất tiêu chí cụ thể để học sinh trở lại trường ở TPHCM... là thông tin được nhiều người quan tâm.

Sáng 18/9: Hà Nội vẫn soát giấy đi đường; tiêu chí cụ thể để học sinh trở lại trường - Ảnh 1.

Hà Nội vẫn kiểm soát giấy đi đường trong khi chờ chỉ đạo từ thành phố

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong chiều 17/9, đại diện lãnh đạo một số địa phương trên địa bàn thành phố cho biết, các chốt trực vẫn kiểm soát giấy đi đường của người dân, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh trong khi chờ chỉ đạo mới của UBND thành phố Hà Nội.

Như đã thông tin, theo Văn bản số 3048 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ban hành chiều 15/9, hiện trên địa bàn thành phố chỉ còn 1 quận nguy cơ rất cao (Thanh Xuân), 2 quận nguy cơ cao (Hoàng Mai, Đống Đa), 9 quận, huyện nguy cơ (Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng) và 18 quận, huyện, thị xã còn lại ở mức bình thường mới.

Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong chiều 17/9, đại diện lãnh đạo quận Thanh Xuân - đơn vị được đánh giá nguy cơ dịch bệnh rất cao trên địa bàn thành phố - cho biết, hiện quận Thanh Xuân cùng với các quận, huyện được đánh giá vẫn còn nguy cơ dịch bệnh tiếp tục thực hiện nghiêm theo Công điện 20 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

"Chính quyền và người dân quận Thanh Xuân vẫn thực hiện nghiêm, thống nhất theo những chỉ đạo của thành phố, chứ không có đề ra biện pháp riêng nào cả", vị này nói.

Liên quan đến người ở 19 quận, huyện thuộc trạng thái "bình thường mới" có được vào địa bàn quận không, vị này cho biết, khi thành phố phân 3 vùng phòng chống dịch bệnh, đã có những chốt chặn, những người đủ điều kiện vượt qua các chốt chặn này, đồng nghĩa với việc được vào địa bàn quận Thanh Xuân.

100% người dân Hà Nội đủ điều kiện đã được tiêm vaccine COVID-19

Sáng 18/9: Hà Nội vẫn soát giấy đi đường; tiêu chí cụ thể để học sinh trở lại trường - Ảnh 3.

Tiêm vaccine COVID-19 cho thai phụ ở Hà Nội.

Dữ liệu trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, đến sáng 17/9, Hà Nội đã tiêm được hơn 6,25 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó, 5,57 triệu mũi 1 và gần 682.000 mũi 2. Số liệu này bao gồm vaccine được tiêm bởi các viện, bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn và ngành Y tế Hà Nội.

Như vậy, với dân số từ 18 tuổi trở lên là 5,75 triệu người (như công bố trên Cổng thông tin tiêm chủng), đến nay đã có gần 97% người dân Hà Nội đã được tiêm vaccine COVID-19 ít nhất 1 mũi.

Tại cuộc họp chiều qua, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP thời gian qua, nổi bật là đã tiêm phòng 100% cho người dân có đủ điều kiện.

Trong 8 ngày, từ 9-16/9, ngành Y tế Hà Nội đã tiêm lượng vaccine cao gần bằng 6 tháng trước cộng lại.

Để phục vụ cho Hà Nội thực hiện chiến dịch tiêm chủng, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã liên tục có quyết định giao cấp vaccine cho Hà Nội, chỉ 1 tuần có 3 đợt giao cấp với hơn 2,3 triệu liều (thực nhận về kho của CDC Hà Nội hơn 1,8 triệu liều).

TP.HCM dự kiến chi hỗ trợ đợt 3 từ 22/9

Sáng 18/9: Hà Nội vẫn soát giấy đi đường; tiêu chí cụ thể để học sinh trở lại trường - Ảnh 4.

Người dân (trái) phường 14, quận Gò Vấp nhận tiền hỗ trợ gói thứ 2.

Từ ngày 22/9 đến 4/10, các địa phương sẽ chi gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân gặp khó khăn do dịch, theo thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND thành phố.

Trong kết luận về phương án hỗ trợ vừa gửi đơn vị liên quan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức hoàn tất việc phê duyệt danh sách trước 20/9, tiền chuyển về địa phương trước 21/9 để kịp thời chi cho người dân khó khăn.

Hôm 15/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất số lượng người dự kiến được giúp đỡ trong đợt này hơn 7,5 triệu người. Mức hỗ trợ một lần cho mỗi người là một triệu đồng, dự toán kinh phí hơn 7.500 tỷ đồng.

Người được hỗ trợ là những lao động bị mất việc và thu nhập, gặp khó khăn đang có mặt tại thành phố, không phân biệt thường trú, tạm trú, lưu trú. Ngoài ra, thân nhân của lao động bị mất việc gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con, người nội trợ, không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc... cũng được xem xét hỗ trợ.

Tiêu chí nào để trường học ở TP.HCM đón học sinh trở lại?

Theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với các cơ sở giáo dục, Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất kết quả đánh giá nếu dưới 30%, cơ sở giáo dục sẽ không được phép tổ chức hoạt động dạy học, học sinh chưa thể quay lại trường…

Sáng 18/9: Hà Nội vẫn soát giấy đi đường; tiêu chí cụ thể để học sinh trở lại trường - Ảnh 5.

Sở GD&ĐT TP.HCM xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 để mở cửa trường học

Đó là nội dung trong Tờ trình về "Việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với các cơ sở giáo dục" mà Sở GD&ĐT TP.HCM vừa gửi UBND TP.HCM.

Theo đó, Sở GD&ĐT đề xuất 2 Bộ tiêu chí trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với các cơ sở giáo dục. Một bộ dành cho cơ sở giáo dục mầm non, một bộ dành cho cơ sở giáo dục phổ thông. Mỗi Bộ tiêu chí sẽ có 10 tiêu chí thành phần, mỗi tiêu chí thành phần có tối đa 10 điểm.Bộ tiêu chí này sẽ là cơ sở để đánh giá mức độ an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, từ đó đưa ra quyết định có được phép dạy học trực tiếp hay không?

Các tiêu chí chính gồm: Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho giáo viên, cán bộ, nhân viên; Số lượng học sinh, giáo viên, công nhân viên… tập trung tối đa trong một thời điểm; Khoảng cách học sinh, giáo viên, nhân viên… tập trung trong phòng chăm sóc, phòng làm việc từ 1 mét trở lên; khoảng cách học sinh, giáo viên, nhân viên… tập trung ngoài phòng chăm sóc, phòng làm việc từ 2 mét trở lên; Học sinh, giáo viên, nhân viên đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn: Tổ chức hoạt động bán trú, căn tin, xe đưa rước…

Cụ thể, nếu kết quả đạt từ 90% đến 100% tiêu chí an toàn thì mức độ an toàn rất cao, được tổ chức hoạt động dạy học.Từ những tiêu chí trên, các trường thực hiện việc đánh giá để đưa ra phương án cho học đi học trở lại.

Nếu đạt từ 70% đến 90% tiêu chí đạt mức độ an toàn cao, được tổ chức hoạt động dạy học, phải kiểm tra định kỳ để khắc phục các hạn chế ở tiêu chí thành phần thấp điểm.

Từ 50% đến 70% là mức độ an toàn trung bình, có thể tổ chức hoạt động nhưng phải thường xuyên kiểm tra để khắc phục các hạn chế ở các tiêu chí thành phần thấp điểm.

Nếu đạt từ 30% đến 50% thì đánh giá là mức an toàn thấp, phải có giải pháp đảm bảo an toàn mới được tổ chức hoạt động dạy và học.

Còn nếu đạt dưới 30% tiêu chí an toàn thì các trường không được phép tổ chức hoạt động dạy học, học sinh chưa thể đi học trở lại.Trước đó, trong cuộc hợp với Ban Văn hoá - Xã hội, HĐND TP.HCM ngày 14/9, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, năm 2020, Sở đã xây dựng Bộ tiêu chí này nhưng nay đã "trở nên lạc hậu" so với bây giờ nên cần phải bổ sung, điều chỉnh. Khi quay trở lại trường, các trường sẽ kích hoạt luôn bộ tiêu chí mới này.

Người dân tại Hà Nội, TP.HCM ra đường trong 2 ngày qua bắt đầu tăng

Sáng 18/9: Hà Nội vẫn soát giấy đi đường; tiêu chí cụ thể để học sinh trở lại trường - Ảnh 6.

Đường phố Hà Nội đông đúc sau khi 19 quận, huyện được nới lỏng giãn cách

Sau khi Hà Nội cho phép mở lại một số dịch vụ, dỡ bỏ 39 chốt kiểm soát ra vào vùng đỏ, người dân đổ ra đường mỗi lúc một đông. 

Từ trưa và chiều 16/9, Hà Nội đã cho phép một số hoạt động bán hàng mang về được phép mở cửa trở lại, dỡ bỏ 39 chốt kiểm soát dịch ra vào vùng đỏ. Sau khi thực hiện nới lỏng, người dân đổ ra đường mỗi lúc một đông, vào giờ cao điểm xảy ra ùn ứ ở nhiều nơi. Vào giờ cao điểm sáng 17/9, người dân như túa ra hàng loạt tuyến phố, trục đường lớn nhỏ tại trung tâm Hà Nội.

Sáng 18/9: Hà Nội vẫn soát giấy đi đường; tiêu chí cụ thể để học sinh trở lại trường - Ảnh 7.

Số lượng phương tiện tăng 5% là không đáng kể trong bối cảnh nhiều dịch vụ đã hoạt động trở lại

Sáng 17/9, sau 2 ngày kể từ thời gian "gia hạn" giãn cách xã hội tại TP.HCM theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều tuyến đường trung tâm trở nên nhộn nhịp xe cộ, chốt kiểm soát đông đúc.

Theo ghi nhận, khoảng 8h30, nhiều tuyến đường ở TP.HCM như: Nguyễn Tri Phương, 3 tháng 2 (Quận 10), Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Cách Mạng Tháng 8 (Quận 3), Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh)... mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, xe cộ đông đúc trên đường.

Sau khi "gia hạn" giãn cách xã hội, các chốt kiểm soát trên đường vẫn siết chặt việc kiểm tra phương tiện qua lại bằng giấy đi đường và mã QR. Các chốt kiểm soát cũng xuất hiện tình trạng đông đúc, dồn ứ vào giờ cao điểm.

Tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh chiều 17/9, ông Phan Công Bằng - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, khi thành phố cho phép mở thêm một số hoạt động sau ngày 16/9, đặc biệt là 3 địa phương Quận 7, huyện Củ Chi, Cần Giờ; người giao hàng được hoạt động liên quận; cửa hàng, doanh nghiệp được phép hoạt động, theo ghi nhận của Sở Giao thông Vận tải, số lượng phương tiện tham gia giao thông trên đường có sự gia tăng.

Ông Bằng cho biết số lượng có tăng nhưng chỉ tăng 5%, không lớn lắm. Lực lượng công an, quân đội kiểm tra rất nhanh, không xảy ra ùn tắc. Theo ông Bằng, thực ra phương tiện không nhiều nhưng còn tập trung đông tại chốt, còn lưu lượng qua quan sát không đông.

"Chúng tôi hy vọng người dân sẽ nâng cao ý thức phối hợp, không chen lấn tại các chốt kiểm tra mà cần giữ khoảng cách để bảo vệ an toàn trong công tác phòng chống dịch"- ông Bằng nói.

Rất nhiều tổ trưởng dân phố xin nghỉ việc, thậm chí còn dán bảng trước nhà

Sáng 18/9: Hà Nội vẫn soát giấy đi đường; tiêu chí cụ thể để học sinh trở lại trường - Ảnh 8.

Ảnh minh họa.

Sáng 17/9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM đã có buổi làm việc trực tuyến với UBND các quận 8, Gò vấp, Bình Tân và huyện Hóc Môn về giám sát thực hiện các Nghị quyết 42, 154, 68 của Chính phủ và Nghị quyết 09 của HĐND TP liên quan đến chính sách, hỗ trợ người gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Trao đổi tại buổi làm việc, lãnh đạo xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, cho biết xã là cấp cuối cùng thực hiện chính sách nhưng cần một hệ thống chân rết từ các ấp, tổ nhân dân. Tuy nhiên hiện nay các cô chú tổ nhân dân lớn tuổi xin nghỉ việc rất nhiều, xã phải khẩn cầu các cô chú tiếp tục hỗ trợ địa phương.

Chia sẻ khó khăn với cơ sở, ĐBQH Trần Kim Yến nhìn nhận tổ trưởng tổ dân phố thường là cô chú lớn tuổi, bệnh nền nhiều, khả năng bị lây bệnh là rất lớn, có trường hợp con cái không cho tham gia. Vừa qua những người này không chỉ làm công tác hỗ trợ mà còn tham gia tuyên truyền việc giãn cách, phát phiếu, đi chợ hộ, vận động, lập danh sách tiêm chủng… với khối lượng công việc là rất lớn.

ĐB Yến cũng thừa nhận có tình trạng cô chú tổ trưởng xin nghỉ việc , thậm chí là dán bảng xin nghỉ việc trước nhà.

ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, đã cảm ơn các lực lượng trong hệ thống Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể từ TP xuống cơ sở, đặc biệt là các cô chú tham gia công tác ở khu phố, tổ dân phố đã chịu đựng rất nhiều khó khăn, áp lực và cả nguy hiểm. Từ đó, đảm bảo công tác đánh giá tình hình khó khăn ở các hộ dân, lập danh sách người nhận hỗ trợ.

"Đấy là sự hy sinh rất lớn" – ĐB Nhân nói. Ông khẳng định nếu không có đội ngũ này mà chỉ có cán bộ phường, xã thì không có cách nào để lập danh sách hỗ trợ an sinh, báo PL. TP.HCM ghi nhận nội dung cuộc họp.

K.N (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Xẻ thịt' bãi biển kinh doanh trái phép

'Xẻ thịt' bãi biển kinh doanh trái phép

Xã hội - 51 phút trước

GĐXH - Tình trạng người dân chiếm dụng bãi biển kinh doanh trái phép gia tăng, trong khi chính quyền địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả từ đầu, gây ảnh hưởng đến mỹ quan và trải nghiệm du lịch.

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh

Thời sự - 1 giờ trước

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay bằng phạt tù chung thân không xét giảm án tại 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự hiện hành.

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo luật sư, với tội danh đang bị khởi tố, Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt với hình phạt tới 5 năm tù. Tất cả số tiền thu lợi bất chính sẽ bị tịch thu và sung công quỹ.

Mưa lớn lại sắp trút xuống miền Bắc?

Mưa lớn lại sắp trút xuống miền Bắc?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo từ ngày 20-22/5, thời tiết Hà Nội và nhiều nơi Bắc Bộ nắng và nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C. Đến cuối tuần có mưa dông mạnh và mở rộng toàn miền.

Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được bồi thường theo quy định mới?

Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được bồi thường theo quy định mới?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được Nhà nước bồi thường là vấn đề được nhiều người quan tâm. Luật Đất đai 2024 quy định rõ về việc bồi thường cho đất không có giấy tờ khi Nhà nước thu hồi đất.

Thông tin mới nhất tuyển sinh vào trường đại học Y Hà Nội: Lần đầu tuyển khối A

Thông tin mới nhất tuyển sinh vào trường đại học Y Hà Nội: Lần đầu tuyển khối A

Giáo dục - 2 giờ trước

Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) vào một số ngành, nâng tổng số tổ hợp thành 5.

Tin sáng 20/5: Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông; 'Địa đạo' đã lên sóng truyền hình OTT dù vẫn trụ rạp

Tin sáng 20/5: Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông; 'Địa đạo' đã lên sóng truyền hình OTT dù vẫn trụ rạp

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Theo cơ quan khí tượng, bản đồ mưa dông xuất hiện ở hầu hết phần phía Tây của cả nước lúc 15h10 chiều 19/5, rủi ro lũ quét, sạt lở đất ở nhiều khu vực; 'Địa đạo' phiên bản đặc biệt sẽ được chiếu trên một nền tảng số.

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc

Xã hội - 11 giờ trước

Cục Cảnh sát Giao thông ngày 19/5 cho biết đơn vị chức năng vừa bắt giữ nghi can trộm cắp dây điện và cáp quang trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Đã bắt được nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở ở Sơn La

Đã bắt được nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở ở Sơn La

Xã hội - 11 giờ trước

Công an tỉnh Sơn La đã bắt giữ nghi phạm Tòng Văn Vương (SN 2005, trú tại xã Pi Toong, huyện Mường La) vì liên quan trực tiếp đến vụ sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở.

Xử phạt người đàn ông hành hung nhân viên y tế ở Phú Thọ

Xử phạt người đàn ông hành hung nhân viên y tế ở Phú Thọ

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Gây tổn hại đến sức khỏe của người hành nghề trong khi đang khám, chữa bệnh người đàn ông ở huyện Thanh Ba, Phú Thọ bị xử phạt 35 triệu đồng và buộc xin lỗi.

Top