Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số giảm thiểu số trẻ mắc bệnh Thalassemia

Thứ hai, 14:22 05/12/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Bệnh Thalassemia (Tan máu bẩm sinh) xuất hiện nhiều ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số do người dân có xu hướng kết hôn trong cùng dân tộc, hôn nhân cận huyết thống.

Bệnh Thalassemia/Huyết sắc tố là do gen bệnh di truyền từ bố mẹ sang con. Theo nghiên cứu năm 2017 của Viện Huyết học Truyền máu TƯ, đa số dân tộc thiểu số có tỷ lệ mang gen Thalassemia cao. Đặc biệt là các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, vừa có tỷ lệ cao và dạng đột biến nặng chiếm tỷ lệ cao (như Tày, Nùng, Dao, Mường, Thái) nên nguy cơ sinh con bị bệnh Thalassemia mức độ nặng cao hơn so với dân tộc Kinh hoặc các dân tộc thiểu số ở vùng khác. Do đặc thù người dân có xu hướng kết hôn gần trong cùng dân tộc, trong cùng khu vực gần, thậm chí kết hôn cận huyết thống.

Tại các vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số chưa có thói quen đi khám thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các thai phụ thường chỉ đến bệnh viện để sinh con, thậm chí có nơi thai phụ còn sinh con tại nhà. Hơn nữa các thai phụ không có đầy đủ thông tin, không nhận thức được tầm quan trọng của việc khám sức khỏe thai kỳ và sàng lọc trước sinh các bệnh tật cho thai nhi. Vì lý do này mà thai phụ đã không được tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán trước sinh về bệnh tật, do đó họ có thể sinh ra những đứa trẻ bị bệnh. 

Theo các bác sỹ, bệnh Thalassemia là bệnh di truyền nên khả năng chữa khỏi là rất hạn chế. Đa số người bệnh sẽ phải chung sống với căn bệnh này bằng cách phải thường đi bệnh viện. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Nếu bệnh nặng, có biểu hiện thiếu máu tan máu nặng, vàng da, lách to, nhiễm sắt, gây chậm phát triển thể chất. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ phải chữa trị lâu dài và đắt tiền (phải truyền máu và dùng thuốc thải sắt thường xuyên) tại các cơ sở y tế chuyên khoa, do vậy bệnh nhân thường khó sống qua tuổi vị thành niên vì những chi phí đắt tiền.

Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số giảm thiểu số trẻ mắc bệnh Thalassemia - Ảnh 1.

Tuyên truyền công tác dân số vùng dân tộc thiểu số. Ảnh minh họa: T.Hằng

TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, việc đẩy mạnh sàng lọc, chẩn đoán trước sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số sẽ giúp sớm phát hiện được các trường hợp thai nhi bị bệnh mức độ nặng. Từ đó tư vấn đình chỉ thai thì sẽ hạn chế số trẻ sinh ra bị bệnh, chủ động sinh ra những trẻ khỏe mạnh. Phòng bệnh cần có sự tự nguyện chủ động tham gia của người dân đặc biệt là lứa tuổi tiền hôn nhân, những người đang có kế hoạch sinh đẻ.

Cũng theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, cần phải có sự chung tay của nhiều cơ quan ban ngành ở tất cả các địa phương như ngành giáo dục, dân số, hoạt động đoàn thanh niên, hội phụ nữ, truyền thông đại chúng... Ngành y tế cần nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế về căn bệnh này và cung cấp các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật,… để người dân được tiếp cận tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán tại địa phương mình.

Để phòng chống bệnh Thalassemia, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có dự án 7: "Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em". Mục tiêu giảm số ca phù thai do bệnh Thalassemia, giảm số trẻ sinh ra bị bệnh Thalassemia, từng bước nâng cao chất lượng điều trị tại các cơ sở y tế cho bệnh nhân Thalassemia người dân tộc thiểu số, từng bước kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân hiện tại.

Mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2022 – 2025 có 25% nam, nữ thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn tại các xã có triển khai can thiệp tại khu vực III; 20% bà mẹ mang thai được tầm soát, sàng lọc trước sinh tại các xã có triển khai can thiệp tại khu vực III; 100% khoa sản tại các bệnh viện tuyến tỉnh tại 5 tỉnh dịch tễ (Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An) có truyền thông, tư vấn về bệnh Thalassemia...

Ngày 7/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030. Mục tiêu của Chương trình nhằm phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, tầm soát chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện thành công chiến lược dân số Việt Nam.


Thanh Hằng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ra máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Top