Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sasaran, làng chài đặc biệt của Malaysia

Thứ sáu, 19:16 13/02/2015 | Bốn phương

GiadinhNet - Vô cùng ấn tượng khi tới thăm làng chài Sasaran của Malaysia, bởi không chỉ chuyên nghề chài lưới mà làng con trở thành không gian độc đáo của những liên hoan nghệ thuật quốc tế đặc sắc.

Sasaran là một làng chài nhỏ, thuộc bang Kuala Selangor, Malaysia. Trước đây, điểm đáng nhớ duy nhất của làng có lẽ là loại sò huyết chất lượng tốt, được thu hoạch từ tự nhiên bởi các thuyền cá nhỏ. Các ngư dân trong làng đánh bắt cá, thu hoạch sò huyết còn nông dân thì trồng cọ lấy dầu. Họ hầu như không biết đến khái niệm “nghệ thuật”.

Nhưng mọi sự thay đổi lớn lao bắt đầu diễn ra từ năm 2008, Ng Bee, một họa sĩ sống trong làng kêu gọi những đồng nghiệp khác trong khu vực lân cận ngồi lại với nhau, tìm cách làm một điều gì đó có nghĩa cho quê hương. Họ muốn biến Sasaran thành một điểm đến nghệ thuật. Festival đầu tiên mang tên “Resonance” được tổ chức gặp phải khá nhiều khó khăn vì các nghệ sĩ địa phương và các ngư dân vốn chỉ quen với chuyên môn của họ, nay phải lo liệu những việc mới như kêu gọi tài trợ, tổ chức nơi ăn ở làm việc cho các họa sĩ quốc tế, triển lãm nghệ thuật và quảng bá sự kiện…

Festival quốc tế lại được tổ chức ở một làng nhỏ nên hầu như tất cả mọi thành viên của làng đều phải chung tay. Những quán ăn trong làng lần lượt xung phong nấu nướng phục vụ các họa sĩ và thành viên ban tổ chức. Xưởng rèn giúp đỡ các điêu khắc gia làm việc với kim loại, xưởng gỗ, xưởng sơn góp công, góp của giúp đỡ các họa sĩ trong những việc chuyên môn. Và mỗi nhóm thuyền chài thì xếp lịch thay nhau tài trợ cá, sò và các loại hải sản mà họ đánh bắt được…

Hội trường trưng bày tác phẩm của các họa sĩ quốc tế. Ảnh: Flickr

Hội trường trưng bày tác phẩm của các họa sĩ quốc tế. Ảnh: Flickr

Thế rồi Festival Sasaran bắt đầu nhận được những thành công lớn, thu hút sự chú ý của hàng chục ngàn lượt người dân bản địa và du khách kéo đến xem các sự kiện Festival. Trong 12 ngày liền mỗi kỳ liên hoan nghệ thuật, các nghệ sĩ tới từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia sáng tác các tác phẩm tranh, tượng, tranh tường, tranh 3D, sắp đặt, điều hành nghệ thuật, tham quan văn hóa và góp phần làm giàu thêm sự đa dạng trong môi trường nghệ thuật của Malaysia.

Các nghệ sĩ ngủ lại ngay trong xưởng vẽ vì làm việc đến khuya hay hàn huyên, hát hò với nhau quanh cốc trà, quán bia thâu đêm. Còn du khách đều muốn ở lại nhà dân trong làng để có được sựu giao lưu và trải nghiệm tốt nhất, hơn là nghĩ đến khách sạn.

Các nghệ sĩ quốc tế trong trang phục tự sáng tạo đang tham dự ngày hội diễu hành cùng người dân Sasaran và dân cư các vùng lân cận. Ảnh: soi.today

Các nghệ sĩ quốc tế trong trang phục tự sáng tạo đang tham dự ngày hội diễu hành cùng người dân Sasaran và dân cư các vùng lân cận. Ảnh: soi.today

Nghệ thuật đã thổi hơi thở mới vào mọi ngóc ngách đời sống của làng chài Sasaran. Người dân trong làng nhận thấy đời sống tinh thần của họ được hưởng lợi nhiều từ các hoạt động của liên hoan. Giới chuyên môn nghệ thuật Malaysia bắt đầu nhắc đến cái tên Sasaran. Sự thành công đó tạo điều kiện cho Festival tiếp tục diễn ra với tên gọi “Chúng ta cùng làm nghệ thuật” (We Art Together) năm 2011 và chủ đề mới “Nghệ thuật ở mọi nơi” (ART in the AIR).

Trong thời gian diễn ra “Nghệ thuật ở mọi nơi”, quỹ văn hóa Asahi Nhật Bản cũng đã cử 3 chuyên gia sang quan sát hoạt động của Festival Sasaran để học tập kinh nghiệm, mong áp dụng mô hình này cho một số làng ở Nhật Bản.

Festival Nghệ thuật Quốc tế Sasaran 2014 kéo dài từ ngày 27/11 đến ngày 8/12/2014 với nhiều hoạt động khác nhau, thu hút hàng chục ngàn lượt người xem và du khách tới từ mọi nơi trên thế giới. Trong khuôn khổ của festival, hàng trăm nghệ sĩ quốc tế đến từ 23 quốc gia đã sáng tác được 213 tác phẩm, tạo thành một triển lãm nghệ thuật lớn. Sau sự kiện chính thức của Festival, các tác phẩm nghệ thuật vẫn được trưng bày kéo dài hàng tháng liền để du khách tiếp tục chiêm ngưỡng.

Một tác phẩm được vẽ trên tường trong làng Sasaran. Lưu ý chiếc cần câu trong ảnh được gắn trên tường phía xa. Khách tham quan tới làng rất thích tạo dáng chụp ảnh với cần câu này.

Một tác phẩm được vẽ trên tường trong làng Sasaran. Lưu ý chiếc dây cần câu trong ảnh được gắn trên tường phía xa. Khách tham quan tới làng rất thích tạo dáng chụp ảnh với cần câu này. Ảnh: thestar.com.my

Các nghệ sĩ điêu khắc có một vườn tượng riêng trong khảnh đất đầu lối rẽ vào làng còn các nghệ sĩ vẽ tranh tường, graffity thì làm việc rải rác trên tường các ngôi nhà của người dân. Các tác phẩm lưu lại làng Sasaram ngoài tranh giá vẽ còn có tượng lớn, tượng nhỏ ở vườn tượng và các tác phẩm tranh tường rất đặc sắc ở khắp mọi nơi trong làng, tạo ra một khung cảnh kỳ thú, sinh động, vô cùng hấp dẫn. Du khách đến với Malaysia trước đây chỉ thấy là lạ khi tìm hiểu về văn hóa, phong tục bản địa thì nay có thêm những không gian đặc sắc để hòa nhập và truyền cảm hứng ở làng chài Sasaran độc đáo.

Được mệnh danh là viên ngọc quý, Selangor là một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất và danh lam thắng cảnh tại Malaysia, ở đây du khách sẽ được tận hưởng nền văn hóa Á Đông rực rỡ sắc màu, huyền bí, thú vị, không bao giờ kết thúc khám phá. Selangor nằm ở vị trí trung tâm của Malaysia, có cảng biển và sân bay lớn để du khách tới thẳng Selagor. Từ thủ đô Kuala Lumpur, bạn có thể đi bằng nhiều cách để tới làng chài Sasaran, chỉ với hơn một giờ lái xe ô tô cho thuê, taxi hoặc bắt xe khách du lịch.

Hòa Bình

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Chuyện đó đây - 3 giờ trước

Vũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?

Chuyện đó đây - 7 giờ trước

Đây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Tiêu điểm - 19 giờ trước

Thành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa

Tiêu điểm - 20 giờ trước

Không chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Trong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Giá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Bức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Top