Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sau khi các bộ, ngành di dời đến trụ sở mới: Số phận những khu đất “kim cương” giữa nội đô sẽ thế nào?

Thứ ba, 06:45 06/08/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Trước thực trạng nhiều bộ, ngành có trụ sở mới nhưng không trả nơi làm việc cũ, giới chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần phải ấn định thời gian để tránh tình trạng lan man kéo dài từ năm nay sang năm khác; tiếp đó phải tính đến phương án quản lý, sử dụng trụ sở bộ ngành cũ được ví như những "khối kim cương" nói trên.

Sau khi các bộ, ngành di dời đến trụ sở mới: Số phận những khu đất “kim cương” giữa nội đô sẽ thế nào? - Ảnh 1.

Trụ sở cũ của Bộ Ngoại giao (quận Ba Đình), Bộ Công an (quận Hoàn Kiếm), Ngân hàng Nhà nước (quận Hoàn Kiếm), Kiểm toán Nhà Nước (quận Cầu Giấy)… Ảnh: PV

Nhiều bộ ngành không chịu trả trụ sở cũ

Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) liên quan đến kế hoạch di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô Hà Nội. Theo đó, bà Thúy chất vấn tư lệnh ngành Xây dựng về những bất cập trong việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô Hà Nội.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu nhận định về tình trạng có trụ sở mới vẫn tiếp tục sử dụng trụ sở cũ, tận dụng quỹ đất sau di dời làm cơ sở 2 như các bộ: Công an, Nội vụ, TN&MT, KH&CN… Như vậy là không đúng với chủ trương quỹ đất sau di dời giao cho địa phương quản lý, khai thác, sử dụng để bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của địa phương.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, đến nay đã có 9 bộ, ngành hoàn thành việc đầu tư xây dựng và chuyển về làm việc tại trụ sở mới gồm: Bộ Nội vụ, Bộ TN&MT, Bộ KH&CN, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, VKSND tối cao. Tuy nhiên đến nay chỉ có Bộ Nội vụ bàn giao lại trụ sở cũ cho cơ quan có thẩm quyền quản lý.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà thông tin, 2 cơ sở đã được chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tạo nguồn vốn di dời và đầu tư xây dựng trụ sở mới là trụ sở Thanh tra Chính phủ (tại 220 Đội Cấn, quận Ba Đình) và trụ sở VKSND tối cao (tại số 45 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm). Còn lại, một số cơ quan vẫn tiếp tục sử dụng trụ sở cũ, chưa thực hiện việc bàn giao cho TP Hà Nội khai thác, sử dụng, như: Bộ Công an, Bộ TN&MT, Bộ KH&CN…

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng nhấn mạnh rằng các bộ, ngành, cơ quan Trung ương cần thực hiện nghiêm chủ trương bàn giao quỹ đất sau khi di dời về thành phố, để sử dụng theo quy hoạch được duyệt, ưu tiên đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Được biết, Bộ Xây dựng cũng đang bàn cách di dời 13 trụ sở bộ, ngành ra khỏi trung tâm Thủ đô theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong đó có Bộ KH&ĐT, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ NN&PTNT, Bộ VH-TT&DL, Bộ TT&TT, Bộ GD&ĐT, v.v...

Phải ấn định thời gian

Bàn về vấn đề trên, PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, Chính phủ phải ấn định một thời gian cụ thể yêu cầu bộ, ngành trả lại trụ sở cũ, đơn vị nào không chấp hành đề nghị xử lý bộ trưởng, trưởng ngành.

"Tôi đề nghị Chính phủ không để lan man kéo dài. Với bộ, ngành nào không không chịu trả trụ sở cũ, Chính phủ phải có hình thức xử lý, kỷ luật người đứng đầu là bộ trưởng, trưởng ngành", PGS.TS Bùi Thị An cho biết.

Ngoài ra, theo PGS.TS Bùi Thị An, khi Hà Nội tiếp nhận trụ sở cũ các bộ, ngành phải quản lý, sử dụng phù hợp chứ không phải xây chung cư, trung tâm thương mại… Nhiều trụ sở cũ các bộ, ngành có vị trí đẹp, công trình gắn với yếu tố văn hóa, lịch sử của thủ đô.

Ông Trần Quốc Thuận - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho rằng, việc bộ, ngành không chịu trả trụ sở cũ là bài toán thử thách công tác phòng chống tham nhũng, quản lý đất đai với Chính phủ. Theo ông Trần Quốc Thuận, nguyên nhân chính nằm ở giá trị đất giữa khu vực trụ sở cũ và trụ sở mới. Theo đó, trụ sở cũ của các bộ, ngành đều nằm ở vị trí đất có giá trị.

"Hiến pháp nêu rõ, đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Do đó, không có đất của bộ, ngành nào cả, ở đây là đất nhà nước giao làm trụ sở hoạt động và có quyền thu hồi. Vì thế, việc trả trụ sở cũ khi có nơi làm việc mới là yêu cầu bắt buộc, phải làm", ông Trần Quốc Thuận cho biết.

GS.TS.KTS Đỗ Hậu - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cũng bày tỏ, chủ trương di dời trụ sở cơ quan nhà nước ra khỏi nội thành là hợp lí để giảm tải áp lực lên hạ tầng giao thông. 

GS.TS.KTS Đỗ Hậu nhấn mạnh: "Một số cơ quan sau khi xây trụ sở mới ra bên ngoài vẫn sở hữu trụ sở cũ là không hợp lí. Tôi nghĩ Hà Nội đã cấp đất thì những cơ quan nào không đi nhưng chật thì cho họ giãn ra, không tăng thêm người. Đối với các bộ đã chuyển đi và trong khu vực đó hiện đang thiếu trường học thì có thể cải tạo thành trường học, tầng học cho rộng rãi. Hoặc một trụ sở di dời đi để nhường lại trụ sở cho một cơ quan khác đang chật chội là điều cần thiết. Mục đích chính là để giảm áp lực cho trung tâm, giảm bớt người đi, chứ không phải chuyển đi để cho các bộ có trụ sở sang hơn".

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực CLB Bất động sản Hà Nội chia sẻ, việc chậm di rời các trụ sở bộ, ngành đang là sự lãng phí tài sản của quốc gia. Tuy nhiên hiện nay, pháp luật vẫn còn kẽ hở chính vì vậy cần có những quy định, chế tài để xử phạt các cơ quan Trung ương đã xây xong trụ sở mới mà không bàn giao trụ sở cũ. Rõ ràng, người đứng đầu sẽ phải chịu hình thức kỷ luật nào đó thì mới thỏa đáng.


Nhóm Phóng Viên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí

Giáo dục - 24 phút trước

GĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó

Đời sống - 45 phút trước

GĐXH - Người ta tin rằng, khi một đứa trẻ chào đời trong các khung giờ sinh này, Thần Tài sẽ dẫn lối cho chúng cuộc đời "không giàu cũng quý".

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đi qua địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) có tổng kinh phí hơn 8.100 tỷ đồng. Sau khi mở rộng, tuyến đường sẽ có 8-10 làn đường, mặt cắt ngang 50-60 m, tốc độ thiết kế 80-100km/h.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Theo chuyên gia, đây là 3 con giáp dự báo có những thay đổi tích cực thời gian này. Tốc độ phát triển của các con giáp theo cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh.

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Xã hội - 1 giờ trước

Tháng Năm về, trong niềm xúc động hướng về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân miền Tây lại có cách riêng để bày tỏ lòng kính yêu với Bác. Không phô trương, không ồn ào, tình cảm ấy thấm đẫm trong từng gam màu, từng chất liệu dân gian mộc mạc của mo cau, lá sen, hạt gạo, dây điện, đá núi… tạo nên những bức tranh sống động, chan chứa hồn quê và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Xã hội - 1 giờ trước

Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt. Nhưng với đồng bào, đồng chí, mỗi dịp 19/5 là một khoảnh khắc thiêng liêng - không chỉ để bày tỏ lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn để soi lại chính mình qua tấm gương đạo đức trong sáng, đời sống thanh bạch và trái tim luôn rộng mở vì nước, vì dân của Bác.

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai 2024 quy định rõ các trường hợp không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất. Đó là những trường hợp nào? Dưới đây là những thông tin cụ thể.

Hàng chục triệu người dân miền Bắc phải hứng chịu kiểu thời tiết bất lợi kéo dài cả tuần

Hàng chục triệu người dân miền Bắc phải hứng chịu kiểu thời tiết bất lợi kéo dài cả tuần

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, dông tiếp tục xảy ra tại nhiều khu vực trên cả nước, Trong đó Bắc Bộ có mưa cả tuần, cao điểm mưa lớn từ ngày 22-25/5. Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại nhiều nơi.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.

Top