Sau tuổi 50, ăn sáng bằng mì tôm có tốt không? Bác sĩ: Người trung niên dù đói đến mấy cũng nên tránh xa 3 món này
Nhiều người lo lắng gan và thận ở tuổi trung niên sẽ suy yếu dẫn tới chức năng chuyển hóa - bài tiết không hoạt động tốt, ăn nhiều mì tôm sẽ dẫn đến tăng cholesterol trong cơ thể, gây rối loạn lipid máu. Vậy thực tế ra sao?
Ăn mì tôm buổi sáng có gây hại cho sức khỏe không?
Mì tôm từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trong bữa sáng của nhiều người bởi tính tiện lợi và hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, một số người lo ngại rằng thực phẩm này có thể gây hại sức khỏe do chứa nhiều chất béo, tinh bột và muối. Vậy thực hư ra sao? Tiến sĩ - bác sĩ Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, trả lời với truyền thông rằng, mì tôm có thể sẽ không trở thành tác nhân gây hại nếu được sử dụng đúng cách.
Mì tôm thực chất là nguồn cung cấp năng lượng phổ biến. Chỉ khi lạm dụng hoặc ăn không đúng cách mới có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Theo các chuyên gia, không có khuyến cáo nào yêu cầu hạn chế ăn mì tôm vào buổi sáng. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể kết hợp món ăn này với các thực phẩm khác để tạo ra một bữa sáng cân bằng. Chẳng hạn, bạn có thể chế biến mì tôm cùng thịt băm, trứng, tôm hay mực để bổ sung protein. Bên cạnh đó, việc thêm các loại rau như cải xanh, rau ngót, giá đỗ hoặc cà chua cũng giúp tăng cường vitamin và khoáng chất.
Một bữa sáng với mì tôm như vậy được coi là lý tưởng bởi sự kết hợp hài hòa giữa tinh bột, protein, và chất xơ. Lượng chất béo trong mì tôm cũng đã ở mức vừa phải, không cần phải bổ sung thêm. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn mì tôm chần qua nước sôi mà không có các thành phần bổ sung, bạn cần đảm bảo bữa ăn trong ngày có đầy đủ dưỡng chất để tránh mất cân đối.
Mặc dù mì tôm không hề "xấu", việc sử dụng nó cần được điều tiết. Các chuyên gia khuyến nghị chỉ nên ăn từ 2 đến 3 lần mỗi tuần, luân phiên với các món ăn sáng khác như cơm, phở, bún, xôi hoặc bánh mì.
Với những người đang hạn chế ăn nhiều dầu mỡ và muối, có thể trần sơ qua sợi mì tôm rồi đổ nước đi, không sử dụng các gói gia vị và dầu được cung cấp sẵn. Điều quan trọng là phải ăn đúng cách, nhai kỹ, kết hợp đủ sáu nhóm chất dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Cách chế biến một bát mì bò đầy đủ dinh dưỡng
Vào những buổi sáng lạnh lẽo của mùa đông, không gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một bát mì nóng hổi, thơm lừng. Với từng sợi mì mềm dai kết hợp cùng những lát thịt bò thơm ngon và nước dùng đậm đà, đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo để khởi đầu ngày mới.
Để nấu một bát mì đầy đủ dinh dưỡng, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như thịt bò, hành lá, củ cải trắng, cùng với các gia vị cơ bản.
Đầu tiên, thịt bò nên được ngâm nước để loại bỏ huyết dư và tạp chất, sau đó ướp với nước tương khoảng vài giờ để thấm đều gia vị. Khi hầm thịt bò, có thể thêm hành baro, gừng, tiêu nguyên hạt và một chút gia vị nấu phở để tạo hương vị đặc trưng.
Phần nước dùng thịt bò đậm đà này có thể được nấu trước và bảo quản trong tủ đông để sử dụng cho các bữa sáng khác. Khi cần, bạn chỉ việc hâm nóng và kết hợp với mì đã luộc chín cùng một số nguyên liệu như củ cải thái lát, hành lá và một chút tiêu. Nước dùng không chỉ làm tăng hương vị mà còn bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết.
Bát mì hoàn thành sẽ đem lại cảm giác ấm áp và ngon miệng, đặc biệt thích hợp cho những ngày đông se lạnh.
3 loại thực phẩm nên hạn chế trong bữa sáng
Bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cả ngày. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng thích hợp để ăn vào thời điểm này. Dưới đây là ba nhóm món ăn mà bạn nên hạn chế hoặc loại bỏ khỏi bữa sáng.
Đồ uống có đường
Nhiều người cho rằng đồ uống có đường là lựa chọn tiện lợi và nhanh chóng để bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, lượng đường cao trong các loại đồ uống này không chỉ gây nghiện mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt, nước ép trái cây hay sinh tố - dù nghe có vẻ lành mạnh - cũng chứa hàm lượng đường fructose đáng kể, có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ nếu sử dụng quá nhiều. Những loại sinh tố có thêm đường hoặc sữa càng làm giảm giá trị dinh dưỡng và gây áp lực lớn hơn lên gan.
Đồ chiên rán
Các món chiên như bánh rán, gà rán hay khoai tây chiên là lựa chọn hấp dẫn cho bữa sáng. Tuy nhiên, chúng thường chứa lượng calo cao, nếu tiêu thụ liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan đến tim mạch. Chất béo không lành mạnh trong đồ chiên rán còn làm tăng cholesterol xấu, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài.
Bánh mì trắng và bánh ngọt
Bánh mì trắng và bánh ngọt là thực phẩm phổ biến nhưng lại thiếu dưỡng chất cân đối. Các loại này thường được làm từ bột mì tinh luyện và đường, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose, làm tăng đường huyết nhanh chóng. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể dễ rơi vào trạng thái thèm ăn và việc hấp thụ quá nhiều tinh bột sẽ tạo gánh nặng cho hệ trao đổi chất. Để tránh tác động tiêu cực, bạn có thể thay thế bánh mì trắng bằng bánh mì nguyên hạt, kết hợp thêm rau xanh và trứng để cân bằng dinh dưỡng.
Tóm lại, việc lựa chọn thực phẩm và cách chế biến đúng đắn không chỉ giúp bữa sáng thêm ngon miệng mà còn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho một ngày dài. Dù là món mì tôm quen thuộc hay bất kỳ thực phẩm nào khác, điều quan trọng vẫn là sự cân đối và đa dạng trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Thùy Linh (Tổng hợp)
Từ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩu
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcTRUNG QUỐC - Nam bệnh nhân thường lựa chọn món lẩu trong các bữa ăn tiếp khách. Gần đây, ông sụt cân, mệt mỏi, đi khám phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn 2.
Mẹo phát hiện đồ gia dụng thuỷ tinh có chứa chì
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcĐồ gia dụng thuỷ tinh được nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện dụng và mẫu mã đa dạng, bắt mắt, vậy làm sao để phân biệt đồ gia dụng thuỷ tinh có chứa chì?
Mỗi sáng ăn 1 quả trứng luộc, người phụ nữ nhận kết quả bất ngờ sau 1 năm
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ không tin vào kết quả khám sức khỏe của mình sau 1 năm kiên trì ăn 1 quả trứng luộc vào mỗi buổi sáng.
Ngày nào cũng ăn cá có tốt cho sức khoẻ?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcCá là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, vậy nhưng ngày nào cũng ăn cá có tốt không?
5 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, ai có dấu hiệu này phải cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đột quỵ có nguy cơ cao xảy ra với những người có bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường và người hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia...
5 thực phẩm cứ để trong tủ lạnh là có thể gây ngộ độc, ung thư
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcViệc cất trữ thực phẩm trong tủ lạnh đã không còn xa lạ với nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng để được trong đó, đặc biệt là 5 thứ này.
Mùa lạnh phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcTăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Tai biến này thường để lại di chứng hết sức nặng nề như liệt nửa người, nói ngọng, bại não, hôn mê, sống đời sống thực vật, thậm chí tử vong.
Loai củ màu đen kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tỏi đen chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa cũng như giảm thiểu biến chứng của bệnh tiểu đường.
Yếu tố nguy cơ dễ bị đột quỵ mùa lạnh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNguy cơ đột quỵ có thể tăng lên khi thời tiết lạnh hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Điều này có thể là do nhiệt độ giảm làm thay đổi huyết áp và tình trạng đông máu trong cơ thể.
Polyp dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcPolyp dạ dày là các khối u của các tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Những polyp này khá hiếm và thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu nào.
Ung thư đại trực tràng, ai cần tầm soát sớm?
Bệnh thường gặpUng thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng cũng có thể điều trị và chữa khỏi tới hơn 90% nếu được phát hiện và điều trị sớm.