Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sau vụ nổ Văn Phú, nhớ về "vết thương" Hà Đông

Thứ bảy, 08:30 26/03/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Sau vụ nổ kinh hoàng ở Văn Phú, Hà Đông... dường như toàn bộ kí ức đau thương của người dân mảnh đất này lại trỗi dậy như một vết thương cũ đột nhiên rỉ máu.

Từ sau vụ nổ kinh hoàng ở khu đô thị Văn Phú, Hà Đông (Hà Nội), tôi đã mấy lần đi qua khu vực Văn Phú và không lúc nào thoát khỏi cảm giác rùng mình và thương xót. Một sáng ngồi cà phê với người bạn, ông nói có biết người phụ nữ chết trong vụ nổ cùng đứa con gái. Chị vẫn thường mang trứng ra bán ở khu phố nhà ông.

Cuộc sống thật mong manh. Có người hôm qua vừa thấy đi trên đường vui vẻ, sáng hôm sau đã rời bỏ thế gian. Điều ấy luôn mang đến cho tôi ý nghĩ: Hãy tận dụng thời gian để sống với những gì có nghĩa nhất.

Tối qua, mấy người bạn nói với tôi rằng họ nghe nói vật liệu nổ. Rồi thấy báo chí nói vật liệu nổ này được tìm thấy ở một khu gần đó khi người ta đào móng xây nhà. Có người nói cụ thể đó là quả bom vùi sâu trong đất thuộc địa phận làng Đa Sỹ, xã Kiến Hưng, quận Hà Đông.

Những người làm nhà không hề biết đó là bom và bán cho người thu mua sắt thép phế liệu. Các cơ quan chức năng cũng chưa có kết luận chính xác đó là một quả bom mà chỉ nói chất nổ đó là chất nổ dùng để chế tạo bom.

Nghe vậy, tôi lại nhớ đến một đêm của tháng 12 năm 1972. Đêm đó là một trong những đêm mà Mỹ ném bom ồ ạt Hà Nội bằng máy bay rải thảm B52. Và Đa Sỹ là đã trở thành bãi bom của B52. Tôi biết khá kỹ về cái đêm tang thương ấy của người dân Đa Sỹ vì đó là làng vợ tôi và làng của một người bạn thân của tôi.

Trận ném bom rải thảm đêm đó đã đã cướp đi sinh mệnh của 54 người, 20 người bị thương và 196 ngôi nhà bị phá hủy. Có những gia đình không còn một người nào sống như nhà cụ Tư Đỗ có ba người và tám cháu ở Hà Nội sơ tán về nhà cụ đều chết hết, như nhà cụ Ba Hét có bảy người đều bị chết.


Nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Sáng hôm sau tỉnh dậy, người ta nhìn thấy những mảnh thân xác và ruột gan của những người bị bom xé nát vung vãi khắp nơi và bị ném tung lên mắc cả trên những cành cây trong làng. Đó là ngày đại tang chưa từng có trong lịch sử của làng Đa Sỹ kể cả nạn đói năm 1945.

Năm ấy, vợ tôi 11 tuổi và đang ngủ dưới hầm. Khi những trái bom Mỹ ném xuống làng Đa Sỹ, vợ tôi chỉ nghe những tiếng ục... ục và ngay lúc đó đất cát bắn vào đầy miệng. Sáng sau tỉnh dậy, vợ tôi thấy hố bom san sát chỉ cách nhà chừng 15 đến 20 mét.

Cho đến bây giờ, vợ tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh một chiếc áo bông hoa bị xé tơi tả ném lên tận ngọn tre trong làng. Cô bé mặc chiếc áo bông hoa ấy không còn sống. Sau trận bom ấy, bố mẹ vợ tôi cố quên đi câu chuyện tang tóc của làng. Các cụ chỉ giữ lại một chiếc ấm nhôm đun nước bị mảnh bom xé rách như một vật chứng. Bây giờ chiếc ấm nhôm đó tôi vẫn giữ trong nhà.

Mới đấy mà đã 44 năm trôi qua. Nỗi kinh hoàng của trận ném bom rải thảm của B52 Mỹ tưởng đã chìm vào quá khứ. Nhưng trái bom phát nổ ở Văn Phú lại đánh thức toàn bộ ký ức của những người làng Đa Sỹ - những người sống sót qua cái đêm tang tóc ấy - về cái đêm chiến tranh khủng khiếp đó. Và trong lòng nhiều người Đa Sỹ, vết thương cũ lại chảy máu.

Thị xã Hà Đông không phải là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Tôi đặt chân lần đầu tiên lên thị xã Hà Đông khi 12 tuổi. Đó là vào một mùa hè bố tôi cho tôi ra chơi thị xã mấy ngày. Hồi đó, bố tôi công tác ở thị xã Hà Đông. Nhưng thị xã này để lại cho tôi nhiều kỷ niệm.


Chiếc ấm nhôm bị bom Mỹ xé nát. Ảnh: tư liệu gia đình nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Chiếc ấm nhôm bị bom Mỹ xé nát. Ảnh: tư liệu gia đình nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Có một sự kiện mà chỉ sau này lớn lên nghĩ lại tôi mới thấy rùng mình sợ hãi và cũng thấy mình là một kẻ quá may mắn. Đó là ngày 30 tháng 3 năm 1980, ngày thị xã Hà Đông tổ chức biểu diễn chương trình văn nghệ đặc biệt khánh thành rạp hát Nguyễn Trãi.

Lúc đó, rạp hát Nguyễn Trãi là công trình văn hóa lớn nhất của tỉnh Hà Tây (cũ). Bố tôi có được hai giấy mời dự buổi biếu diễn văn nghệ đặc biệt đó. Ông gọi tôi từ Hà Nội về để đi xem biểu diễn văn nghệ cùng ông. Ngày đó, được xem một chương trình văn nghệ là một may mắn lớn.

Chương trình biểu diễn văn nghệ sẽ khai mạc lúc 7h30 tối. Nhưng đúng hôm đó, Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua đời. Vì thế mà mọi hoạt động vui chơi dừng lại. Hơn 8 giờ tối, một sự kiện kinh hoàng xảy ra. Cả rạp hát Nguyễn Trãi vừa xây xong sụp đổ. Hàng trăm người Hà Đông trong đó có tôi đã suýt bị vùi xác trong hàng ngàn tấn sắt thép, xi măng.

Và cho đến lúc này, sẽ chẳng còn một người đàn ông tên là Nguyễn Quang Thiều ngồi viết những dòng buồn bã và thương nhớ về cái thị xã nhỏ bé ấy nữa.

Tôi có biết bao kỷ niệm đẹp về thị xã Hà Đông và cũng có những kỷ niệm buồn và cả những nỗi đau. Tôi có một người chị con chú làm ở Tỉnh hội Phụ nữ Hà Tây. Tên chị là Nguyễn Thị Thà. Chồng chị là một cán bộ miền Nam tập kết. Hai anh chị hiếm hoi mới có được một đứa con trai và cháu tên là Dũng.

Một buổi trưa, anh chị mời vợ chồng tôi đến nhà anh chị ăn bún riêu cua. Khi ăn xong, cháu Dũng sắn tay áo rửa bát rồi xin chị tôi cho đi chơi. Thấy vậy, chị tôi cười và nói: “Lần đầu tiên nó rưả bát giúp mẹ đấy cậu mợ ạ. Chắc trời hôm nay có bão mất”.

Sau đó chừng hai giờ đồng hồ, có người đến thông báo cho tôi cháu Dũng bị nước cuốn trôi ở chân cầu Đen Hà Đông. Chúng tôi đi tìm cháu suốt đêm. Sáng hôm sau chúng tôi mới tìm được xác cháu cách chân cầu Đen chừng năm cây số.

Khi cháu Dũng mất, chị tôi đã luống tuổi không còn khả năng sinh nở được nữa. Rồi chị tôi về hưu. Anh chị mua cây chít bó chổi và bán cho những người buôn chổi ở thị xã Hà Đông. Khi đã già, anh rể tôi quyết định trở về quê ở Bình Định. Khi đóng thùng đóng gói cho anh chị tôi về quê, nhiều người không kìm được nước mắt.

Cả đời anh chị tôi đi làm Cách mạng nhưng tất cả gia tài chỉ là những đồ dũng cũ như thớt mòn, dao cùn và mấy bộ quần áo bạc màu. Một năm sau, anh chị trở lại thị xã Hà Đông để đưa hài cốt cháu Dũng về quê nội. Đấy là gia tài lớn nhất cuộc đời anh chị tôi. Niềm an ủi lớn nhất cuối đời chị là ngày ngày được nhìn thấy ngôi mộ đứa con duy nhất của mình. Về quê được gần mười năm thì anh chị tôi lần lượt qua đời.

Ôi thị xã Hà Đông bé bỏng và thương cảm của tôi. Có những đêm khuya khoắt, tôi lang thang trong cái quận Hà Đông thời nay để tìm lại thị xã Hà Đông thuở trước. Tôi nhớ dịch giả Diễm Châu sau hàng chục năm sống lưu lạc xứ người trở về Hải Phòng để tìm lại ngôi nhà của mình. Nhưng khi đứng trước ngôi nhà của ông thì ông lại cố tình không bước vào mà coi như ông chẳng còn nhớ gì nữa.

Còn tôi bây giờ đứng dưới một cái cây mà tôi biết chỉ mới trồng được mươi năm lại cứ tin rằng đấy là cái cây của thị xã Hà Đông thuở trước.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 1 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Qua khai thác chủ nhân chiếc xe ô tô màu đỏ đã xuất hiện tại nơi anh H bị sát hại vào tối 6/4/2017, Công an tỉnh Nam Định thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hoàng Linh (SN 1987, trú tại Nam Định). Linh là kẻ có tiền án cùng nhiều mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Sau khi anh H tử vong, Linh cũng "biến mất" khỏi Nam Định.

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 3 giờ trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Xã hội - 4 giờ trước

Đôi khi ùn tắc trên cao tốc dịp nghỉ lễ không phải do tai nạn giao thông, lưu lượng phương tiện gia tăng mà lại từ nguyên nhân chủ quan của các tài xế.

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 6 giờ trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Xã hội - 6 giờ trước

Sáng nay, một ngôi nhà cấp 4 nằm trong khu dân cư ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bốc cháy ngùn ngụt.

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 7 giờ trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Top