“Say Tết” trên đỉnh Khoang La San
GiadinhNet - Người Hà Nhì sống trên đỉnh núi Khoang La San (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) đặc biệt coi trọng chữ tình. Họ tâm niệm, đã quý ai là phải kết nghĩa. Dân kết nghĩa với cán bộ xã, xã kết tình với đồn biên phòng, bộ đội kết duyên với các trường học. Cứ thế, họ thành người một nhà, ăn Tết một nơi…
Đàn ông không bia, phụ nữ không son phấn
Từ Hà Nội, đi theo quốc lộ 6 lên Tây Bắc là một thử thách vô cùng phiêu lưu với những “dốc Pha Đin chị gánh anh thồ, đèo Lũng Lô anh hò chị hát”. Chặng đường gian khổ nhất để đến ngã ba biên giới là mấy trăm cây số đường rừng ngoằn ngoèo, dốc cao, vực sâu. Nhưng nghĩ đến cột mốc cực Tây thiêng liêng của Tổ quốc, đến ngày Tết cổ truyền Hà Nhì đậm đà bản sắc, chúng tôi lại như có thêm những động lực mạnh mẽ để ngược núi, băng rừng đến với bà con nơi đây.
Sau hơn nửa ngày chạy xe máy, chúng tôi có mặt tại trung tâm UBND xã Sín Thầu của huyện Mường Nhé. Không khí tất bật chuẩn bị Tết trong các gia đình từ việc tập trung mổ lợn, đến làm bánh dày, nấu nồi cơm lớn… đã át đi thời tiết mưa lạnh ở Sín Thầu.
Xã biên giới Sín Thầu có hơn 800 khẩu, gần như 100% là người Hà Nhì, chỉ lác đác vài giáo viên người xuôi và bộ đội biên phòng của đồn A Pa Chải. Sức hút, sự hấp dẫn của miền biên viễn ngoài sự hoang sơ, hùng vĩ còn là cái tình. Cứ thấy người xuôi lên là quý, là uống rượu cái đã, bất kể lạ hay quen, lên đất này vì công việc gì.
Tấm tình ấy, một phần xuất phát từ bản sắc, tính cách, một phần đến từ những lương duyên của đồng bào với người xuôi. Những người hiểu biết thì gọi là ân nghĩa, những a pố (cụ già) thì đơn giản hơn chỉ là sự gặp gỡ duyên phận. Đến như Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Sín Thầu là Pờ Dần Sinh uống rượu với chúng tôi gần cả chục chén rồi mới biết là nhà báo lên công tác. Trước đó ông cứ tưởng chỉ là khách phượt lên A Pa Chải vẫn thường ghé nhà mình mỗi lúc lỡ bữa, tối trời.
Ông Pờ Dần Sinh ví von rằng Sín Thầu như một thiếu nữ cấm cung, cô độc, khao khát những thứ mới mẻ bên ngoài dù đơn giản chỉ là gói bột giặt hay que kem lạnh. Đàn ông không biết đến bia, phụ nữ không biết đến son phấn, trẻ con chẳng biết kẹo bánh, truyện tranh là gì. Trước đây, rừng Sín Thầu cọp, gấu nhiều đến mức thỉnh thoảng lại có người bị tát, bị vồ. Những tên suối, tên bản người Hà Nhì đặt đều gắn với những sự kiện có thật. Dốc bà cháu là nơi hai bà cháu đi nương bị hổ vồ, dốc ông gấu là nơi một người đàn ông bị gấu tát nhưng may mắn thoát chết, bản Suối Voi là nơi đàn voi rừng thường ra uống nước…
Trong cái gian khổ mà bây giờ nếu muốn kể phải mất một đêm trắng, ấn tượng nhất là những tấm lòng, sự hi sinh của anh bộ đội, giáo viên, anh công nhân mở đường đã “đánh thức” Sín Thầu. Cực Tây Tổ quốc bây giờ có nhà tầng, có tỷ phú, có người làm đến Bí thư huyện ủy Mường Nhé, có người đi học đại học dưới Thủ đô Hà Nội…
Đã quý là phải kết nghĩa
Dù đã có kế hoạch từ trước là lên đón Tết cổ truyền của người Hà Nhì trên đỉnh núi Khoang La San vậy mà tôi vẫn cứ như kẻ ngớ ngẩn lạc vào mê cung của những đêm xòe, chén rượu hay phong tục lạ mừng năm mới. Có cảm giác, tất cả cuộc sống, tình cảm của người Hà Nhì ở Sín Thầu đầu phơi hết ra. Người Hà Nhì ở Sín Thầu đã quý ai thì kết nghĩa. Xã kết nghĩa với đồn biên phòng, đồn biên phòng lại kết nghĩa với các trường học. Tất cả trở thành một khối đoàn kết, thống nhất.
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Chính trị viên đồn biên phòng A Pa Chải quê mãi tận Thái Bình nhưng rất am hiểu về Tết của người Hà Nhì. Anh cho biết, người Hà Nhì ở ngã ba biên giới ăn tết làm 2 lần. Lần thứ nhất bắt đầu vào ngày con rồng đầu tiên của tháng 10 âm lịch, kéo dài trong 5 ngày và kết thúc vào ngày con khỉ. Trong lần ăn tết thứ nhất này nhà nào cũng chỉ mổ lợn và làm bánh giầy để cúng tổ tiên. Lần ăn tết thứ hai bắt đầu vào ngày con rồng tiếp theo, khi ấy mới chính thức bước vào năm mới. Họ mổ gà và làm bánh trôi để cúng tổ tiên. Thời gian của lần ăn tết thứ 2 này kéo dài trong 3 ngày với nhiều lễ hội văn hoá truyền thống, những trò chơi dân gian.
Hôm chúng tôi đến, UBND xã Sín Thầu đang mổ bò để chuẩn bị Tết. Buổi chiều, mấy cán bộ xã kéo nhau lên thảo nguyên Tá Miếu. Họ chọn con bò to nhất, đẹp nhất rồi dắt về làm thịt đãi dân bản và khách thập phương. Tất cả các công đoạn, từ mổ thịt, chế biên đều do cán bộ xã tự làm để phục vụ dân bản. Rượu thịt đề huề, cán bộ xã phải đến tận từng nhà mời gia chủ. Vì người Hà Nhì đặc biệt coi trọng cán bộ chính vì thế, ngày tết đầu tiên phải được tổ chức ở UBND xã. Ăn uống no say, dân các bản nắm chặt tay nhau chung điệu xòe truyền thống của dân tộc mình. Giáo viên cắm bản, bộ đội biên phòng và cả chúng tôi cũng không được phép ngồi yên trước điệu xòe mê đắm lòng người. Chỉ có múa hát và uống rượu dưới ánh trăng.
Ngày tết thứ hai, ông Pờ Dần Sinh dẫn tôi đi một vòng để xem không khí tết của từng gia đình. Đó cũng là khoảng thời gian ông tận dụng để giải thích cho tôi những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào mình. “Trong Tết Hồ Sự Chà, bánh giầy là món không thể thiếu và cũng là lễ vật cúng tổ tiên vào đầu giờ sáng ngày tết đầu tiên. Nhà nào mổ con lợn to chứng tỏ năm vừa qua nhà đó làm ăn được, mùa màng bội thu. Thịt lợn được chế biến thành nhiều món ăn trong ngày Tết nhưng không thể thiếu món nộm thịt với vỏ của một loại cây rừng gọi là “Á Pé Khu Po”, vừa ngon vừa tăng cường sinh lực dẻo dai”, vị Bí thư Đảng ủy xã tâm sự.
Tôi may mắn được “xông đất” gia đình Lò Văn Minh, một giáo viên người Thái làm rể đất Sín Thầu. Lúc tôi vào gia đình Minh ở bản Tả Khố Cừ đã chuẩn bị đầy đủ cả. Chiếc “pín” lợn đực treo lủng lẳng ngoài cửa như muốn thể hiện rằng tết năm nay nhà Minh mổ lợn to. Việc cúng tổ tiên trong ngày tết của người Hà Nhì là do phụ nữ đảm nhiệm. Bàn thờ bên nội của người Hà Nhì được đặt ngay bên trên đầu giường ngủ của vợ chồng chủ nhà. Còn bàn thờ bên ngoại được đặt ở góc bếp. Bàn thờ chỉ là một chiếc giỏ đan bằng tre rất nhỏ hoặc 1 chiếc que cắm vào vách tường. Những ngày này, đàn ông có mỗi nhiệm vụ là uống rượu tiếp khách. Khách càng say thì gia chủ càng mừng, tình người càng đượm.
Chỉ mới đến được mỗi nhà Minh mà tôi đã phải phải uống hơn hai chục chén rượu. Chén trước chưa khà hết hơi men lại có người bắt tay mời uống tiếp. Không sao cả, càng say càng vui. Tết năm nay ở nhà Minh, ngoài chúng tôi còn đón thêm mấy vị khách từ bên kia biên giới. Một người đàn ông Lào và hai người Trung Quốc. Họ uống rượu, kể chuyện, trao đổi với nhau cách làm ăn, vui vẻ, đoàn kết, thân mật lắm. Người Hà Nhì quy định, ai đến sau “chào mâm” phải uống đủ ba chén rượu, bắt tay ba cái thật chặt, ai không uống được sẽ chịu hình phạt là ăn một xâu thịt mỡ.
Rời Sín Thầu khi mặt trời lên con sào. Cạnh gốc ngót rừng, những sơn nữ đứng địu con, nụ cười giòn tan sau nhịp tay vẫy vẫy. Chúng tôi chia tay người Hà Nhì sống trên đỉnh núi Khoang La San và hẹn ngày tái ngộ.
“Phiêu” trong một thế giới khác lạ
Các cán bộ huyện Mường Nhé (Điện Biên) chia sẻ, Tết với người Hà Nhì bây giờ đã như một giấc mơ, ở đó, người Hà Nhì vẫn được say, được đón khách phương xa về và được sống ở chính vùng đất của tổ tiên mình dù là ở miền biên viễn xa xôi. Có không ít các văn nghệ sĩ nổi tiếng, các nhà báo tìm đến với Tết Hà Nhì để được phiêu lãng trong một thế giới khác lạ. Thế nên bản thân các gia đình người Hà Nhì ở Mường Nhé mấy năm trở lại đây cứ dịp trước Tết là khách đã đăng ký đến ở chật kín.
Cao Tuân
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 6 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.