Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sẩy thai, vô sinh vì Polyp tử cung

Thứ ba, 10:19 03/11/2015 | Dân số và phát triển

Không chỉ gây ra huyết bất thường, các Polyp ở tử cung còn chứa nhiều nguy cơ gây sẩy thai, hiếm muộn, thậm chí vô sinh.

Nhiều dạng ở nhiều lứa tuổi

Tại một bệnh viện phụ sản, ngồi đợi tới lượt khám, Mai L. (Long An) nắm chặt tay mẹ, lo lắng. Người mẹ cũng căng thẳng không kém. Mai L. 20 tuổi, chưa lập gia đình. Mấy tháng trước thấy có tình trạng ra máu âm đạo bất thường, Mai L. chia sẻ với mẹ, bà lại nghĩ có lẽ do kinh nguyệt chưa đều.

Gần đây, khi vệ sinh vùng kín, cô gái thấy có một khối màu đỏ thòi ra khỏi âm đạo. Hốt hoảng, cô và mẹ đã vội vàng đến bệnh viện khám. Bác sĩ cho biết, khối màu đỏ là polyp cổ tử cung (CTC). Với những khối polyp quá lớn, nếu không điều trị, ngoài gây ra huyết bất thường, nhiều khả năng còn làm tắc CTC, khiến CTC hẹp lại hoặc biến dạng. Mai L. được nhập viện để xử lý polyp bằng phương pháp nội soi.

Chị Mộng Th. (Bình Dương, 32 tuổi) bị sẩy thai trong lần mang thai đầu, khi 27 tuổi. Năm năm sau, chị vẫn chưa thể có thai trở lại. Gần đây, khi chị đi siêu âm đầu dò, phát hiện có polyp trong lòng TC, kích thước khá lớn (23mm x 13mm). Bác sĩ xác định đây là nguyên nhân khiến chị khó có thai. Chị xuất viện sau hai ngày nhập viện mổ nội soi lấy polyp.


Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock

Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock

Chị Hồng Ch. (Đăk Lăk, 45 tuổi) đã sinh hai con. Khi thấy chu kỳ không đều, thường bị rong kinh, suy nghĩ có lẽ do đang ở độ tuổi tiền mãn kinh nên chị chủ quan không đi khám. Sau gần nửa năm, tình trạng ra huyết càng nhiều và trầm trọng hơn.

Sau khi khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm, X-quang và nội soi, bác sĩ kết luận, polyp nội mạc TC đã tràn cả lòng TC. Do kích thước quá lớn, bác sĩ đã phải mổ ổ bụng, xẻ TC, mới lấy được polyp.

Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy polyp của bệnh nhân thuộc dạng lành tính. Tuy nhiên, trường hợp này được các bác sĩ chỉ định cần thực hiện đúng lịch tái khám vì vẫn không loại trừ được khả năng hóa ác về sau.

Chị Ngọc P. (TP.HCM) bị ung thư nội mạc TC do polyp hóa ác. Mãn kinh từ năm 52 tuổi, để duy trì tuổi xuân, theo lời chỉ dẫn của nhiều người, chị đã bổ sung nội tiết tố qua đường ăn uống bằng thực phẩm chức năng và một số loại thuốc.

Bước qua tuổi 61, thỉnh thoảng thấy ra huyết âm đạo bất thường, mỗi lúc một nhiều hơn, chị P. quyết định đi khám. Bác sĩ chỉ định nội soi TC và phát hiện lòng TC của bệnh nhân có một khối polyp lớn (kích thước 31mm x 25mm).

Mẫu nội soi sinh thiết được đưa đi giải phẫu bệnh cho kết quả ung thư nội mạc TC, may mắn vẫn còn ở giai đoạn sớm. Chị P. đã phải trải qua cuộc phẫu thuật nội soi trong hơn hai giờ để cắt bỏ toàn bộ TC. Sau đó, bệnh nhân được hóa trị, xạ trị để điều trị hỗ trợ, loại trừ nguy cơ ung thư di căn.

Các loại Polyp tử cung thường gặp

Theo TS-BS Lê Thị Thu Hà, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Từ Dũ, polyp nội mạc TC là sự quá phát lành tính của mô lót bên trong TC, tạo thành u nhô vào buồng TC; polyp có thể ở CTC. Polyp thường gắn vào lớp mô bên dưới bởi một cuống, phần trên phình ra; kích thước của polyp thay đổi từ vài mm đến vài cm, không ít trường hợp có rất nhiều polyp với kích thước lớn, tràn cả lòng TC, hoặc lấp kín cả CTC.

Polyp CTC thường xuất hiện sau tuổi 20 còn polyp nội mạc TC xuất hiện muộn hơn, thường sau tuổi 40 và có khả năng hóa ác ở phụ nữ trên 60 tuổi. Polyp CTC thường gặp trong độ tuổi sinh đẻ, kể cả phụ nữ chưa lập gia đình.

Nếu còn nội tiết tố thì vẫn có nguy cơ bị polyp CTC. Polyp CTC có khả năng gây nguy hiểm khi bị hoại tử. Polyp hoại tử sẽ gây chảy máu, tiết dịch, gây mùi hôi. Nếu không xử lý kịp, tình trạng hoại tử có nguy cơ khiến toàn thân bị nhiễm trùng. Hơn nữa, khi to dần lên, polyp còn làm tắc CTC, khiến CTC hẹp lại hoặc biến dạng.

Không chỉ vậy, nếu đã mang thai mới phát hiện bị polyp, đặc biệt khi polyp gây ra huyết nhiều sẽ nguy hiểm cho thai nhi và sức khỏe người mẹ. Tùy từng trường hợp cụ thể, thai phụ có thể được chỉ định xoắn polyp (thủ thuật nhằm cắt bỏ và nong cuống polyp) để chấm dứt tình trạng ra huyết.

Tuy nhiên, thủ thuật này có nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Không ít trường hợp, việc xử lý polyp gây sẩy thai. Nếu có kích thước nhỏ và không gây ra máu nhiều thì hầu hết các polyp CTC sẽ không được can thiệp trong thai kỳ. Polyp không gây cản trở cho quá trình chuyển dạ nên người mẹ vẫn có thể sinh thường theo ngả âm đạo.

TS - BS Dương Phương Mai, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Quốc tế TP.HCM cho biết, polyp nếu xuất hiện ở nội mạc TC sẽ gây nhiều ảnh hưởng hơn đến sức khỏe phụ nữ nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.

Vì nằm trong lòng TC nên nó tác động trực tiếp đến thai nhi trong suốt quá trình người mẹ mang thai. Do đó, khi bị polyp nội mạc TC, thai phụ sẽ có nhiều nguy cơ bị sẩy thai.

Hơn nữa, vì cản trở quá trình làm tổ của thai nên polyp cũng là nguyên nhân gây hiếm muộn, thậm chí vô sinh. Nếu phát hiện bị polyp nội mạc TC trong thời gian mang thai, thai phụ sẽ cần dùng thuốc hỗ trợ để giúp thai bám chắc hơn.

Hình thành do bị tăng tiết dịch sau viêm, polyp thành âm đạo là một dạng nang nước, tuy không cản trở việc giao hợp nhưng nếu nang mọc ở thùy trước thì có khả năng gây bí tiểu. Nang nước này còn có nhiều nguy cơ bị vỡ, khi đó người bệnh sẽ bị mất máu và có nhiều khả năng nhiễm trùng.

Khám phụ khoa: Loại trừ nguy cơ sẩy thai, vô sinh

Hầu hết polyp là lành tính, số có khả năng hóa ác chiếm khoảng 10-15%, thường rơi vào độ tuổi mãn kinh. Nhiều phụ nữ có thể vừa bị cả polyp nội mạc TC lẫn ung thư nội mạc TC hoặc ung thư nội mạc TC do polyp nội mạc TC tiến triển.

Theo nhiều thống kê, ung thư nội mạc TC hay còn gọi ung thư thân TC là một trong bốn loại ung thư phụ khoa phổ biến nhất trên thế giới. Hằng năm, tại Mỹ có trên 40.000 người mới mắc và trên 7.000 người chết.

Polyp có thể xuất hiện ở bất kỳ phụ nữ nào và hiện y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ bị cường estrogen, béo phì, tiểu đường, có nhân xơ TC, tự ý sử dụng các loại thuốc bổ sung nội tiết đơn thuần estrogen là đối tượng có nguy cơ cao bị polyp nội mạc TC, đồng thời cũng dễ đưa đến nguy cơ bị ung thư nội mạc TC. Các yếu tố làm tăng khả năng polyp CTC là nhiễm trùng, tăng sinh mạch máu vùng CTC.

Theo TS-BS Lê Thị Thu Hà, những dấu hiệu để nhận biết sớm khi TC có polyp là ra huyết âm đạo bất thường, rong huyết, cường kinh; ra huyết âm đạo giữa kỳ kinh; ra huyết âm đạo sau mãn kinh; ra huyết âm đạo sau giao hợp; vô sinh.

Do không biết được nguyên nhân, không thể phòng ngừa polyp, nên cách tốt nhất để kiểm soát là chị em cần tuân thủ việc khám phụ khoa định kỳ và ngay sau khi có những dấu hiệu bất thường như đã kể trên.

Polyp CTC dễ chẩn đoán và có thể nhìn thấy trực tiếp ngay khi thăm khám. Xử lý polyp CTC khá đơn giản, nếu kích thước nhỏ, bác sĩ chỉ cần làm thủ thuật xoắn, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày. Song nếu để quá lớn, che lấp CTC, việc xử lý phức tạp và tốn kém. Người bệnh sẽ cần nhập viện và được gây mê để xử lý polyp.

TS-BS Dương Phương Mai lưu ý , polyp nội mạc TC khó chẩn đoán, không thể nhìn bằng mắt thường, thậm chí có nhiều nguy cơ bị bỏ sót khi siêu âm. Phương pháp xử lý khi có polyp nội mạc TC là nội soi sinh thiết.

Cách này mang lại hiệu quả điều trị cao hơn vì giúp lấy được cả phần chân polyp. Nhiều trường hợp buộc phải mổ ổ bụng để giải quyết polyp vì kích thước polyp quá lớn. Khi đó, TC đã có một vết sẹo và bệnh nhân sẽ phải đối diện thêm nguy cơ bị vỡ ổ bụng do nứt vết sẹo khi mang thai. Vì vậy, việc tầm soát, phát hiện và xử lý polyp nội mạc TC sớm sẽ giúp chị em tránh được hàng loạt nguy cơ bị sẩy thai, hiếm muộn hay vô sinh.

Lưu ý, polyp TC sau khi xoắn vẫn có khả năng mọc lại khá cao. Vì vậy, những người đã từng xoắn polyp, cần tuân thủ tái khám để kiểm soát polyp tốt hơn.

Thực tế có không ít trường hợp khi thấy ra máu âm đạo bất thường, không đến bệnh viện mà lại đến khám ở những “thầy lang vườn” để đắp thuốc hoặc tự ý mua, sử dụng viên đặt âm đạo. Bệnh không hết mà ngày một nặng hơn, chảy máu nhiều hơn. Khi đến bệnh viện thì CTC đã bị viêm - nhiễm trùng, sùi, lở loét, sinh mủ.

Trong những trường hợp này, ngoài xử lý polyp, bác sĩ còn phải điều trị để tránh nhiễm trùng toàn thân. Bệnh nhân sẽ phải chịu nhiều đau đớn, thời gian nằm viện kéo dài và tốn kém nhiều chi phí.

TS - BS Dương Phương Mai (Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Quốc tế TP.HCM)

Theo Phụ nữ TPHCM

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top