Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sinh con có trách nhiệm

GiadinhNet - Thời gian qua, trên một số diễn đàn có đưa ra các ý kiến nhiều chiều về việc “đẻ thoải mái” và “sinh con có trách nhiệm”. Dẫu đa chiều nhưng phần lớn ý kiến vẫn đánh giá: Sinh con có trách nhiệm không phải thích là đẻ mà là nuôi dạy con nên người, có ích cho xã hội. Còn các chuyên gia về dân số thì khẳng định: Việc sinh đẻ không chỉ là câu chuyện của mỗi gia đình…

 

Tư vấn các biện pháp tránh thai an toàn cho nam nông dân tại vùng biển Cửa Lò - Nghệ An.	Ảnh: Hồ Hà
Tư vấn các biện pháp tránh thai an toàn cho nam nông dân tại vùng biển Cửa Lò - Nghệ An. Ảnh: Hồ Hà

 

Trách nhiệm với gia đình, xã hội

Rất quan tâm đến vấn đề này, bà Ngô Thị Na (khu tập thể Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Nhiều người đang quan niệm “thích thì đẻ, con tôi, tôi nuôi”. Tôi nghĩ, có phải gà vịt đâu mà đẻ không cần nghĩ”.

Còn chị Tuyết (quê ở Thái Bình, bán hàng ăn trên phố Núi Trúc, Giảng Võ, Hà Nội) thì cười nói: “Bây giờ có bảo đẻ nữa em cũng chẳng dám. Đẻ nhiều mà con cái không được học hành đến nơi đến chốn, không đủ ăn, còi cọc, ốm đau không có tiền thuốc thì khổ cả mình, cả con. Con đông cũng khổ mà ít con cũng khổ, theo em mỗi gia đình nên có 2 con là hợp lý nhất”.

Trên các diễn đàn mạng xã hội, một số ý kiến thì cho rằng, gia đình có điều kiện kinh tế, có khả năng chăm lo được cho con cái thì cứ đẻ. Tuy nhiên, nhiều người cũng bày tỏ quan điểm: Sinh con không chỉ là theo ý thích của mình mà không quan tâm đến tình hình chung cư đất chật, người đông, tài nguyên nhiều hay ít.

“Sinh con đẻ cái là duy trì nòi giống, nhưng tôi dám chắc ai cũng muốn đứa con mình sinh ra được hạnh phúc, có tương lai tươi sáng, chứ không phải chỉ là cứ đẻ theo bản năng rồi “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”, nickname Maivangxuan viết.

Còn nickname Namtrungvt tâm sự: “Chính tôi sinh ra trong một gia đình đông con, cuộc sống khó khăn, khổ sở. Cả 6 anh, chị em không ai học hết cấp hai, nay mỗi người một nơi mưu sinh. Có người cuộc sống đã tạm ổn, người thì nghèo túng làm bậy vào tù ra tội. Anh tôi từng trách móc bố mẹ đã nghèo mà đẻ nhiều nên con cái khổ. Còn tôi không trách bố mẹ mà chỉ ước rằng, giá mình chưa từng được sinh ra”.

Hệ quả không thể lường trước

 

Duy trì mức sinh thấp hợp lý là một trong những mục tiêu lớn của ngành Dân số.
 	Ảnh: Dương nGọc

Duy trì mức sinh thấp hợp lý là một trong những mục tiêu lớn của ngành Dân số. Ảnh: Dương Ngọc

 

Người Việt Nam có câu “Sinh nhân bất sinh địa” (con người sinh sôi nhưng đất đai thì không). TS Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, đây là một “tổng kết” hoàn toàn đúng đắn, khách quan. Khi thế giới có 3 tỷ người thì Việt Nam mới có hơn 30 triệu người. Nay thế giới có hơn 7 tỷ người thì Việt Nam đã có hơn 90 triệu người. Nghĩa là trong vòng 50 năm qua, dân số thế giới tăng gấp 2,33 lần, còn dân số Việt Nam tăng gấp 2,91 lần.

Theo TS Bùi Ngọc Thanh, chỉ nói riêng về kinh tế - xã hội thì dân số là bài toán tổng thể, “bài toán mẹ” của tất cả các bài toán chi tiết: Dân số là bài toán của cơ sở hạ tầng, nhà ở, đường sá giao thông. Dân số là bài toán của an ninh lương thực, thực phẩm. Dân số là bài toán của giáo dục, đào tạo. Dân số là bài toán của y tế, khám, chữa bệnh. Dân số là bài toán của lao động, việc làm. Dân số là bài toán của môi trường, của nước sạch nông thôn, miền núi. Dân số là bài toán của xóa đói, giảm nghèo. Dân số là bài toán của an sinh xã hội, cứu trợ xã hội... Chính vì vậy, dân số quá đông sẽ gây áp lực rất lớn đến hạ tầng cơ sở và an sinh xã hội.

Theo tính toán của các chuyên gia, để đảm bảo ổn định kinh tế – xã hội như hiện tại, nếu tốc độ phát triển dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đương phải đạt 4%. Quyền sinh đẻ là của mỗi người, nhưng chúng ta cũng phải hiểu mức sinh quá cao và quá thấp đều dẫn đến hệ quả không thể lường trước.

Hơn 50 năm qua, nhờ thực hiện thành công cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, công tác DS-KHHGĐ đã gặt hái được những thành quả to lớn. Nếu số con trung bình của một phụ nữ có chồng ở giai đoạn 1969-1974 là 6,1 con thì nay, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế 2,1 con, giúp tăng bình quân GDP, xóa đói giảm nghèo, cải thiện giáo dục, y tế góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đưa Việt Nam gia nhập nhóm các nước đang phát triển, có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, hiện  quy mô dân số của Việt Nam vẫn đang đứng thứ 13 trong các nước trên thế giới, với mật độ dân số là 273 người/km2 - đứng thứ 3 trong khu vực và đứng thứ 16/51 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á.

Công tác dân sốcần linh hoạt đối với từng vùng, miền

Trả lời trong chương trình “Vấn đề hôm nay” vừa phát sóng trên VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam ngày 15/6, TS Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Từ trước đến nay, công tác DS-KHHGĐ là một cuộc vận động xã hội rộng lớn để cho các cặp vợ chồng quyết định số lượng con, khoảng cách và thời điểm sinh con phù hợp với chính sách DS-KHHGĐ. Đảng và Nhà nước từ trước đến nay rất quan tâm đến cuộc vận động này. Chúng ta đã giữ được mức sinh thay thế trong suốt 10 năm qua. Có thể nói đây là một thắng lợi rất lớn của công tác dân số. Duy trì mức sinh thấp hợp lý, mức sinh thay thế này càng lâu càng tốt, càng có lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Ở nhiều nước trên thế giới, việc thực hiện chính sách dân số không phải là điều dễ dàng. Nhiều nước đã buộc phải dùng biện pháp hà khắc để hạn chế mức sinh, nhiều nước khác lại thất bại trong việc khuyến sinh.

Chính vì vậy, theo TS Lê Cảnh Nhạc, dù đã đạt mức sinh thay thế, nhưng công tác DS-KHHGĐ luôn linh hoạt đối với từng vùng, miền. Với các tỉnh có mức sinh cao, chưa đạt mức sinh thay thế cần hạ mức sinh và phấn đấu đạt mức sinh thay thế. Những nơi mức sinh xuống thấp như TPHCM, miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long cần duy trì để mức sinh không giảm nữa, rồi từng bước nâng dần lên.

Duy trì mức sinh thấp hợp lý – kịch bản tốt nhất

Các chuyên gia trong lĩnh vực dân số đã đặt ra ba kịch bản cho công tác DS-KHHGĐ ở Việt Nam. Kịch bản thứ nhất là, nếu mức sinh tăng trở lại và tổng tỷ suất sinh (TFR - số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) là 2,3 - 2,5 con/ phụ nữ thì sau năm 2049, quy mô dân số nước ta có thể đạt cực đại là 130 - 140 triệu người, tăng thêm hơn 40 triệu người so với hiện nay. Kịch bản thứ hai là, nếu để mức sinh giảm xuống quá thấp với TFR chỉ đạt 1,35 con/phụ nữ thì vào năm 2049, quy mô dân số đạt cực đại là 95 - 100 triệu người. Kịch bản thứ ba là, nếu duy trì mức sinh thấp hợp lý với TFR là 1,9 - 2,0 con/phụ nữ thì năm 2049, quy mô dân số cực đại là 115 triệu người.

Nếu theo kịch bản thứ nhất, đến năm 2049, mật độ dân số nước ta sẽ là 400 người/km2. Điều này sẽ tạo nên một áp lực rất lớn lên hạ tầng kinh tế - xã hội. Nếu theo kịch bản hai, khi mức sinh xuống quá thấp làm cho quá trình già hóa dân số của Việt Nam diễn ra nhanh hơn, thời kỳ cơ cấu dân số vàng cũng ngắn hơn, sẽ dẫn đến thiếu hụt về nguồn lực lao động, sự phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều bế tắc như một số nước châu Á đã từng gặp phải như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Hiện Việt Nam đã thực hiện theo kịch bản ba là duy trì mức sinh thấp hợp lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

 

Việc thực hiện cuộc vận động lớn về DS-KHHGĐ với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tự nguyện của người dân, cùng với việc cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến người dân, Việt Nam sẽ thực hiện thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 với các mục tiêu đã đề ra: Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản; Duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số (phát huy lợi thế cơ cấu "dân số vàng"; Chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh) và phân bố dân số góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

(TS Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ)

Hà Thư/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Top