Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sống ở thành phố: Làm gì khi rắn vào nhà?

Thứ tư, 09:56 21/09/2016 |

GiadinhNet - Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nơi có điều kiện lý tưởng cho các loại côn trùng, bò sát… sinh sôi nảy nở. Vì thế, ngay cả khi đã qua mùa mưa ẩm ướt nhưng vẫn xuất hiện hiện tượng rắn chui vào nhà. Nhiều người vì chủ quan đã bị rắn cắn, phải nhập viện trong tình trạng bị đe dọa về tính mạng.

Cháu bé suýt nguy kịch vì bị rắn cắn mà cha mẹ không biết. Ảnh: TL
Cháu bé suýt nguy kịch vì bị rắn cắn mà cha mẹ không biết. Ảnh: TL

Bị rắn cắn ngay trong nhà

Mới đây, vào ngày 2/9, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) đã tiếp nhận một trường hợp trẻ bị rắn cắn khi chơi trong sân nhà mà gia đình không hề biết. Cháu bé được đưa vào viện trong tình trạng tay bị sưng tấy tụ máu, cử động khó khăn, khó thở, buồn nôn, lơ mơ.

Khi đưa đến viện, gia đình cho biết, cháu bé bị côn trùng cắn (nghi vấn là bị ong cắn). Tuy nhiên sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ phát hiện cháu bé bị rơi vào tình trạng rối loạn đông máu nặng. Dựa vào vết cắn, vùng địa lý và tình trạng rối đông máu, bác sĩ nghi ngờ cháu bé bị rắn lục cắn. Sau đó, cháu bé được truyền huyết thanh kháng nọc rắn kết tủa lạnh, kháng sinh và các biện pháp điều trị hỗ trợ. Tình trạng đông máu của cháu bé đã được ổn định vào ngày hôm sau.

Tháng 2/2016, chị Nguyễn Thị Lý (26 tuổi, ngụ tại thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) đang ăn cơm trưa tại nhà thì bị một con rắn lục từ trên gác lửng rơi vào người. Quá bất ngờ, chị Lý chưa kịp phản ứng thì “kẻ đột nhập” đã cắn ngay vào chân. Sau đó, chị đã được người thân đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Một trường hợp khác ở Hải Dương thì bị rắn cắn ngay phòng bật điều hòa. Hôm đó, anh N.V.N ngủ dưới sàn. Sáng dậy, anh N thấy người đau nhức, nói không được. Người nhà thấy xác con rắn cạp nia to bằng ngón tay bị đè bẹp dưới lưng anh N nên đã vội vàng đưa anh N đi cấp cứu. Sau đó, anh N được chuyển lên Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) trong tình trạng liệt cơ, liệt cơ hô hấp, phải đặt ống nội khí quản, thở máy.

Cách xử lý khi bị rắn cắn

Giày cũng là nơi trú ngụ lý tưởng của rắn.
Giày cũng là nơi trú ngụ lý tưởng của rắn.

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), khi biết hoặc nghi bị rắn cắn, đầu tiên phải giữ bình tĩnh, dùng cây hay gậy lấy rắn ra. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước, sát trùng bằng dung dịch Betadine hay Povidine nếu có. Nẹp cố định chi bị rắn cắn như nẹp gãy xương và băng ép từ trên vết thương xuống. Lưu ý băng ép được khuyến cáo với nhóm rắn hổ, không nên áp dụng cho nhóm rắn lục vì có thể làm tăng nguy cơ hoại tử tại chỗ. Hạn chế hấp thu nọc độc theo đường bạch huyết, ví dụ như bị rắn cắn ở mắt cá thì băng ép từ cẳng chân xuống. Nên để chi thấp hơn tim và chi bị rắn cắn phải tránh cử động tuyệt đối để không làm tăng hấp thu nọc độc.

Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, nên đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu có thể, mang theo con rắn đã bị đập chết đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp.

Đặc biệt lưu ý khi bị rắn cắn là không cột ga-rô vì sẽ gây thiếu máu nuôi phía chi bên dưới. Không cắt nhể vết rắn cắn để nặn máu, hút nọc độc… vì sẽ gây nhiễm trùng, chảy máu tại chỗ và tăng hấp thu nọc độc. Nếu đắp lá, rễ cây… thì có nguy cơ gây nhiễm trùng vết thương.

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học cho biết, rắn là loài bò sát máu lạnh, thích những chỗ đất ẩm thấp, mát và tối để trú ẩn. Rắn sẽ không cắn nếu con người không có tác động đến nó. Nó chỉ tấn công con người khi cảm thấy nguy hiểm. Khi thấy rắn trong nhà, cách tốt nhất là nên đối xử với nó một cách nhẹ nhàng. Có thể dùng gậy dài hoặc vòi phun nước áp suất cao để “xua” nó ra khỏi nhà. Nếu không làm được, hãy tìm sự trợ giúp để tránh bị rắn cắn.

Sáu cách để rắn không vào nhà

1. Dọn dẹp nhà cửa: Nơi mà rắn thường trú ngụ trong nhà là chăn màn, gầm giường, gầm tủ, chạn, đặc biệt là gầm máy giặt, giày, cây cối rậm rạp trong vườn… Rắn ưa bóng tối, thích mát mẻ nên việc cần làm là hãy dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa gọn gàng, tránh tạo những nơi ẩm thấp, tối tăm.

2. Bịt các ô cửa nhỏ, khe hở và ống thoát nước bằng các tấm lưới dày.

3. Rắc hùng hoàng: Bạn có thể dùng bột hùng hoàng (thường bán ở hàng thuốc Bắc) vì loài rắn rất kị mùi này. Chúng sẽ bỏ đi ngay lập tức khi thấy mùi hùng hoàng. Tuy nhiên, khi rắc bạn cần đeo bao tay, khẩu trang vì loại bột này cũng là chất gây độc cho người. Tránh để bột rơi vào thức ăn hoặc nguồn nước. Sau khi rắc cần rửa tay sạch sẽ. Do tính nguy hiểm, chỉ nên dùng biện pháp này khi cấp bách.

4. Nuôi chó hoặc mèo: Nuôi một chú chó hoặc một con mèo, thậm chí là ngỗng có thể giúp bạn đuổi rắn. Khi thấy rắn xuất hiện, những con vật này sẽ báo động giúp bạn có thể phát hiện sự xuất hiện của kẻ không mời. Con rắn có thể sợ và bỏ chạy, nhưng đôi lúc nó có thể tấn công lại vật nuôi.

5. Làm túi thơm đuổi rắn: Bên cạnh những biện pháp tránh rắn vào nhà, bạn có thể làm thuốc đuổi rắn để bảo vệ tính mạng khi đi ra đường hoặc đi ngủ. Bạn có thể cho vào túi nhỏ hỗn hợp giã nhuyễn của 1 củ tỏi, 10 nhánh hành hương và một ít thuốc lá sợi. Túi thơm này phần nào giúp rắn tránh xa khỏi bạn. Bạn có thể treo trước phòng của con nhỏ để yên tâm khi để bé ngủ một mình.

6. Trồng những loại cây mà rắn kỵ xung quanh nhà: Có một số loài cây vừa làm đẹp, vừa sử dụng như một gia vị trong bữa ăn lại có tác dụng đuổi rắn rất hiệu quả như cây nén, hoa lan tỏi, sả… Trong các loài cây trên, hoa lan tỏi (còn gọi là hoa thiên lý tỏi, hoa ánh hồng, hoa bâng khuâng) được coi là loại cây lý tưởng vừa làm đẹp nhà (hoa màu tím rất đẹp), vừa có tác dụng đuổi rắn. Vì lá cây này có mùi tỏi rất nồng, thậm chí nồng hơn cả tỏi nên mới được đặt tên là lan tỏi. Và cũng nhờ có mùi cay nồng khó chịu đó mà rắn mới tránh xa những khu vực có trồng cây này. Ngoài ra, các cây sả, lưỡi hổ, nén (còn gọi là cây hành tăm, hành trắng) cũng là những loại cây mà rắn tìm cách tránh xa.

Ngân Khánh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ ca sĩ từng đỗ 3 trường ĐH danh giá, từ bỏ làm bác sĩ để theo đuổi âm nhạc, có 2 biệt thự độc đáo ở TP.HCM và Đà Lạt

Nữ ca sĩ từng đỗ 3 trường ĐH danh giá, từ bỏ làm bác sĩ để theo đuổi âm nhạc, có 2 biệt thự độc đáo ở TP.HCM và Đà Lạt

- 14 giờ trước

GĐXH - Tóc Tiên được khán giả đánh giá là một trong những nữ ca sĩ có học vấn ''khủng'' nhất trong showbiz Việt.

Cách khắc phục lỗi máy giặt bị rung lắc và kêu to

Cách khắc phục lỗi máy giặt bị rung lắc và kêu to

Mẹo vặt - 22 giờ trước

Máy giặt là thiết bị quen thuộc trong mọi gia đình, nhưng bạn có chắc chắn rằng mình đang sử dụng máy giặt đúng cách?

Lợi ích của việc đặt dầu gió trong nhà vệ sinh

Lợi ích của việc đặt dầu gió trong nhà vệ sinh

Mẹo vặt - 1 ngày trước

Ngoài công dụng trị đau nhức, trị bệnh cảm lạnh, giúp giảm ho, nhức đầu, sổ mũi… dầu gió còn có thể giúp khử mùi hôi và đuổi côn trùng vô cùng hiệu quả.

Lý Hải của 'Lật mặt 7' thực sự giàu có tới mức nào?

Lý Hải của 'Lật mặt 7' thực sự giàu có tới mức nào?

- 1 ngày trước

GĐXH - Từng có căn nhà 40 tỷ giữa trung tâm TP HCM nhưng khoảng 5 năm nay, Lý Hải - Minh Hà đã chuyển về ngoại ô sống.

Ban công trong phòng khách hay trong phòng ngủ tốt hơn? Nghe người trong cuộc giới thiệu tôi mới biết mình mua nhầm

Ban công trong phòng khách hay trong phòng ngủ tốt hơn? Nghe người trong cuộc giới thiệu tôi mới biết mình mua nhầm

Không gian sống - 1 ngày trước

Trên thị trường bất động sản có rất nhiều loại nhà để bạn lựa chọn. Hầu như loại căn hộ nào cũng có ban công, khi mua nhà rất nhiều người tranh cãi về vị trí đặt ban công, có người cho rằng nên bố trí ban công ở phòng khách, có người lại cho rằng nên dành ban công cho phòng ngủ.

Tiêu thụ điện tăng vọt, người dân chú ý tiền điện cuối tháng và các mẹo tiết kiệm điện hiệu quả

Tiêu thụ điện tăng vọt, người dân chú ý tiền điện cuối tháng và các mẹo tiết kiệm điện hiệu quả

- 2 ngày trước

GĐXH - Tuần qua, công suất đỉnh hệ thống điện và nhu cầu điện đạt kỷ lục mới. Nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập.

Nơi chứa ổ vi khuẩn hàng ngày tiếp xúc, làm sao để làm sạch?

Nơi chứa ổ vi khuẩn hàng ngày tiếp xúc, làm sao để làm sạch?

Mẹo vặt - 2 ngày trước

Khi được hỏi "Đâu là nơi bẩn nhất trong gia đình?", hầu hết đều nói bệ toilet, nhưng nghiên cứu chỉ ra chính là miếng bọt biển, giẻ rửa bát.

Người thông minh bí mật trồng 6 cây cảnh trong nhà: Vừa gia tăng vận khí lại biết 'nuốt' bụi bẩn, làm đẹp không gian

Người thông minh bí mật trồng 6 cây cảnh trong nhà: Vừa gia tăng vận khí lại biết 'nuốt' bụi bẩn, làm đẹp không gian

- 2 ngày trước

Dù nhà lớn hay nhà nhỏ, gia chủ rất nên tham khảo 6 loài cây này để chưng trong nhà vào mùa hè.

Cô gái độc thân chia sẻ về không gian sống, bạn sẽ phát hiện ra nhiều món đồ trang trí rất đáng xuống tiền

Cô gái độc thân chia sẻ về không gian sống, bạn sẽ phát hiện ra nhiều món đồ trang trí rất đáng xuống tiền

- 3 ngày trước

Cảm giác được sống trong không gian mà mình yêu thích quả thật là một điều tuyệt vời mà không phải ai cũng có.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi nhận ra mình đã mua bao nhiêu “đồ vô dụng” trong suốt những năm qua!

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi nhận ra mình đã mua bao nhiêu “đồ vô dụng” trong suốt những năm qua!

- 4 ngày trước

Trong cuối tuần trước, tôi đã dọn dẹp nhà cửa và rồi tôi nhận ra mình đã mua bao nhiêu thứ vô dụng trong những năm qua và mình đã tiêu thêm bao nhiêu tiền.

Top