Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sốt xuất huyết không chừa trẻ "nhũ nhi", bác sĩ cảnh giác phụ huynh khi mùa mưa đến

Thứ ba, 16:38 21/09/2021 | Y tế

GiadinhNet - Bé trai 2 tuổi bị sốc sốt xuất huyết nặng, nhập viện khi đã khó thở, kích thích, bụng phình to.

Nhiều trẻ em mắc sốt xuất huyết

Một mình chăm con trai tại Trung tâm Các bệnh nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) suốt gần 10 ngày, chị Trang (ở Đan Phượng) cho hay khi chị thấy con sốt cao, có khi lên đến 41 độ C, nôn vài lần trong ngày liền cho bé uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, bé chỉ hạ sốt được chốc lát rồi lại sốt cao.

Chị cho con đến bệnh viện huyện, chẩn đoán là sốt xuất huyết rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương sau 2 ngày điều trị không đỡ. Ngoài đứa con trai lớn đang điều trị tại viện, trong gia đình chị Trang còn một đứa con nhỏ 4 tuổi cũng mắc bệnh nhưng nhẹ hơn. Ngoài ra, bố chị Trang ở quê cùng lúc bị sốt xuất huyết.

Thống kê tại Trung tâm Các bệnh nhiệt đới trẻ em, trong hơn 60 trẻ mắc sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị chủ yếu mắc ở thời điểm tháng 8 và tháng 9. Có trường hợp cháu bé mới 5-6 ngày tuổi đã mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do mẹ mắc sốt xuất huyết sau đó bị muỗi đốt, con muỗi đó lại đốt sang người trẻ khiến trẻ bị mắc bệnh.

Sốt xuất huyết không chừa trẻ nhũ nhi, bác sĩ cảnh giác phụ huynh khi mùa mưa đến - Ảnh 1.

Điều trị trẻ mắc sốt xuất huyết ở Bệnh viện Nhi đồng TP HCM.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 8 tháng đầu năm 2021, cả nước ghi nhận 43.952 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 13 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc sốt xuất huyết giảm 9,35% nhưng số ca tử vong lại tăng 10 trường hợp.

Riêng tại Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến nay, TP ghi nhận hơn 540 ca mắc sốt xuất huyết phân bố tại 27/30 quận, huyện, thị xã.

Còn tại TP HCM, Bệnh viện Nhi đồng thành phố vừa tiếp nhận và cấp cứu bé trai 2 tuổi bị sốc sốt xuất huyết nặng, nhập viện khi đã khó thở, kích thích, bụng phình to. Bệnh nhi được chuyển đến từ Tây Ninh 4 ngày trước.

Các bác sĩ xác định nguyên nhân do nước trong lòng mạch tại ổ bụng bị thất thoát khiến bụng phình to, gây áp lực lên phổi. Hai lá phổi vốn đã bị tràn dịch, nay lại càng thiếu hẹp không gian để trao đổi khí.

Sau 4 ngày điều trị tích cực, trẻ chưa thực sự hồi tỉnh nhưng đã có những dấu hiệu phục hồi, chức năng gan, thận, sinh hiệu dần cải thiện. Tuy nhiên, trẻ vẫn còn cần theo dõi sát, truyền thêm máu.

Gần đây, Bệnh viện Nhi đồng TP tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp trẻ em bị sốc sốt xuất huyết, trong đó có bé gái một tháng tuổi và một số ca cơ địa thừa cân, béo phì. Hồi cuối tháng 7, bệnh viện này cũng cấp cứu 5 trường hợp trẻ thừa cân, béo phì bị sốc sốt xuất huyết.

Cảnh giác với sốt cao

Trở về nhà sau 2 tuần chăm con trai ở bệnh viện, anh H.V.Đ (ở Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội) thấy đau đầu, sốt cao từ 39-39,5 độ C. 

Nghi mắc COVID-19, anh Đ lập tức liên hệ với Trạm y tế phường Yên Hòa để khai báo y tế và được lấy mẫu xét nghiệm. 16 tiếng sau, anh nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2, nhưng lại mắc sốt xuất huyết, nhập viện 108 điều trị trong 9 ngày.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) lưu ý, sốt xuất huyết và COVID-19 đều có một số biểu hiện ban đầu giống nhau, dễ gây nhầm lẫn (sốt cao, đau đầu, mệt mỏi...). Tuy nhiên, COVID-19 lây qua đường hô hấp, tiếp xúc giọt bắn/bề mặt có chứa giọt bắn virus, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền bệnh.

"Lo lắng trước sự lây nhiễm của COVID-19, nhiều người có triệu chứng của sốt xuất huyết đã không dám đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Đây là một trong những sai lầm thường gặp. Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, có khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị tử vong", PGS.TS Đỗ Duy Cường cảnh báo.

Bác sĩ khuyến cáo hiện vào mùa mưa nên sốt xuất huyết "rình rập" tấn công trẻ. Phụ huynh nên cho trẻ ngủ màn, diệt muỗi, loăng quăng, phát quang xung quanh nhà, nhất là dọn dẹp các chai lọ, dụng cụ chứa nước...

Theo BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP, lưu ý phụ huynh khi thấy con em mình sốt trên 2 ngày, đặc biệt nằm một chỗ không chơi, đau bụng, tay chân lạnh, chảy máu cam, chảy máu chân răng..., cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị, cấp cứu kịp thời.

Trẻ dưới một tuổi khi bị sốt, có thể kèm theo ho hoặc sổ mũi, tiêu chảy, ói nên dễ bỏ sót không theo dõi bệnh sốt xuất huyết. Trẻ không biết nói hoặc không biết diễn tả triệu chứng nên phụ huynh cần theo dõi sát tình trạng để phát hiện dấu hiệu bất thường như: quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì, lơ mơ; nôn ra máu, tiêu phân đen, đỏ; bỏ bú, bỏ ăn uống... Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đi viện ngay.

Các bác sĩ cho biết 3 sai lầm thường gặp khiến bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trở nặng khó cứu chữa, đó là chủ quan không đi khám bệnh; hết sốt là khỏi bệnh và chỉ mắc bệnh một lần trong đời. Trên thực tế, sau giai đoạn sốt cao lại chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh cần được bác sĩ theo dõi sát sao.

Ngoài ra, sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 type ký hiệu: D1, D2, D3, D4. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu đối với từng týp riêng lẻ. Vì vậy, một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 type virus khác nhau.

T.Nguyên


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vùng đầu rất phức tạp, với mức độ hoại tử lớn và nguy cơ viêm lan vào xương sọ, thậm chí lan tới nhu mô não nếu không được xử lý kịp thời.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Y tế - 1 ngày trước

Mắc chứng phì đại tuyến vú khiến ngực to như nữ giới, nam thanh niên phải nịt chặt, giấu kín hơn 10 năm, không dám yêu.

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Y tế - 2 ngày trước

Một ca vi phẫu kéo dài từ 19h đến 1h sáng đã giúp giữ lại hai bàn tay của Tiktoker Hà List. Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng chia sẻ đây là trường hợp đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi tính toán khẩn cấp và chính xác.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 3 ngày trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Top