Sự thật về “thuốc thư” khiến nhiều người chết oan: Ra nghĩa địa uống nước cúng mới thoát
GiadinhNet - Vì nghi ông Him có “thuốc thư” nên người dân làng Ró, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang kéo đến nhà ông “hỏi tội”. Trước khi bị sát hại, ông Him đã được làng cho cơ hội để “chứng minh” sự trong sạch bằng cách: Mỗi ngày ông phải ra nghĩa địa lấy bát nước cúng của người chết để uống...
Ăn Tết ở trụ sở ủy ban xã vì sợ dân làng hành hung
Sự thật về “con ma lai”, “thuốc thư” như thế nào thì đến nay chưa ai rõ. Nhưng sự ghẻ lạnh, nghi kị của người dân trong buôn làng khi cho rằng một ai đó có “thuốc thư” khiến cho cuộc sống của họ vô cùng khổ sở.
Ba năm trôi qua, cây trên rừng đã ba mùa thay lá, con nước dưới khe đã ba lần đầy vơi, vậy mà với chị H. (24 tuổi dân tộc Ba Na ở xã Ia Krel, huyện Đức Cơ) vẫn chưa được về buôn làng. Còn với người trong buôn của chị, họ vẫn nguyên nỗi ám ảnh bởi trước đó một người bạn của chị H. bất ngờ sinh bệnh và qua đời. Họ cho rằng chị H. đã dùng “thuốc thư” hại bạn nên phải giết chị này để diệt trừ hậu họa(?).
Thoát được những trận đòn của dân làng nhưng chị H. vẫn phải chịu những kì thị của mọi người. Họ cấm cả trẻ con đến gần nhà chị H. vì lo sợ bị “thuốc thư” lấy mạng. Giải thích đủ kiểu không được, quá dồn nén, cuối cùng mẹ của chị H. đã thắt cổ tự tử. Rất may khi ấy, một người đi làm nương phát hiện nên bà được cứu sống. Không còn cách nào khác, hai mẹ con chị H. buộc phải bỏ buôn, làng đi biệt xứ...
Còn nhớ, trong dịp Tết nguyên đán năm trước, UBND xã Lơ Pang, huyện Mang Yang phải cho ông Ph ăn Tết trong trụ sở ủy ban xã để tránh sự truy sát của dân làng. Câu chuyện bắt đầu từ việc ông Ph mắng chửi một người trong làng tên Phưp và hăm dọa với những lời nói liên quan đến bệnh tật, chết chóc. Điều trùng hợp không may xảy ra, khoảng 10 ngày sau, ông Phưp bất ngờ qua đời. Cái chết của ông Phưp được họ hàng và người dân trong làng cho rằng do ông Ph dùng “thuốc thư” hãm hại. Ngay trong đêm hôm đó, cả làng đã đốt lửa kéo nhau đến nhà ông Ph để “hỏi tội” ông.
Rất may, do đoán trước được tình hình, ông Ph đã bỏ trốn lên rừng. Không tìm thấy ông Ph, người dân tức giận đã đập phá tan nát nhà cửa và toàn bộ tài sản nhà ông. Liên tiếp những ngày sau, họ truy tìm ông Ph để giết để... ngăn chặn “thuốc thư” tiếp tục hại người.
Biết được cả làng đang tập trung truy tìm “hỏi tội” mình và biết không thể trốn mãi trong rừng được, nên ông Ph tìm cách trốn về UBND xã để cầu cứu. Chính quyền địa phương đã nhiều lần đến làng tuyên truyền, vận động nhưng mọi người đều không nghe, vẫn giữ nguyên quyết tâm “hỏi tội” ông Ph bằng được để trừ họa “thuốc thư”.
Nói về sự việc này, lãnh đạo Công an xã Lơ Pang cho chúng tôi biết: “Không có chuyện có “thuốc thư” hại người nhưng bà con nơi đây cứ tin là có. Ông Ph bị như vậy là do cái miệng của ông ấy hay nói linh tinh. Còn việc ông Phưp chết chỉ là một sự trùng hợp. Ngay trong dịp Tết Nguyên đán mà cả làng vẫn đòi “hỏi tội” ông Ph, không cho về nhà. Chính quyền địa phương tuyên truyền như thế nào họ cũng không nghe. Cực chẳng đã, chúng tôi phải đưa ông Ph đi trốn nơi khác và nói với bà con là ông ta đang bị “công an huyện bắt giữ để điều tra” thì mới yên chuyện”.
Không riêng gì ở xã Lơ Pang mà trên những vùng rẻo cao của tỉnh Gia Lai vẫn còn đó bao phận người đang sống dở chết dở vì hủ tục “thuốc thư”. Suốt từ năm 2006 đến nay, bà Pok (sinh năm 1937, trú xã Đắc Yă, huyện Mang Yang) không có một giấc ngủ ngon vì bị người dân xua đuổi vào rừng do nghi ngờ bà có “thuốc thư” hại người.
Bà Pok rầu rĩ: “Tôi lấy chồng rồi về sống tại Đắc Yă đã 50 năm. Trước đây, tôi là thầy mo hay đi cúng cho dân làng cầu mưa. Chẳng hiểu sao dân làng đột nhiên “phán” tôi có “thuốc thư”, rồi đuổi đánh. Sợ hãi, tôi phải bỏ vào rừng dựng lều lánh nạn gần 1 năm. Sau khi có sự can thiệp của chính quyền và cơ quan công an tôi mới dám trở về. Dẫu vậy, họ vẫn xem tôi như “ma” nhưng thực sự tôi có biết “thuốc thư” là gì đâu. Đến nó màu vàng, màu trắng hay màu đen tôi còn chưa thấy bao giờ”.
Uống nước cúng người chết để “chứng minh trong sạch”

Nếu được hỏi “thuốc thư” hay “ma lai” có đặc điểm như thế nào thì trăm phần trăm người dân nơi đây đều không biết màu sắc, hình thù của nó thế nào. Tuy nhiên, khi nhắc đến những câu chuyện này thì ai cũng có thể kể một cách ly kỳ, rùng rợn. Đặc biệt, trong không gian bốn bề là rừng núi, cùng với trình độ dân trí của người dân chưa cao thì những câu chuyện ấy có sức cuốn hút người nghe.
Tại làng Ró, xã Lơ Pang, ông Him (63 tuổi), một người đàn ông có uy tín tại địa phương bất ngờ bị người dân nghi rằng có “thuốc thư”. Không lâu sau đó, một hàng xóm nhà ông Him bỗng dưng đột tử khiến người dân làng nghĩ ngay rằng ông này bị ông Him hãm hại bằng “thuốc thư”. Cả trăm người kéo đến nhà ông Him để “xử”. May mắn hơn nhiều người bị nghi có “thuốc thư” trước đó, ông Him đã được làng cho cơ hội để “chứng minh” bản thân không có “thuốc thư” bằng cách: Vào mỗi buổi chiều, ông Him phải ra mộ của người hàng xóm mới chết (có dân làng đi theo chứng kiến) để uống bát nước mà họ cúng cho người chết từ hôm trước. Bởi theo quan niệm của người dân nơi đây, nước cúng cho người chết ở nhà mồ là loại nước rất linh thiêng, ghê sợ và bẩn… Nếu ông Him uống nước này mà sinh bệnh hay chết thì chứng tỏ ông Him có “thuốc thư”, còn nếu không việc gì thì ông Him là người bình thường, trong sạch(?).
Cứ thế, sau một tháng uống nước nhà mồ mà ông Him vẫn sống khỏe nên người dân tin ông Him là người bình thường và không còn nghi ngờ ông có “thuốc thư” nữa. Thêm 3 cuộc họp dân được diễn ra, họ mới để ông Him ở lại làng sinh sống.
“Lúc ấy mặc dù rất ghê sợ với thứ nước cúng nhưng vì muốn chứng minh mình không có “thuốc thư” nên tôi đành phải nhắm mắt uống. Sau mỗi lần đó, về nhà tôi lại nôn mửa, không nuốt nổi cơm…”, ông Him nghẹn đắng kể lại.
Dân cứ ốm đau là nghi ngờ bị “dính” thuốc thư

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, Thiếu tá Phạm Văn Thịnh, Cán bộ phòng An ninh xã hội (PA88, Công an tỉnh Gia Lai) cho biết: “Cứ nghe người dân nhắc chuyện “thuốc thư, ma lai” là chúng tôi đau đầu, phải xuống ngay cơ sở để phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết an ninh trật tự. Nhiều người mang bệnh nhưng lại nghĩ rằng mình đang bị ai đó bỏ “thuốc thư” nên không đi khám”.
“Đến ngay cả một ông cán bộ xã lúc bị ốm mà cũng nghĩ mình bị kẻ xấu “thuốc thư” nên không đi bệnh viện. Chúng tôi phải phối hợp với chính quyền địa phương vận động đưa ông đi bệnh viện đa khoa tỉnh khám bệnh và điều trị. Để chứng minh ông này bị bệnh, chúng tôi phải mang bệnh án về địa phương cho dân làng xem họ mới tin không liên quan đến ma quái”, Thiếu tá Phạm Văn Thịnh cho biết.
Được biết, cơ quan chức năng địa phương cũng đã đưa nhiều đối tượng tung tin đồn về “thuốc thư” để gây mất đoàn kết trong dân làng, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự trên địa bàn, ra xử lý. Theo tìm hiểu của phóng viên, sở dĩ “thuốc thư, ma lai” vẫn tồn tại ở nhiều buôn làng do một số kẻ xấu đồn thổi, tung tin để trục lợi. Thậm chí có vụ việc một người đàn ông luôn “khoe” rằng trong người có “thuốc thư” để ép nhiều phụ nữ trong làng phải cho quan hệ tình dục. Hắn dọa, nếu ai phản đối, sẽ dùng “thuốc thư” giết cả nhà…
Thầy mo cũng không biết “thuốc thư”
Chúng tôi tìm gặp một số thầy mo chuyên giải “thuốc thư” của đồng bào Ba Na và J’Rai thế nhưng đều nhận được những cái lắc đầu. “Mình có biết cái mặt “thuốc thư” là cái gì đâu. Nhà nào có người bị ốm thì nhờ mình cúng. Cúng xong mình cho người ốm uống cốc nước, ăn một quả trứng luộc, có người khỏi, người không”, bà H’Nheo – một thầy mo nổi tiếng của người dân tộc J’rai nói.
Bị dân làng đuổi đánh vì có mùi… khó chịu
Anh Yin ở làng Ktu, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, một nạn nhân phải chạy trốn vì nghi có “thuốc thư” phân trần: “Tôi cũng không hiểu vì sao từ hôm tôi đi làm nương về trên người có mùi khó chịu nên người làng nghi là có “thuốc thư”. Họ thường xuyên đuổi đánh tôi mỗi khi gặp trên đường. Giờ thì đến hàng xóm cũng xa lánh, kỳ thị tôi như ác quỷ. Tôi mong già làng, trưởng thôn và chính quyền địa phương can thiệp để tôi được sống bình thường như mọi người”.
(Còn nữa)
Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sống - 10 giờ trướcHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 11 giờ trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 13 giờ trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 14 giờ trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc
Thời sự - 14 giờ trướcThông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng
Pháp luật - 14 giờ trướcNhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sốngGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.