Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sữa học đường: Đừng để phụ huynh bị "ép" tự nguyện

Thứ hai, 08:47 24/09/2018 | Xã hội

Mặc dù chưa triển khai Chương trình sữa học đường, tuy nhiên, một số phụ huynh tại Hà Nội cho biết có tình trạng giáo viên chủ nhiệm vận động phụ huynh đăng kí cho học sinh tham gia vì thành tích. Nhiều người lo ngại, mục tiêu đề án tốt nhưng việc triển khai có vấn đề và nhiều câu hỏi về cách thực hiện chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Giáo viên chủ nhiệm sẽ bị phê bình vì không vận động đủ học sinh đăng kí tham gia?

Đề án thực hiện Chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2018 – 2020.

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, tinh thần của Chương trình là tự nguyện, không bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia. Phụ huynh có thể dừng tham gia bất cứ lúc nào nếu muốn.

Đơn vị này chỉ đưa ra khuyến cáo, đây là một đề án nhân văn với mục tiêu duy nhất là bổ sung dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn phát triển thể lực cho trẻ em của thành phố, mong muốn của ngành GD&ĐT là các nhà trường tổ chức tuyên truyền để phụ huynh hiểu chính xác ý nghĩa của chương trình.

"Tôi đã từng nghe có giáo viên tâm sự, nếu trong lớp có 40 cháu mà 30 cháu được uống sữa, vậy 10 cháu còn lại không được uống vào giờ đó thì sẽ ra sao? Nhiều học sinh chắc chắn sẽ buồn. Nên tôi nghĩ, có thể họ vận động học sinh tham gia đồng đều trong lớp vì điều đó chứ không phải vì thành tích".

(Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng PGD quận Hà Đông)

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số phụ huynh tới báo Dân trí, việc triển khai ở các trường đang có vấn đề, có tình trạng giáo viên chủ nhiệm nhắn tin đến phụ huynh, yêu cầu cho trẻ tham gia vì thành tích.

Một phụ huynh có con đang học tiểu học tại quận Hà Đông cho biết, vài hôm trước, trên nhóm chat của lớp, cô giáo chủ nhiệm (GVCN) thông báo về Chương trình sữa học đường.

Trong tin nhắn của giáo viên này gửi đến các phụ huynh, một số lớp khác có số học sinh tham gia gần 100% sĩ số lớp. Và nếu lớp này không tham gia đầy đủ, nghĩa là cô chưa hoàn thành công tác chủ nhiệm.

“Chúng tôi đang tìm hiểu và ít nhất phải hỏi con xem muốn uống loại sữa gì để quyết định tham gia hay không. Tuy nhiên, với tin nhắn như trên, chúng tôi nghĩ phụ huynh khó mà từ chối”, phụ huynh này cho biết.

Một phần tin nhắn của cô giáo đến phụ huynh học sinh yêu cầu tham gia Chương trình sữa học đường (Ảnh: NVCC).

Chị T., phụ huynh đang có con theo học mầm non trên địa bàn quận Hoàng Mai chia sẻ: "Hôm trước, có tin phát động Chương trình sữa học, tôi tìm thêm thông tin trên mạng và chia sẻ trong group của lớp một số bài báo nói về có trường hợp ngộ độc sữa ở các tỉnh miền Nam.

Em nghĩ, ai cũng cần thông tin đa chiều, để cho các phụ huynh khác biết. Thế nhưng chiều em đi đón con, cô giáo của con lại gọi nói chuyện riêng".

Theo phụ huynh này, cô giáo bảo đừng gửi thông tin lên group. "Các bên liên quan đã cam kết sữa đảm bảo, có vấn đề gì họ sẽ chịu trách nhiệm, nếu con không đăng kí, gia đình có thể báo riêng với cô giáo.

Tôi thấy, nên để phụ huynh tự tìm hiểu thông tin và quyết định có tham gia hay không sẽ hay hơn “định hướng” như vậy...”, chị T. cho biết.

Chia sẻ với PV Dân trí, một số phụ huynh đồng quan điểm dường như chương trình được phổ biến "hơi gấp". "Một chương trình lớn như vậy, có tác động tới thể chất của các cháu, đương nhiên phụ huynh nào cũng quan tâm.

Tuy nhiên chương trình chỉ gói gọn trong tờ A4 với những thông tin chung chung, nhà trường cũng không có thông báo, giới thiệu gì nhiều, chỉ có giáo viên ở lớp bảo phụ huynh về đọc và điền vào ô "Đồng ý" hoặc "Không đồng ý" và bảo hôm sau nộp.

Chưa kể trong thực đơn hàng ngày ở trường cũng đã có sữa. Hiện tại nếu con gặp vấn đề gì thì đầu mối trách nhiệm là nhà trường. Nếu chuyển sang sữa này, nếu có vấn đề gì thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Vẫn còn nhiều câu hỏi như vậy thì bảo sao chúng tôi yên tâm chi tiền để con tham gia được?", một phụ huynh xin phép giấu tên chia sẻ.

"Hiện chúng tôi chưa có thông tin gì mà đã ép phụ huynh tự nguyện, nhỡ mai này tôi thực hiện không tốt thì biết sẽ ra sao? Chẳng hạn trong quy trình bảo quản không đảm bảo, đến giờ, học sinh không uống rồi vứt vào thùng rác… thì không được. Tóm lại, cả giáo viên và người thụ hưởng phải thoải mái thì mới thực hiện tốt".

(Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng PGD quận Tây Hồ)

Không để giáo viên “ép” phụ huynh tự nguyện

Đấy là quan điểm của một số lãnh đạo Phòng GD&ĐT tại Hà Nội về Chương trình sữa học đường.

Theo ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng giáo dục quận Tây Hồ, các trường trên địa bàn đã phát phiếu khảo sát đến phụ huynh học sinh và tìm hiểu thông tin.

Đến thời điểm này, quận Tây Hồ đã có khoảng 90% học sinh tham gia. Tuy nhiên, khó khăn tập trung ở khối trường ngoài công lập.

Nguyên nhân do một số trường Quốc tế đã có loại sữa riêng rất tốt của nhà trường, còn một số phụ huynh khác thì không mấy quan tâm nên khó thuyết phục.

Cũng theo ông Vũ, sữa học đường nếu triển khai được sẽ rất tốt. Tuy nhiên, điều mà phụ huynh băn khoăn, liệu quy trình vận chuyển có đúng chuẩn hay không? Thời gian uống được quy định và kiểm soát chặt chẽ hay ai thích uống lúc nào thì uống? Đơn vị nào sẽ cung cấp sữa cho trường học?

“Tôi nghĩ, nên sớm cung cấp các thông tin để phụ huynh cân nhắc lựa chọn, tránh ép buộc tự nguyện bởi hiện nay, các thông tin cụ thể của chương trình vẫn chưa nhiều và chỉ mới dừng ở việc đăng kí. Biết đâu, nhìn vào đơn vị cung cấp sữa uy tín và một số thông tin khác, phụ huynh sẽ thay đổi quan điểm”, ông Vũ chia sẻ.

Chia sẻ với PV, bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho biết, trong cuộc họp mới đây, Phòng đã quán triệt đến từng Hiệu trưởng nhà trường phải có cách thức triển khai phù hợp để Chương trình sữa học đường phát huy được tính chất nhân văn. Nhiều hiệu trưởng nắm được đây là chương trình tự nguyện.

“Ngày thứ 3 tới đây, tôi tiếp tục có cuộc họp với các Hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn. Chúng tôi sẽ tiếp tục nhắc nhở để không thể xảy ra trường hợp “ép” phụ huynh tự nguyện như phản ánh.

Tôi đã từng nghe có giáo viên tâm sự, nếu trong lớp có 40 cháu mà 30 cháu được uống sữa. Vậy, 10 cháu còn lại không được uống thì sẽ ra sao? Nhiều học sinh chắc chắn sẽ buồn. Nên tôi nghĩ, có thể họ vận động học sinh tham gia đồng đều trong lớp vì điều đó chứ không phải vì thành tích”, bà Hằng chia sẻ.

Theo Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 3 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Đời sống - 3 giờ trước

Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân ở quận Bình Thạnh (TPHCM) do người đàn ông nghi tâm thần, tự đốt rồi cố thủ bên trong.

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

Giáo dục - 3 giờ trước

Trong số 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TPHCM phải nhập viện cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, có 10 trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn sushi.

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4- 1/5, lực lượng chức năng của Hải Phòng đã xử lý 2.156 trường hợp vi phạm giao thông; trong đó 573 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Đằng đẵng hơn 40 năm thất lạc con là những hành trình dài đi tìm trong vô vọng. Ông Dụ cho rằng may mắn lớn nhất của bản thân là tìm lại được con trước khi "đi gặp tổ tiên". Những cái ôm chặt, những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ.

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Sau khi nhận được thông tin 3 người lái máy gặt lúa bị hành hung, cơ quan chức năng ở Quảng Trị đang vào cuộc xác minh, làm rõ.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 2/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

Xã hội - 8 giờ trước

Công ty Procter & Gamble (P&G) Việt Nam tiếp tục cùng với Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) triển khai dự án hợp tác chiến lược "Nước Uống Sạch cho Trẻ Em" năm 2024. Chương trình nhằm mang nước uống sạch đến với cộng đồng, giúp lan tỏa rộng rãi thông điệp ý nghĩa của Chương trình và kêu gọi sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Top