Suy tim độ 3 có nguy hiểm không? Đâu là cách hỗ trợ cải thiện triệu chứng
Suy tim độ 3 là mức độ trung bình nặng. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau ngực, loạn nhịp tim, phù, mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi. Với phân độ suy tim này người bệnh có thể chữa khỏi được không và cần cải thiện như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau.
Suy tim độ 3 có chữa khỏi được không?
Khả năng chữa khỏi của người bệnh suy tim độ 3 rất thấp. Vì tim đã có dấu hiệu suy giảm chức năng nghiêm trọng, giảm phân suất tống máu. Người bệnh bị hạn chế vận động, chỉ cần làm những công việc sinh hoạt bình thường cũng có thể xuất hiện tình trạng đau ngực, khó thở, hụt hơi, mệt mỏi. Tỷ lệ tiến triển bệnh nặng và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của suy tim độ 3 cũng khá cao. Đây cũng là giai đoạn gần cuối của suy tim với tỷ lệ tử vong sau 5 năm có thể lên tới 50%.

Suy tim độ 3 có tỷ lệ chữa khỏi rất thấp
Cách hỗ trợ cải thiện triệu chứng của suy tim độ 3 hiệu quả
Để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của suy tim độ 3, giúp hỗ trợ phục hồi chức năng tim và giảm các triệu chứng tim mạch, bạn nên phối hợp nhiều phương pháp, bao gồm:
Dùng thuốc điều trị
Bốn thuốc "trụ cột" trong điều trị suy tim độ 3 có thể kể đến như:
- Nhóm 1: Nhóm thuốc ức chế hệ renin-angiotensin bao gồm: thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) và thuốc ức chế kép (ARNI). Nhóm thuốc này giúp giãn mạch, giảm tiền tải và hậu tải từ đó giúp giảm gánh nặng cho tim. Thuốc chống chỉ định trong trường hợp huyết áp thấp, hẹp động mạch thận hai bên, phụ nữ có thai.
- Nhóm 2: Thuốc chẹn beta giao cảm. Thuốc giúp giảm nguy cơ suy tim cấp và đột tử. Thuốc chống chỉ định với người bệnh nhịp tim chậm, hen phế quản, suy tim mất bù…
- Nhóm 3: Thuốc kháng aldosterone. Thuốc có tác dụng lợi tiểu, giảm co mạch, giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh suy tim nặng. Thuốc chống chỉ định với người bị suy thận nặng và tăng kali máu.
- Nhóm 4: Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose 2 tại ống thận (SGLT2). Thuốc giúp tăng thải muối và đường qua nước tiểu, giúp giảm gánh nặng cho tim. Thuốc chống chỉ định với người bệnh suy thận nặng.

Có nhiều loại thuốc điều trị suy tim, người bệnh cần sử dụng theo chỉ định
Người bệnh suy tim độ 3 nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và nên đi tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh thuốc điều trị phù hợp.

Khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra hiệu quả của thuốc điều trị
Can thiệp phẫu thuật hoặc đặt thiết bị
Tùy vào nguyên nhân gây suy tim là do hẹp - hở van tim, hẹp mạch vành… mà người bệnh có thể được chỉ định thay van tim, đặt stent, bắc cầu mạch vành… Các phương pháp phẫu thuật này cũng giúp giảm gánh nặng cho tim và góp phần điều trị suy tim.
Ngoài ra, với người bệnh suy tim độ 3 có phân suất tống máu EF < 35%, rối loạn nhịp tim, có block nhánh trái, bệnh cơ tim giãn, thiếu máu cơ tim, điều trị nội khoa không cải thiện thì có thể được chỉ định đặt máy tái đồng bộ cơ tim (CRT) hoặc máy phá rung tự động (ICD) tùy vào tình trạng của người bệnh.

Đặt máy tái đồng bộ cơ tim hoặc máy khử rung tim trong trường hợp người bệnh có nguy cơ đột tử cao
Áp dụng lối sống tốt cho hệ tim mạch
Bao gồm: Ăn uống khoa học với các thực phẩm nhiều chất xơ từ rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt; ăn nhạt; không ăn đồ nhiều đường, đồ chiên rán dầu mỡ; nên ăn cá, thịt gia cầm bỏ da; tập thể dục thường xuyên, giảm cân nếu dư thừa cân nặng; không hút thuốc lá, không uống rượu bia; tránh căng thẳng, lo âu quá mức.
Dùng thêm TPBVSK Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do suy tim hiệu quả
Dùng thêm thảo dược kết hợp với các phương pháp tây y để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng suy tim là xu hướng mới được nhiều chuyên gia tim mạch đánh giá cao. Trong suốt hơn 15 năm qua, sản phẩm Ích Tâm Khang là lựa chọn của nhiều người bệnh suy tim sử dụng để hỗ trợ tăng lưu thông máu, hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp do suy tim, nhờ đó giúp hỗ trợ nâng cao chất lượng sống cho người bệnh suy tim.
TPBVSK Ích Tâm Khang cũng là sản phẩm dành cho người bệnh suy tim đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Có đến 83,33% người dùng đã giảm triệu chứng khó thở, 63,33% giảm được phù do suy tim, 13% giảm được phân độ suy tim từ độ 3 xuống độ 2, hỗ trợ giảm nguy cơ suy tim tiến triển.
- Không có trường hợp nào phải tái nhập viện vì suy tim tiến triển.
Sản phẩm cũng hỗ trợ giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu. Sản phẩm không hại gan, thận nên bạn có thể an tâm sử dụng. TPBVSK Ích Tâm Khang với liều dùng ban đầu là 4 viên/ ngày, chia làm 2 lần. Nên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và nên dùng theo liệu trình từ 3 tháng để đạt được hiệu quả hỗ trợ cải thiện các triệu chứng suy tim tốt hơn.

Sản phẩm Ích Tâm Khang - giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim đã được chứng minh lâm sàng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh tim mạch
Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh suy tim độ 3 hiệu quả, hãy áp dụng các cách trên và mua ngay Ích Tâm Khang về sử dụng kết hợp hằng ngày bạn nhé!
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcTrong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 17 giờ trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã trải qua hơn một năm điều trị ở nhiều cơ sở y tế khác nhau do liên tục bị đau bụng, sốt và các triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tiết niệu.

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 1 ngày trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 1 ngày trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.