Hà Nội
23°C / 22-25°C

Suýt mất con vì tự ý ngừng thuốc phòng hen cho bé

Thứ sáu, 14:00 09/01/2015 | Sống khỏe

Đang ở cơ quan, chị Hà hốt hoảng khi cô giáo của con gọi điện nói bé phải đi cấp cứu vì lên cơn hen. Nhìn con gái bỏng tím tái, chị tự trách mình vì chủ quan, không cho con uống thuốc dự phòng.

Chị Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) kể, bé Sóc con gái chị được chẩn đoán mắc hen và bác sĩ chỉ định dùng thuốc dự phòng hàng ngày ít nhất trong 6 tháng. Mới được hơn 2 tháng, thấy bệnh bé đỡ hẳn nên bà ngoại xót cháu nhất định không cho dùng thêm thuốc. Lại nghe người bạn mách trong thuốc hen có chứa corticoid, dùng lâu dài có thể khiến mặt bị phù, thay đổi nội tiết và liệt kê một loạt các tác dụng phụ nên chị Hà ngưng hẳn việc dự phòng. Tuần trước, con gái chị đang ở lớp học thì bỗng lên cơn khó thở, tím tái, phải đi cấp cứu. “Nếu không được đưa vào bệnh viện kịp thời, có lẽ mình đã mất con rồi”, chị Hà tự trách bản thân.

hen-3037-1420530025.jpg

Cha mẹ không tuân thủ dự phòng hen khiến tỉ lệ trẻ nhập viện cấp cứu vì hen cấp tăng cao. Ảnh: Lê Mai.

Cũng phải nhập viện để điều trị vì hen tái phát do không dùng thuốc dự phòng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, bé Minh, con trai chị Uyên (Yên Bái) năm nay mới 7 tuổi nhưng đã có tiền sử 5 năm sống chung với bệnh hen. Thời gian đầu mới điều trị cho con, chị Thu tuân thủ rất nghiêm ngặt lời căn dặn của bác sĩ. Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc được 6 tháng, phần vì thấy con trai đã ăn ngon ngủ tốt, phần vì công việc bận rộn, chị quên hẳn việc phải đưa Minh đến tái khám định kỳ. Gần đây khi thời tiết giao mùa, con trai tái phát tình trạng ho, khò khè mỗi đêm, thể trạng lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi vì mất ngủ, chị mới đưa con trở lại phòng khám và cháu phải nhập viện điều trị.

Thực hành tuân thủ điều trị là một điểm yếu trong điều trị hen phế quản nói chung và hen phế quản ở trẻ em nói riêng. Tại khoa Miễn dịch - dị ứng - khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương, 60% các trường hợp gia đình sau một thời gian điều trị dự phòng cho con, thấy sức khỏe trẻ ổn định là tự động bỏ thuốc, không đưa con tái khám định kỳ. Đây là một sai lầm thường gặp khiến tình trạng hen của trẻ càng trở nên trầm trọng, thậm chí phải nhập viện cấp cứu.

Theo bác sĩ Lê Thu Hương, chuyên khoa Miễn dịch - dị ứng - khớp, các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, hen là một bệnh viêm mãn tính đường thở, ngay cả khi trẻ không có triệu chứng bệnh thì tình trạng viêm nhiễm vẫn diễn ra âm thầm. Nếu không được kiểm soát hen triệt để, trẻ mắc hen với những tổn thương phổi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng chức năng phổi suy giảm đến mức không thể phục hồi.

Bác sĩ Hương cho biết, việc dự phòng hen không đúng cách vừa ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị lại khiến chi phí chăm sóc tăng vọt, đặc biệt là khi trẻ phải nhập viện cấp cứu. Nhiều gia đình điều trị dự phòng nhưng không đều đặn vì cho rằng không cần thiết. Bên cạnh đó, các cha mẹ còn lo ngại tác dụng phụ của thuốc hen nếu trẻ phải điều trị kéo dài.

“Các gia đình không hiểu một điều rằng mỗi một lần con lên cơn, lượng thuốc bé phải dùng sẽ tăng gấp nhiều lần thuốc dự phòng. Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc đường uống hoặc đường tiêm để xử trí trẻ lên cơn hen cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ hơn”, bác sĩ Lê Thu Hương chia sẻ.

Các bác sĩ chuyên khoa Miễn dịch - dị ứng - khớp khẳng định, hen là một bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu cha mẹ biết hướng con đến lối sống lành mạnh và chăm sóc điều trị đầy đủ, đúng cách.

Dự phòng hen giúp trẻ duy trì chức năng phổi tốt, hạn chế tình trạng trẻ tái cơn cũng như chịu đựng tác dụng phụ của thuốc, từ đó tiết kiệm công sức và chi phí điều trị bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý:

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố kích thích.

- Tiêm văcxin đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là văcxin cúm.

- Tuân thủ đúng kế hoạch điều trị do bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

- Sử dụng đúng thuốc được kê đơn, xịt thuốc đúng phương pháp.

- Tái khám bác sĩ đều đặn để được đánh giá mức độ kiểm soát hen, chức năng phổi, tình trạng viêm, chỉnh thuốc theo tiến triển bệnh.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 5 giờ trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 7 giờ trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 10 giờ trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Top