Hà Nội
23°C / 22-25°C

Suýt tử vong vì nặn mụn, nhọt

Chủ nhật, 20:04 11/12/2016 | Y tế

GiadinhNet - Các chuyên gia da liễu lưu ý, trên cơ thể người, đặc biệt trên gương mặt, có vùng mọc nhọt mụn tuyệt đối không được nặn, đó gọi là vùng mụn “tử thần”, dễ gây tử vong nếu nặn không đúng cách.


Tuyệt đối không được chạm vào mụn khi tay còn bẩn. Ảnh: TL.

Tuyệt đối không được chạm vào mụn khi tay còn bẩn. Ảnh: TL.

Nặn mụn non, coi chừng tử vong

Mới đây, một phụ nữ 32 tuổi (ở Bình Dương) do nặn mụn đã phải đi cấp cứu. Chị được đưa đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM trong tình trạng mặt phù nề, viêm tấy, không thể mở nổi mắt. Các bác sĩ cho biết, tính mạng bệnh nhân có thể bị đe dọa nếu đến bệnh viện chậm 1 ngày.

Bệnh nhân cho biết, trước đó 4 ngày, chị có dùng tay nặn một cái mụn ở đỉnh mũi, sau đó mũi viêm và sưng đỏ lan nhanh ra mặt, làm lệch 2 mắt và đau nhức dữ dội. Kết quả chụp CT, nội soi, xét nghiệm máu xác định bệnh nhân bị nhiễm trùng tiền đình mũi, nhiễm trùng huyết, viêm tắc xoang hang.

Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, bệnh nhân được cấy máu và sử dụng kháng sinh nhiều loại phối hợp truyền tĩnh mạch tích cực. May mắn, người bệnh đáp ứng tốt với phác đồ điều trị, tình trạng cải thiện và được xuất viện sau 10 ngày.

Trước đó, cách đây không lâu, tại Hà Nội, một phụ nữ 60 tuổi ở Phú Xuyên thấy ở mông có một cái nhọt nên đã tự nặn. Bệnh nhân này vốn bị tiểu đường, mặc dù nhọt ở mông chưa hình thành mủ, nhưng sau 1 ngày bệnh nhân đã tự ý chích nhọt. Sau vết chích sưng tấy lan rộng, bệnh nhân không đi lại được và sốt cao liên tục. Sau 3 ngày, bệnh nhân xuất hiện hôn mê và được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức.

Các bác sĩ cho chụp CT scanner, phát hiện nhiều ổ tổn thương ở gan, lách, não và bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Khi vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân đã trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng. Do tình hình bệnh nhân quá nặng và tiên lượng xấu nên gia đình đã xin cho bệnh nhân về.

Theo BS Nguyễn Thành, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Da liễu Trung ương), mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của các yếu tố: Tăng tiết bã nhờn, sừng hóa bất thường của phễu nang lông, vi khuẩn, phản ứng viêm trên da... Bệnh không chỉ xuất hiện ở mặt mà còn ở nhiều vị trí khác trên cơ thể như lưng, ngực hay cánh tay.

Vùng mụn “tử thần” nào “bất khả xâm phạm”?

BS Nguyễn Đức Long - nguyên Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện Trung ương Huế) cho biết, theo dân gian, những vị trí mụn nằm trong vùng bàn tay khi úp lên mặt thì tuyệt đối không được nặn. Trên thực tiễn lâm sàng, những kinh nghiệm này của dân gian hoàn toàn đúng. “Đó là vùng tam giác: Sống - chóp mũi, hai bên mép. Ngoài ra, còn vị trí quanh mắt. Vùng mụn “tử thần” này tuyệt đối không được nặn”, BS Đức Long nói.

Còn theo BS Nguyễn Thành, nặn mụn, dù ở vị trí nào, là con đường rất nhanh để nhiễm trùng huyết. Đặc biệt, các vị trí mụn trên mặt là đường nhanh nhất để đi vào thần kinh trung ương, dễ xảy ra sốc nhiễm trùng huyết, gây tử vong. “Nếu bạn nặn non sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm là viêm tắc tĩnh mạch xoang và từ đó gây nhiễm trùng huyết, có thể dẫn tới tử vong”, BS Nguyễn Thành cho biết.

Ngoài mụn non, mụn đinh râu là loại mụn được các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không được chạm vào, bởi đây là loại mụn (dạng nhọt) rất độc, thường xuất hiện ở vùng miệng (môi, mép, cằm), xung quanh mũi (kể cả trong lỗ mũi…). BS Đức Long lưu ý, đây là loại mụn độc, nguy hiểm nên cần tới gặp bác sĩ da liễu để xử lý, điều trị bằng thuốc kháng sinh. Không tự ý dùng tay, nhất là tay chưa được vệ sinh sạch để tự nặn. Dùng tay để nặn sẽ làm cho các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí có biến chứng xấu. Đây là một dạng nhiễm trùng toàn thân tương đối nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây tử vong.

Bên cạnh đó, mụn thịt (loại mụn này nhỏ, đường kính từ 1 - 2mm, thường mọc thành đám ở vùng quanh mắt, dưới lông mày, trên mí mắt) cũng không nên động chạm vào. Khi mới xuất hiện, nó có kích thước khá nhỏ, thường có màu trắng hoặc vàng, nếu bị kích thích sẽ có màu đỏ. BS Đức Long cho hay, không dùng tay “cạy” mụn, mà phải tới cơ sở y tế để được đốt điện, mụn sẽ hết. Đây là vị trí huyệt đạo quan trọng nên nếu cố mọi cách tự nặn mụn, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Một loại mụn thường xuất hiện quanh mũi và thường xuyên “được” chủ nhân nặn là mụn đầu đen. Tuy nhiên, BS Đức Long cho rằng, không được dùng móng tay để nặn loại mụn này vì dễ nhiễm trùng, trầy xước. Thường thì nhân viên y tế sẽ dùng dụng cụ có đầu tròn, nhỏ để ấn vào mụn để làm nhân mụn bật lên.

Để phòng ngừa mụn, nên giữ da thông thoáng, nang lông không bị bít tắc bằng cách rửa mặt bằng nước sạch, lau mồ hôi, không tự ý cào xước để tránh bị nhiễm trùng, tránh căng thẳng thần kinh, lo lắng quá độ hay thức khuya, ăn uống khoa học. Trong trường hợp mụn sưng to, kèm theo triệu chứng nóng, đỏ và đau nhức, sốt li bì, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý mua thuốc da liễu điều trị mụn, đây là các loại thuốc cần bác sĩ kê đơn.

Cách tự nặn mụn an toàn ở nhà:

- Nếu bạn tự nặn các mụn lành thì nên nhớ, khi mụn mới hình thành, tuyệt đối không dùng tay sờ lên nốt mụn, bởi điều đó sẽ khiến vùng da mụn nhiễm khuẩn nặng hơn. Khi mụn chín (xuất hiện đầu trắng, hơi ngả vàng) thì có thể tiến hành nặn mụn, theo các bước:

- Rửa mặt thật sạch sẽ. - Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và sát trùng dụng cụ nặn mụn bằng nước sôi. Tuyệt đối không nặn mụn bằng móng tay hay ngón tay.

- Nặn nhẹ đến khi nào đầu mụn ra ngoài hoàn toàn. Cần lấy sạch hết cồi mụn, sau khi lấy sạch cồi thì sẽ chảy dịch và máu, dùng bông gòn sạch lau sạch.

- Rửa sạch mặt với nước.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top