Tác dụng của phần thịt lợn 'giá rẻ như cho'
Ưu điểm thường được nhắc tới nhất của bì lợn là chứa collagen tốt cho da, tóc. Ngoài ra, bì lợn còn có nhiều loại vitamin, sắt, canxi.
Cơ thể con người tạo thành từ rất nhiều mô khác nhau bao gồm da, xương và cơ. Một tỷ lệ lớn các mô này được làm từ các loại protein khác nhau. Protein phong phú nhất trong cơ thể con người, chiếm khoảng 25-35%, là collagen giúp tăng tính đàn hồi cho da, tăng sức mạnh cho mạnh máu, tốt cho xương khớp.
Trong quá trình lão hóa tự nhiên, chúng ta bắt đầu mất collagen từ những năm 20 tuổi khiến da dần nhăn nheo, chảy xệ và cảm thấy đau, khó chịu ở các khớp.
Vì những lý do này, một số người chọn bổ sung collagen từ thực phẩm có nguồn gốc động vật, vì nhiều loài (bao gồm lợn) có cấu trúc collagen tương tự như con người.
Trong 150g bì lợn có 11g protein, chủ yếu là keratin, elastin và collagen hợp thành. Collagen tương tự xi măng để gắn kết các tế bào thành mô cơ thể vững chắc. Collagen lợn được coi giống collagen người hơn collagen bò và do đó, dễ hấp thu và dung nạp hơn. Ngoài ra, phần bì lợn thường có giá rẻ, thậm chí ngoài chợ, người bán có thể cho không lấy tiền.
Collagen lợn rất giàu collagen loại I và III, chủ yếu được tìm thấy trong da. Do đó, bổ sung collagen từ lợn có thể hỗ trợ sức khỏe và cấu trúc của da, giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn và da chảy xệ.
Ngoài ra, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong khẩu phần 150g bì lợn luộc có 970 calo, 102g chất béo (37g chất béo bão hòa), 11g protein, 122mg cholesterol, 590mg muối. Bì lợn còn chứa vitamin A, C, D, sắt, canxi, kali.
Bì lợn có hàm lượng carbohydrate thấp, hầu như không có đường. Do đó, món ăn này thích hợp với những người có nhu cầu giảm cân.
Lý do không nên ăn quá nhiều
Tuy nhiên, bì lợn cũng có những nhược điểm khiến chúng ta không nên ăn quá nhiều. Trong 150g bì có tới 122mg cholesterol và 37g chất béo bão hòa. Các thành phần này kết hợp với nhau gây ra tác hại cho sức khỏe, có thể làm tắc nghẽn động mạch dẫn đến đau tim.
Không chỉ vậy, hàm lượng muối cao (gần 0,6g natri trong 150g bì) cũng không tốt cho cơ thể. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ ít hơn 2g natri mỗi ngày.
Khi lượng natri quá nhiều, cơ thể sẽ giữ nước trong máu để pha loãng natri. Quá trình này làm cho thể tích máu tăng lên, gây áp lực lên mạch máu, tăng huyết áp, ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Một số tác hại khác của dư thừa natri kéo dài là loãng xương, sỏi thận, béo phì, bệnh dạ dày, đường tiêu hóa.
Thêm vào đó, lượng chất béo, natri cao, thiếu các axit amin cần thiết khiến bì lợn khó tiêu nếu ăn nhiều.
Đau bụng, vàng da cảnh giác với tắc mật
Sống khỏe - 35 phút trướcTắc mật hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật, là tình trạng tắc nghẽn tại hệ thống ống dẫn mật trong cơ thể khiến lượng mật cùng các chất như bilirubin ứ đọng, từ đó ngấm vào máu, gây vàng da và niêm mạc.
Rối loạn nhịp tim - Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện
Sống khỏe - 3 giờ trướcRối loạn nhịp tim là tình trạng khá nhiều người gặp hiện nay. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị sớm. Để tìm hiểu thêm về tình trạng rối loạn nhịp tim cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.
Dinh dưỡng quan trọng như thế nào với người đái tháo đường?
Sống khỏe - 4 giờ trướcĐối với người bệnh đái tháo đường, chế độ ăn hợp lý, cân đối và đúng giờ là điều rất quan trọng giúp kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tại sao phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm?
Sống khỏe - 4 giờ trướcTiêm phòng cúm làm giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vẫn nhiều người lo ngại tiêm phòng cúm khi mang thai vì lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?
Mẹ và bé - 5 giờ trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
Bệnh nhân ghép tim xuyên Việt thứ 12 ở Huế xuất viện
Y tế - 16 giờ trướcSau thời gian điều trị, hồi phục tốt, ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 tại Bệnh viện Trung ương Huế được xuất viện.
Loại quả ngọt thơm đang ngon rẻ nhất chợ, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Quả hồng giòn có chỉ số đường huyết trung bình là 70, thuộc mức đường huyết trung bình. Do đó, người bệnh tiểu đường khi muốn ăn loại quả này cần ăn một cách có chừng mực...
5 đồ uống lành mạnh giúp phòng ngừa tăng huyết áp
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgười bệnh tăng huyết áp cần nghiêm túc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học. Tham khảo một số đồ uống lành mạnh tốt cho người tăng huyết áp.
Người phụ nữ 46 tuổi ở Phú Thọ có 172 viên sỏi trong túi mật, cảnh báo thói quen nhiều phụ nữ Việt hay mắc phải
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH – Trong quá trình mở túi mật của bệnh nhân, các bác sĩ bất ngờ khi phát hiện có tổng cộng 172 viên sỏi bên trong.
Cứu sống bệnh nhi Campuchia bị bệnh tim hiếm gặp
Y tế - 22 giờ trướcNgày 12/11, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi người Campuchia bị màng ngăn nhĩ và cao áp phổi nặng.
Người đàn ông 48 tuổi Hà Nội bất ngờ đột quỵ khi tham gia giao thông thừa nhận có thói quen nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông được phát hiện đột quỵ sau trong lúc cấp cứu vì tai nạn giao thông từng có tiền sử bị mỡ máu cao, thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá.