Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tác giả Lý Tứ: Tiểu thuyết "Tâm pháp" hướng đến giá trị cao đẹp của Phật đạo

Chủ nhật, 14:18 24/11/2019 | Giải trí

GiadinhNet - Sau hai tác phẩm “Vô đối môn”, “Phật giáo và thiền”, mới đây tác giả Lý Tứ đã ra mắt tiểu thuyết cổ trang “Tâm pháp” – một “con thuyền chở Phật đạo” khai thác góc độ nhận thức của nhân vật trên bước đường tu tập để tìm ra con đường giác ngộ, giải thoát, trí tuệ.

Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với tác giả Lý Tứ nhân dịp cuốn Tâm Pháp được phát hành trong cả nước.

Tâm Pháp ra đời cùng thời điểm với hai tác phẩm "Vô đối môn", "Phật giáo và thiền". Nhiều độc giả nói rằng "Tâm pháp" là cuốn sách vượt ra khỏi những tác phẩm trước đây của ông bởi có chất văn chương cổ trang trong tác phẩm đậm màu sắc phật đạo này. Ông có thể chia sẻ nguồn cảm hứng từ đâu để ông viết "Tâm pháp"?

Có thể nói, hồi còn nhỏ, mình thuộc loại "ghiền chữ", cứ thấy ở đâu có chữ là đọc và đọc, "thượng vàng hạ cám", mình đọc bất kể những gì bắt gặp! Hồi ấy, trẻ con không có nhiều thứ giải trí như bây giờ. Thế hệ của mình, đọc sách vừa là niềm vui, vừa là văn hoá, mình đã đọc rất nhiều tiểu thuyết cổ trang. Có lẽ, hình ảnh cũng như văn chương từ tiểu thuyết cổ trang đã một phần nào đó ảnh hưởng đến cách viết của mình sau này!

Tác giả Lý Tứ: Tiểu thuyết Tâm pháp hướng đến giá trị cao đẹp của Phật đạo  - Ảnh 1.

Về cuốn "Tâm pháp", trong một lần mổ mắt, tuy thầy thuốc không cho sử dụng máy tính, nhưng yêu cầu mỗi ngày phải viết điều gì đó để "hộ trì" cho huynh đệ đang tu tập, thế là mình viết về chuyện hai con mắt. Dự tính chỉ viết một số bài về đề tài này, nhưng rồi mọi người yêu cầu viết tiếp, thế là mình không dừng được và viết thành một câu chuyện dài.

Trong một lần tình cờ, xem video du lịch giới thiệu về các thắng cảnh, bắt gặp video nói về thôn Lưu Khanh và dòng Ô giang, bối cảnh ở đó phù hợp với câu chuyện dự định viết. Thế là mình tìm kiếm, tập trung tư liệu có liên quan, xây dựng nhân vật, và bắt tay vào viết "Tâm pháp".

Viết tiểu thuyết cổ trang đã khó, viết tiểu thuyết cổ trang lại mang sứ mệnh "chở những kiến thức phật đạo" đến với độc giả còn khó hơn. Trong "Tâm pháp", hình như ông muốn gửi gắm tới nhân vật của mình câu chuyện nhân quả của đạo Phật: Một đời phòng hộ bằng gươm đao lại chết vì gươm đao? Hay còn câu chuyện về hư danh của con người không thể buông bỏ?

Những gì mình viết trong "Tâm pháp", chủ yếu giới thiệu đến người đọc các giá trị cao đẹp của Phật đạo. Một trong những giá trị tuyệt vời đó là, Phật đạo không coi trọng quá khứ của một con người. Dưới nhãn quan của Phật đạo, mọi người trong hiện tại đều bình đẳng, tâm thức của người chưa giác ngộ giống như một hang động, cho dù hang động ấy tăm tối cả ngàn năm, chỉ cần một ngọn đuốc được đốt lên, tức thì hang động đó bừng sáng. Cái sáng của hôm nay, xua tan tất cả tăm tối từ quá khứ và soi sáng đến tận vị lai!

Tác giả Lý Tứ: Tiểu thuyết Tâm pháp hướng đến giá trị cao đẹp của Phật đạo  - Ảnh 2.

Tác giả Lý Tứ trong buổi giới thiệu ra mắt sách

Và giá trị đẹp nhất của Phật đạo theo mình là đem đến cho mỗi con người trong hiện tại một đời sống hạnh phúc và bình yên đích thực- thứ mà xưa nay con người luôn ước ao và tìm kiếm. Nhưng nó không thể có được từ những thứ bên ngoài như danh vọng, tiền tài, hơn thua, được mất… mà nó ở ngay trong tâm thức của mỗi người! Cho nên, những ai muốn đi tìm giá trị đích thực của Phật đạo, trong tận cùng sâu thẳm của tâm thức phải biết xả bỏ những gì được coi là hư ảo theo quan điểm của Phật đạo, đây chính là tinh thần vô niệm, vô cầu trong triết lí nhà Phật.

Từng câu chuyện với các nhân vật đều có những luận giải cặn kẽ về kiến thức phật đạo của nhân vật Lý Tứ trong cuốn sách này giúp nhân vật nhận thức sâu sắc hơn trên con đường tu tập. Tại sao ông lại chọn những nhân vật: Trung Nguyên cửu tuyệt, Người lái đò, Thương gia để giúp ông chở niệm xứ "Tâm – Pháp" mà không phải những thân phận khác?

Trên đời, mỗi người một hoàn cảnh, một số mệnh, không ai giống ai, tuy nhiên theo mình, tất cả đều có một mẫu số chung đó là, mỗi một nhóm người có thân phận giống nhau, thường cưu mang những trăn trở giống nhau. Cho nên, những nhân vật được chọn trong "Tâm pháp" là những con người tiêu biểu mang những thân phận tiêu biểu của xã hội mà chúng ta thường thấy. Vả chăng, trong chừng mực một cuốn truyện, khó có thể đưa vào đó tất cả mọi thân phận ở đời.

Ông từng nói với học trò, trong tứ niệm xứ có: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Nhưng trong cuốn sách này ông lại nhấn mạnh Tâm Pháp. Ông có thể giải thích kỹ hơn về điều này được không?

Bốn niệm xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp là bốn nơi chốn người tu hành phải gởi gắm tâm ý vào đó để tư duy, quan sát và tu tập, vì rằng phiền não khổ (hay nghiệp) tác động trực tiếp lên bốn món này.

Tuy nhiên, thân và cảm thọ sở dĩ có nhận lấy quả khổ, chỉ vì tâm và thức mê mờ, câu hữu (gắn chặt, không rời) hai món ấy. Nếu tâm không câu hữu, thức không sinh pháp thì thân trở thành sắc giải thoát (thân không trói buộc) và cảm thọ trở thành thanh tịnh thọ (ra khỏi khổ vui). Do đó, có thể nói tâm và pháp mới là hai đối tượng chính khiến người ta đau khổ hay an vui. Nếu giải quyết được hai niệm xứ này là giải quyết tận gốc trận chiến sanh tử khổ! Giống như muốn giải quyết tận gốc chiến tranh, người ta chỉ cần bắt vị tướng chỉ huy đầu hàng, tức thì cuộc chiến kết thúc, bình yên hiện hữu!

Tác giả Lý Tứ: Tiểu thuyết Tâm pháp hướng đến giá trị cao đẹp của Phật đạo  - Ảnh 3.

Đông đảo bạn đọc đến dự buổi ra mắt sách "Tâm pháp"

Còn một lẽ nữa, Phật đạo là đạo giác ngộ, đạo giải thoát và là đạo trí tuệ. Nên khi giải quyết rốt ráo hai niệm xứ là tâm và pháp thì, tâm bây giờ trở thành cơ sở giác ngộ và giải thoát gọi nôm na là Niết Bàn, còn thức sẽ biến thành thành trí tuệ (hết mờ tối).

Trong các chương, ông đều có trích dẫn, ví dụ: "Ai biết lý duyên khởi sẽ biết được pháp, Ai biết được pháp sẽ biết được không pháp, Ai biết được không pháp sẽ thấy được nghĩa không, Ai thấy được nghĩa không sẽ thấy được thật pháp. Ai thấy được thật pháp sẽ thấu được phật pháp". Tuy nhiên, để thấu được Phật pháp, với một người lần đầu bước chân vào con đường tu tập, cần phải học kiến thức từ đâu giữa vô vàn tác phẩm phật đạo hiện nay?

Câu trích dẫn trên, hàm chứa đầy đủ quy trình học tập từ thấp lên cao của Phật đạo. Theo quy trình này, người mới bắt đầu bước chân vào con đường tu tập phải thấu rõ lý duyên khởi để thấy đâu là nguyên nhân hình thành và cách tịch diệt những quan niệm hữu vi từ bốn món thân, thọ, tâm, pháp. Tiếp theo, người ấy tu tập để thành tựu không tâm và không pháp gọi là chứng hai vô sanh. Kế đến thấu suốt nghĩa không đích thực, chân thật chứng nhập cảnh giới vô vi. Sau đó học tập vô lậu trí để thể nhập thật pháp phi hữu phi vô. Và cuối cùng thành tựu viên mãn Phật pháp! Tất cả các tác phẩm viết về Phật đạo chân chánh, mọi kiến thức trong đó đều không rời quy trình trên. Vì thế, người tu hành tìm thấy ở bất kì nơi đâu có các kiến thức theo thứ lớp như vậy, đều có thể học tập.

Cảm ơn tác giả về cuộc trò chuyện!

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thu Quỳnh khoe khoảnh khắc con gái 'Thị Tằm' giống mẹ 'như 2 giọt nước'

Thu Quỳnh khoe khoảnh khắc con gái 'Thị Tằm' giống mẹ 'như 2 giọt nước'

Giải trí - 6 phút trước

GĐXH - Thu Quỳnh đăng ảnh 1 tuổi của mình và bé Thị Tằm - con gái 6 tháng tuổi với niềm tự hào "công chúa giống mình mà phiên bản 'gấu biển' hơn".

Hôn nhân của nữ diễn viên mỗi ngày chỉ phát 100.000 đồng cho chồng, mâu thuẫn là ra bàn nhậu giải quyết

Hôn nhân của nữ diễn viên mỗi ngày chỉ phát 100.000 đồng cho chồng, mâu thuẫn là ra bàn nhậu giải quyết

Giải trí - 6 phút trước

Có chồng điển trai lại đào hoa nên nữ diễn viên rất hay ghen. Cặp đôi cũng vì vậy mà từng nhiều lần trục trặc, rạn nứt...

Noo Phước Thịnh: Tôi không hạ bệ ai nhưng cũng không để ai làm tổn thương mình

Noo Phước Thịnh: Tôi không hạ bệ ai nhưng cũng không để ai làm tổn thương mình

Giải trí - 3 giờ trước

"Tôi không hạ bệ hoặc xem thường một ai, nhưng không để người khác làm tổn thương mình" - Noo Phước Thịnh tâm sự.

Bỗng dưng Song Hye Kyo lại bị mỉa mai là "cô vợ siêu sao không muốn đẻ"

Bỗng dưng Song Hye Kyo lại bị mỉa mai là "cô vợ siêu sao không muốn đẻ"

Giải trí - 5 giờ trước

Dù đã ly hôn từ lâu nhưng Song Hye Kyo vẫn luôn bị réo tên trong những sự kiện liên quan tới chồng cũ Song Joong Ki.

Mỹ nhân trẻ đẹp nhất phim 'Sex and the City' có hôn nhân ngọt ngào bên nhạc sĩ nổi tiếng

Mỹ nhân trẻ đẹp nhất phim 'Sex and the City' có hôn nhân ngọt ngào bên nhạc sĩ nổi tiếng

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Kat Dennings - sao phim "Sex and the City" sinh năm 1986 và nổi tiếng là mỹ nhân trẻ đẹp nhất trong dàn phim này. Ngoài đời, cô đang hạnh phúc bên chồng là nhạc sĩ.

Lộ vòng 2 bất thường, Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh vướng tin đồn mang bầu lần 2

Lộ vòng 2 bất thường, Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh vướng tin đồn mang bầu lần 2

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh mới đây xuất hiện trong một sự kiện, tuy nhiên điều khán giả chú ý chính là vòng 2 bất thường của cô.

Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"

Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"

Giải trí - 7 giờ trước

"Tôi không nhận ra lúc đó tôi đã đi quá giới hạn của mình" – Như Quỳnh chia sẻ.

Bị chê 'nghệ sĩ nổi tiếng mà ở ký túc xá', chị cả của show 'Chị đẹp' giải thích

Bị chê 'nghệ sĩ nổi tiếng mà ở ký túc xá', chị cả của show 'Chị đẹp' giải thích

Giải trí - 9 giờ trước

"Chị đẹp đạp gió 2024" có sự đổi mới khi 30 chị đẹp tham gia chương trình sẽ cùng sinh hoạt chung trong không gian kí túc xá.

Chồng cũ Thanh Thanh Hiền: Sang Mỹ 3 năm mua nhà, tậu xe mới gần 2 tỷ

Chồng cũ Thanh Thanh Hiền: Sang Mỹ 3 năm mua nhà, tậu xe mới gần 2 tỷ

Giải trí - 11 giờ trước

“Trời ơi, bây giờ tôi mới biết độ giàu của Chế Phong” – Thúy Nga nói.

Phó giám đốc Trường quay Cổ Loa: "Anh Công Lý đã khỏe nhiều, giờ thoại và diễn hay luôn"

Phó giám đốc Trường quay Cổ Loa: "Anh Công Lý đã khỏe nhiều, giờ thoại và diễn hay luôn"

Giải trí - 1 ngày trước

Diễn viên Minh Tiệp, Phó giám đốc Trường quay Cổ Loa chia sẻ về tình hình sức khỏe hiện tại của NSND Công Lý.

Top