Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tại sao có thể thụ thai sinh đôi khác cha

Thứ năm, 07:00 03/03/2016 | Dân số và phát triển

Người phụ nữ phải rụng đồng thời 2 trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và cả 2 trứng được thụ thai bởi 2 tinh trùng khác biệt; tình huống này cực kỳ hiếm gặp.

Mới đây một ông bố ở Hòa Bình đưa hai con sinh đôi đi xét nghiệm ADN và kết quả bất ngờ chỉ có một bé là con của anh. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng đây là trường hợp hiếm gặp, cần phải xem xét lại người phụ nữ mang thai cùng trứng hay mang thai khác trứng, xét nghiệm lại gene mới có câu trả lời chính xác.

Theo Thứ trưởng Tiến, sinh đôi hay song sinh là hiện tượng đa thai phổ biến, khi người mẹ sinh ra 2 em bé trong cùng một lần mang thai. Hai em bé sinh đôi có thể giống nhau về giới tính và diện mạo nhưng cũng có thể khác biệt hoàn toàn cả về giới tính lẫn dung mạo. Điều này tùy thuộc hoàn toàn vào quá trình mang thai của người mẹ là sinh đôi cùng trứng hay sinh đôi khác trứng.

Ảnh: Health.
Ảnh: Health.

Theo y học, song sinh cùng trứng là hiện tượng một trứng được một tinh trùng thụ tinh rồi tách làm 2 trong giai đoạn phát triển thành hợp tử và phát triển thành 2 bào thai riêng biệt. Những thai nhi trong trường hợp này giống nhau như giọt nước cả về hình thức và cấu trúc gen. Hai bé cũng thường có cùng giới tính.

Sinh đôi khác trứng là khi người phụ nữ rụng đồng thời 2 trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và cả 2 trứng này được thụ thai bởi 2 tinh trùng khác biệt. Trong trường hợp này, hai thai nhi cùng chia sẻ tử cung của người mẹ trong suốt 9 tháng dài nhưng phát triển theo những hướng hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp sinh đôi khác trứng, rất có thể bố của 2 em bé không phải là một người.

Trên thế giới đã có vài trường hợp song sinh khác bố. Các chuyên gia chỉ có thể lý giải sự việc hy hữu này rằng: Khi người mẹ rụng nhiều trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và quan hệ với hơn một đối tượng, mỗi trứng có thể được thụ tinh bởi một người đàn ông khác nhau, dẫn tới sự khác biệt lớn của cặp song sinh. Thậm chí 2 đứa trẻ sinh đôi có thể không chào đời cùng một lần sinh.

Có trường hợp, người mẹ đã có thai lại thụ thai thêm một lần nữa khi một trứng thụ tinh với một tinh trùng khác trong cùng tháng. Hiện tượng này gọi là bội thụ tinh khác kỳ. Điều đó xảy ra sau một vài tuần sau khi hợp tử đầu tiên đã được hình thành. Nó cũng giải thích cho lý do tại sao khi chào đời, một bé song sinh sẽ lớn hơn và trưởng thành hơn so với bé kia.

Về mặt sinh học, một phụ nữ có thể thụ thai cặp song sinh khác trứng với hai người đàn ông khác nhau khi đã mang thai và rụng trứng một lần nữa. Một thai nhi hình thành khi trứng thứ hai được thụ tinh bởi tinh trùng từ một người đàn ông khác.

Điều này cũng xảy ra tương tự với trường hợp sinh ba bao gồm một cặp song sinh giống hệt nhau và một em bé khác diện mạo so với hai bé kia. Bạn có thể biết cặp song sinh cùng trứng nhờ vẻ ngoài giống hệt nhau, còn song sinh khác trứng nhìn giống như các anh chị em khác. Đây là lý do các màng nhau thai được kiểm tra rất cẩn thận. Xét nghiệm nhau thai hoặc DNA sẽ cho biết đây là cặp song sinh cùng trứng hay khác trứng. Tuy nhiên không phải kết quả nào cũng hoàn toàn chính xác.

Theo Thứ trưởng Tiến, trường hợp mang song thai phổ biến hơn ở những người làm thụ tinh ống nghiệm (IVF). Tỷ lệ thành công của các ca IVF chỉ khoảng 35-40% nên để tăng khả năng thành công, các bác sĩ khi tiến hành thụ tinh ống nghiệm sẽ chuyển nhiều hơn một phôi vào tử cung người phụ nữ, do vậy sẽ có các trường hợp sinh hai, sinh ba.

Có khi do lo lắng thất bại khi làm IVF, nhiều cặp vợ chồng đề xuất bác sĩ thụ tinh thêm một trứng với tinh trùng lấy từ ngân hàng để tạo thành phôi. 2 phôi này được đưa vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi, may mắn cả 2 phôi đều phát triển tốt và người mẹ sinh 2 con khỏe mạnh. Trong trường hợp này, cặp sinh đôi sẽ có một bé mang ADN từ tinh trùng của bố và một bé mang ADN từ tinh trùng của người hiến tặng.

Theo Lê Nga/VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top