Tại sao học sinh miền núi phải tìm mọi cách vượt sông?
GiadinhNet – “Dư luận lại xôn xao việc cô giáo và học trò ở Nậm Pồ, Điện Biên chui túi nilông vượt sông đến lớp. Ai đó ác mồm còn chê trách giáo viên vùng cao mà có điều kiện sử dụng “xì mét phôn” để quay clip thì hẳn chả khó khăn, nghèo khổ gì”… Có ai đặt ra câu hỏi: Tại sao học sinh miền núi phải tìm mọi cách vượt sông?
Clip quay các giáo viên, học sinh chui vào túi nilông qua suối mùa lũ chân thực đến nao lòng, khiến rất nhiều người ngỡ ngàng và “choáng”.
![]() Một học sinh chui vào túi nilông để người lớn kéo qua suối - Ảnh trích từ clip của cô giáo Tòng Thị Minh |
Chiếc điện thoại đó không phải thứ mà chúng ta hay làm là để lướt “Phây” “chém gió, còm bão” giải trí đơn thuần nữa… mà nhờ nó xã hội đã biết đến một hiện thực bấy lâu nay vẫn diễn ra với sự học ở vùng cao. Và cũng nhờ nó mà các ngành chức năng đã vào cuộc và đồng chí “Tư lệnh” ngành Giao thông đã phải quyết tâm chỉ đạo làm một cây cầu qua sông cho vùng đất ấy…
Thực ra có lẽ nên vinh danh cô giáo Tòng Thị Minh đã dũng cảm làm chức năng phản biện xã hội và có thể đưa chiếc điện thoại kia vào… bảo tàng ngành giáo dục. Ấy thế mà một số “cán bộ” ngành ươm chữ vẫn lên tiếng rằng nếu điều kiện mưa gió, sông suối cách trở như vậy thì các thầy cô nên đi đường tránh hoặc cho học sinh nghỉ học tới khi điều kiện thời tiết thuận lợi… Không biết các vị ấy đã bao giờ đến những nơi đó hay chưa mà phát biểu như vậy, vì thực sự bao đời nay cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc biên cương, miền núi vẫn sống, lao động, chiến đấu, học tập và … tồn tại như vậy bao thập kỷ qua.
Xin các vị đừng cứ mãi ở trên mây, hãy nhìn xuống đất để tôi kể một câu chuyện như thế này thôi ạ. Nhìn bức ảnh chàng trai Hà Nhì kia đưa cô bé vượt sông trên đường đi học về kia có ai nghĩ rằng đó là sự thật ác nghiệt ở vùng cao hay không. Nếu nghĩ để mưu cầu sự học, các vị có dám cho con mình qua sông thế kia chứ?
![]() Pờ Hùng Sang - nhân vật trong bài viết giúp một cô bé vượt sông trên đường đi học về trong mùa lũ ở Mường Tè, Lai Châu.
Ảnh: Dương Tử |
Hà Nội, mùa thu năm 2005, khi tôi còn đang là Hội trưởng Hội đồng hương của sinh viên Lai Châu học tại Phân viên Báo chí Tuyên truyền, tôi gặp hắn, một gã thanh niên to con, rắn chắc như cây rừng, đá núi (khi đó hắn mới khoảng 75kg), gương mặt đậm chất núi cao, mây mù nhưng ánh mắt và thần thái thì rất đỗi hiền lành, ngây ngô… Pờ Hùng Sang khi ấy là sinh viên năm thứ nhất lớp báo chí của Phân viện. Thực sự khi đó tôi chưa hề đến Sín Thầu mà chỉ biết về dòng họ Pờ và cộng đồng người Hà Nhì nơi đây qua bút ký Ngã ba biên giới và Nơi đầu nguồn sông Đà của Đại tá, Nhà báo Nguyễn Như Phong viết năm 1984… nhưng đã cảm thấy vô cùng xúc động về miền đất này bởi ông Phong đã mất cả tháng trời để đi bộ 400km mới vào được tới nơi.
Có lẽ với nhiều người hắn chẳng có gì đặc biệt nhưng với tôi thì có. Khi gặp tôi, hắn đã có 3 năm sống ở Hà Nội (học cấp 3 tại Trường Thiếu sinh quân Trần Quốc Tuấn) nhưng cái chất núi, chất rừng như đỉnh Pu Si Lung, như dòng Mo Phí vẫn còn y nguyên…
Nếu tôi không kể, chắc ít bạn bè, thầy cô ở Phân viện ngày ấy biết và tin về tuổi thơ, về cuộc sống của hắn ở cực Tây Tổ quốc. Huyện Mường Tè những năm 90, mọi con đường đến với bản làng đều là đi bộ hoặc bằng máy bay trực thăng. Cuộc sống khó khăn tới mức tất cả tiếp tế cho các xã vùng Ka Lăng, Thu Lũm, Sín Thầu, Tà Tổng, Mù Cả… đều bằng máy bay trực thăng quân sự. Lên Mường Tè lại được nghe người già kể chuyện mấy chục năm trước có hai cô giáo miền xuôi xung phong lên đây dậy học. Họ đi bộ vào, khi leo ngược dốc Tà Tổng (18km liên tục chỉ có lên), lên tới đỉnh mệt quá, hai cô ngồi thở trên đỉnh dốc mà khóc rằng: thề không bao giờ đi bộ quay trở ra nữa. Sau này có máy bay trực thăng vào tiếp tế, các cô xin đi nhờ ra thị xã rồi không quay lại nữa….
Và Pờ Hùng Sang 8 tuổi bắt đầu đi học lớp 1 ở tận ngoài thị trấn huyện. Chặng đường lối rừng, dốc núi, ghềnh sông đó dài tới 147km mà phải đi bộ. Có lẽ với nhiều trẻ em thành thị học tới cấp 3 rồi bố mẹ vẫn phải đưa đón hàng ngày nhưng với Hùng Sang thì khác. Đứa trẻ Hà Nhì ấy đi bộ ngót 150km đường rừng mất cả tuần trời chỉ để ra tới lớp học… Hắn kể rằng trước khi đi học, Apa (bố) chỉ dặn đi theo lối mòn này, đường ngựa kia, gặp voi tránh sao, gặp hổ né thế nào… Khi tôi hỏi hắn sao có thể đi được như vậy thì hắn trả lời thật hồn nhiên rằng: “Cũng mệt lắm anh ạ nhưng không đi không được, làm gì có chỗ nào mà học nữa đâu. Muốn học thì phải đi thôi, đời bố em còn đi bộ 400km ra tận thị xã Lai Châu để học cơ…”.
Ngày hắn về Phân viện báo chí, có thầy giáo đã nói với chúng tôi rằng: “Chỉ riêng việc Hùng Sang về tới Hà Nội đã là một kỳ tích rồi, cậu ấy học ra sao chưa quan trọng. Và đừng ai so sánh bất cứ điều gì với cậu ấy, hãy nghĩ tới quãng đường cậu ấy vượt qua trong chừng ấy năm để đến trường…”. Hắn đã xa nhà từ năm 8 tuổi, 17 năm không được đón Tết Hồ Sự Trà. Tới 2008 hắn mới được về quê ăn tết của người Hà Nhì. Và cho tới tận mùa hè năm 2007, khi đã là sinh viên năm thứ 3 đại học, nghỉ hè hắn vẫn phải đi 3 ngày mới về tới nhà, trong đó có 50km là cuốc bộ, băng rừng, lội suối… Mấy chục năm trời xa nhà, vượt mọi gian khổ và hiểm nguy để mưu cầu con chữ, bây giờ Pờ Hùng Sang đã là Bí thư Huyện đoàn Mường Nhé, một cán bộ trẻ đầy bản lĩnh, phẩm chất chính trị và trình độ để làm nòng cốt xây dựng và bảo vệ biên cương nước nhà.
Và cũng chẳng khó để hiểu, những người ươm chữ như hai cô giáo nọ bỏ chạy về xuôi sẽ không bao giờ được nhắc đến. Còn những người anh hùng như thầy giáo Nguyễn Văn Bôn, cán bộ công an vũ trang (bộ đội biên phòng) Trần Văn Thọ, Tô Minh Điến… đã được người dân Mường Tè đặt tên cho những con dốc, con sông, con suối thân thương nhất.

Hải Phòng: Liên tiếp xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông làm 4 người thương vong trong một ngày
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Theo thông tin từ Ban An toàn giao thông TP Hải Phòng, trên địa bàn vừa xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến hai người chết và hai người bị thương. Hiện nguyên nhân các vụ việc đang được cơ quan chức năng tiến hành xác minh, làm rõ.

Bộ Công an thông tin vụ sữa giả Hiup và dầu ăn chăn nuôi dùng cho người
Thời sự - 1 giờ trướcVụ án sản xuất, buôn bán sữa giả Hiup, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 10 đối tượng về 2 nhóm hành vi. Còn vụ buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 3 đối tượng.

Bắt nhóm côn đồ dùng hung khí đánh trọng thương nam thiếu niên ở Đà Nẵng
Pháp luật - 1 giờ trướcNhóm côn đồ trong độ tuổi từ 16 - 21 sử dụng rựa, mã tấu, vỏ chai thuỷ tinh tấn công vào đầu, lưng khiến nam thiếu niên ở TP Đà Nẵng trọng thương.

Nguyên nhân tiền điện tháng 6 tăng đột biến
Đời sống - 2 giờ trướcLý giải nguyên nhân tiền điện tăng cao, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, trong tháng 6/2025, sản lượng điện bình quân theo ngày trên toàn địa bàn Hà Nội đạt hơn 90 triệu kWh, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2024.

Thi 3 môn được 2,5 điểm vẫn trúng tuyển lớp 10 công lập ở Nghệ An
Giáo dục - 5 giờ trướcGĐXH - Thông báo tuyển sinh lớp 10 đợt 2 của Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An) với mức điểm chuẩn chỉ 2,5 điểm đang gây xôn xao mạng xã hội và khiến nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng về chất lượng đầu vào.

Hút thuốc trong khách sạn, du khách phải đền 4,8 triệu vì làm thủng nệm
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Một nam du khách lưu trú tại khách sạn 3 sao ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng do hút thuốc lá trong phòng và làm thủng nệm.

Danh sách các trường đại học top đầu xét học bạ, chứng chỉ trong tháng 7
Giáo dục - 5 giờ trướcGĐXH - Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường đại học tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng các phương thức không dùng điểm thi.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo tuổi Sửu sẽ dễ mất tiền bạc, cần làm ngay điều này để tránh điều xui
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, theo tử vi tháng 6 âm lịch dự báo tuổi Sửu sẽ đối mặt với những nguy cơ mất tiền bạc. Để tránh những điều xui, con giáp này nên biết nắm bắt những điều dưới đây.

Học phí các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025
Giáo dục - 6 giờ trướcHọc phí dự kiến của các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025 - 2026 từ 16,9 đến 65 triệu đồng/năm học.

Tạm giữ hình sự đối tượng tông xe máy khiến chiến sĩ CSGT tử vong ở Lai Châu
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Ngày 3/7, Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định tạm giữ hình sự với Mùa A Hảo (SN 2007, ở phường Đoàn Kết) để làm rõ hành vi cố ý gây thương tích, khiến 1 chiến sĩ CSGT hy sinh.

Xe khách biến dạng phần đầu sau va chạm ô tô tải trên Quốc lộ 1
Thời sựGĐXH - Sau chạm với ô tô tải trên Quốc lộ 1, chiếc xe khách bị biến dạng phần đầu, hư hỏng nặng.