Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm sự "gây bão" của bác sĩ Mỹ gốc Việt mất mẹ vì ung thư

Chủ nhật, 13:35 20/03/2016 | Sống khỏe

"Tôi cứu giúp người khác nhưng không thể chẩn đoán cho mẹ mình cũng như thay đổi hệ thống sức khỏe để bà được chăm sóc tốt hơn", bác sĩ Minh-Chi Tran nghẹn ngào.

Bác sĩ Minh-Chi Tran làm việc tại Trung tâm y tế Đại học California (Mỹ) và đơn vị y tế của ABC News. Nhân 100 ngày mất của mẹ cô là Mai-Phuong Tran hôm 17/3, Minh-Chi chia sẻ những trăn trở nghề nghiệp, gửi lời nhắn nhủ đến những tất cả những ai đã, đang và sẽ đi theo ngành y.

"Hỏi bất cứ sinh viên y khoa nào về lý do muốn trở thành bác sĩ, 9 trong 10 người sẽ đáp: "Tôi muốn giúp đỡ mọi người".

Câu trả lời đơn giản này là động lực cho 8 năm ngồi trên ghế nhà trường cùng nhiều năm thực hành điên cuồng. Giờ đây, khi đã gần kết thúc khóa đào tạo của mình, tôi nhận thấy chúng ta ngày càng ít nói đến việc giúp đỡ con người.

Chúng ta làm những điều vĩ đại trong đào tạo y tế nhưng cũng tiếp xúc với thực tế phũ phàng. Tôi nhận chăm sóc những người bị coi là thất bại xã hội. Không bảo hiểm y tế, hỗ trợ lâu dài hay hiểu biết về sức khỏe, một nữ bệnh nhân cao tuổi của tôi bị suy tim cùng bệnh thận không thể lấy thuốc hay lọc máu.

Ai có thể trách bà ấy vì đã ăn quá nhiều đồ ăn nhanh trong khi không đủ tiền theo chế độ dinh dưỡng tôi đưa ra? Tôi gặp bà ấy mỗi tuần trong bệnh viện để giúp bà khá hơn. Rồi bà về nhà, không thể chi trả tiền thuốc thang hay thức ăn lành mạnh và quá trình ấy lặp đi lặp lại. Trường hợp này không phải duy nhất.

Cuối cùng, những sinh viên y khoa trước đây ngập tràn cảm hứng tự hỏi liệu có thật mình đang giúp người khác. Liệu chúng tôi có tạo nên sự khác biệt và cải thiện chất lượng sống không khi bệnh nhân nhập viện ngày càng nhiều? Ai mà biết được. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục công việc, lấp đầy ngày của mình bằng những câu đùa dở tệ đầy mỉa mai để bảo vệ chủ nghĩa lý tưởng đang xói mòn trong tim.

Rồi, một điều sẽ xảy đến khiến bạn suy nghĩ lại về công việc của mình. Đối với tôi, đó là khi nhận ra mẹ mình trở thành một trong những bệnh nhân đang trượt qua khe nứt của xã hội.

Chia sẻ một chút về gia đình. Bố mẹ tôi là người đến Mỹ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Họ gặp gỡ, yêu nhau và xây dựng gia đình. Mẹ tôi làm đủ công việc, cuối cùng gắn bó với nghề cắt tóc. Trong tình trạng như thế, chúng tôi ở rất xa các đặc quyền; lớn lên mà không có bác sĩ, nha sĩ hay bảo hiểm y tế. Chúng tôi mạnh mẽ và hoàn toàn ổn.

Minh-Chi ngày còn nhỏ bên mẹ mình. Ảnh: Nhân vật chia sẻ.
Minh-Chi ngày còn nhỏ bên mẹ mình. Ảnh: Nhân vật chia sẻ.

Mẹ bắt đầu bị đau lưng. Tôi đang trực ở bệnh viện và bằng chút kiến thức ban đầu của mình, tôi bảo bà uống tylenol, ibuprofen rồi đi khám. Thành thật mà nói, gặp bác sĩ không đơn giản như thế.

Cơn đau xấu đi. Mẹ chụp X-quang ở dịch vụ y tế khẩn cấp, kết quả bình thường.

Cơn đau lặp lại, ngày càng tệ hơn. Thời điểm ấy, dịch vụ Obamacare đã được ban hành và mẹ tôi có bảo hiểm theo luật. Mất một thời gian, mẹ đặt lịch hẹn chụp MRI, phương pháp chụp tân tiến cho phép bác sĩ hiểu nhiều hơn về cơn đau.

Một tuần trước ngày chụp MRI, tôi nhận cuộc gọi từ phòng cấp cứu. "Mẹ cô ngất rồi, bà ấy có một khối u trong xương sống và bị liệt. Bà ấy đang được đưa đến phòng cấp cứu để phẫu thuật". Mẹ vượt qua ca mổ nhưng bị liệt từ thắt lưng trở xuống. Gia đình tôi đối diện với cú sốc tình cảm cùng những lo toan kinh tế.

Cơ sở phục hồi chức năng mà chúng tôi muốn không chấp nhận mức bảo hiểm của mẹ. Các bác sĩ chuyên khoa cũng vậy. Chúng tôi tìm kiếm mãi, cuối cùng cũng có người đồng ý chăm sóc mẹ. Hàng tháng trời sau khi chẩn đoán, bà bắt đầu điều trị ung thư.

Mẹ khỏe lên đôi chút và gia đình tôi bắt đầu nghĩ đến cấy ghép tủy xương. Thế nhưng họ lại từ chối bảo hiểm của bà. Thay vào đó, chúng tôi được đề nghị chuyển sang dịch vụ điều trị hạng hai thay cho cấy ghép đắt đỏ. Trước khi đưa ra quyết định, bệnh tình mẹ xấu đi. Bà qua đời sau đó vài tuần.

Và giờ, tôi ở đây. Một bác sĩ với kiến thức cùng kinh nghiệm y học. Tôi cứu giúp người khác. Nhưng tôi đã không thể chẩn đoán cho mẹ mình cũng như thay đổi hệ thống sức khỏe để bà được chăm sóc tốt hơn. Tôi đã trải qua một giai đoạn kỳ lạ. Tôi cảm thấy mình như một thất bại nhưng vẫn cố gắng khám chữa cho bệnh nhân.

Rồi, cơn đau cũng được xoa dịu. Tôi bắt đầu nhìn thấy hình ảnh mẹ trong các bệnh nhân của mình. Thiếu thốn tiền nong, thiếu thống phương tiện, bất lực trước một căn bệnh mạn tính. Mẹ ở đó, mẹ ở đó trong những câu chuyện bệnh nhân mà tôi thấu hiểu. Và tôi nhớ lại, tôi muốn giúp người khác, tôi muốn giúp bạn, tôi muốn giúp bà".

Theo Minh Nguyên/VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh

Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh

Sống khỏe - 5 giờ trước

Hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao

3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao

Sống khỏe - 7 giờ trước

Tập thể dục, thể thao mang lại vô số lợi ích cho cơ thể, nhưng nếu tập luyện không đúng kỹ thuật, sai cách hay luyện tập quá mức có thể dẫn đến các nguy cơ chấn thương nguy hiểm.

Người phụ nữ 48 tuổi suýt chết khi nhổ răng khôn, bác sĩ khuyến cáo điều cần đặc biệt lưu ý

Người phụ nữ 48 tuổi suýt chết khi nhổ răng khôn, bác sĩ khuyến cáo điều cần đặc biệt lưu ý

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, ngộ độc thuốc tê nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Sáu cách đơn giản để giảm huyết áp

Sáu cách đơn giản để giảm huyết áp

Sống khỏe - 12 giờ trước

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney mới đây phát hiện ra rằng các đợt tập thể dục ngắn, như leo cầu thang, có thể làm giảm huyết áp.

Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.

Đau đầu dai dẳng, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u màng não, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu đau đầu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Đau đầu dai dẳng, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u màng não, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu đau đầu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Các chuyên gia khuyến cáo, khi những cơn đau đầu khởi phát kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần đặc biệt chú ý đi khám kịp thời.

5 loại đồ uống tự nhiên giúp tăng cường sắt cho cơ thể

5 loại đồ uống tự nhiên giúp tăng cường sắt cho cơ thể

Sống khỏe - 16 giờ trước

Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến mọi tế bào. Nồng độ sắt thấp có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, thậm chí là thiếu máu…

Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi

Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.

Top