Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tamiflu vẫn rất nhạy với virus cúm A/H1N1

Thứ tư, 08:07 15/07/2009 | Sống khỏe

Giadinh.net - PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhiều nước đang có số bệnh nhân tăng lên từng ngày, không thể ngăn cản được.

 
Đó là phát biểu của PGS. TS Nguyễn Trần Hiển hôm 14/7, tại Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh cúm A/H1N1 ở Hà Nội do Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức.

Theo TS Hiển, hiện dịch cúm A/H1N1 chưa thấy dấu hiệu dịch bùng phát lớn tại Việt Nam. Phần lớn các ca bệnh có tới 84% triệu chứng, còn lại là không. Trong số này có tới 97% sốt, 27% ho, đau, còn lại khó thở 0,9%. Thời gian nằm viện cũng chủ yếu là 7 ngày. TS Hiển cũng cho biết, khi dịch lây lan rộng ra cộng đồng, việc xét nghiệm cũng sẽ chọn mẫu, chọn lọc tại một số vùng trọng điểm chứ không giám sát tất cả. Việc giám sát sự biến đổi, lưu hành, kháng thuốc mới là quan trọng.

Trước những báo cáo trên thế giới về sự kháng thuốc Tamiflu, TS Hiển nhận định, đây là những ca tản phát, không phải đại diện cho cúm, Tamiflu hiện vẫn rất nhạy cảm với virus cúm A/H1N1. Tất cả đều khỏi, thể nhẹ, không biến chứng, không thay đổi phác đồ điều trị cúm.

Tại Đà Nẵng, ngày 14/7, thạc sĩ Tôn Thất Thạnh - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng cho biết, thành phố ghi nhận ca dương tính thứ 6 với cúm A/H1N1, đó là bệnh nhân nữ N.T.N.G (24 tuổi, trú tại phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn). Chị G về Đà Nẵng ngày 5/7, đến ngày 8/7 bị sốt và ngày 9/7 được cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và đã được viện Pasteur Nha Trang thông báo kết quả xét nghiệm bệnh phẩm dương tính với cúm A/H1N1.          

X.H

Theo phân loại, Việt Nam đang ở giai đoạn 2 (2A), tức là ở giai đoạn ghi nhận các trường hợp xâm nhập, chưa lây lan rộng ra cộng đồng. Khả năng trong thời gian tới lây lan trong cộng đồng là rất lớn, khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, các chuyên gia dịch tễ cũng cho rằng, khó dự đoán lúc nào dịch chuyển sang giai đoạn mới và dịch bắt đầu lây lan ra cộng đồng ở đâu (nguy cơ cao tại khu dân cư đông đúc, trường học, cơ quan, doanh trại). Dự phòng mọi phương án khi chuyển sang giai đoạn 2B, chuyển sang thực hiện các biện pháp làm giảm ảnh hưởng của đại dịch, giảm tỉ lệ mắc bệnh nặng, giảm tử vong.

Ông Trần Tịnh Hiền, Viện nhiệt đới TPHCM cho biết, tại Viện cũng có 2 trường hợp đáp ứng chậm với Tamiflu, sau 10 ngày vẫn dương tính, hiện chọn cách điều trị tăng Tamiflu liều gấp đôi. Số còn lại đều đáp ứng tốt sau 7 ngày điều trị. Ông Hiền cũng đề nghị, để chủ động hơn cần có hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân đáp ứng chậm với Tamiflu sau 7 ngày.

Ông Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện Các bệnh Truyền nhiễm Nhiệt đới Quốc gia cho rằng, Viện chọn biện pháp kéo dài thời gian điều trị với những bệnh nhân đáp ứng chậm với Tamiflu. Kéo dài thời gian điều trị, vẫn với liều điều trị như cũ. Kéo 10 ngày thậm chí là 2 tuần, không được thì sẽ phối hợp thêm thuốc.
 
Ông Kính cũng cho biết, có một đặc điểm là 2 bệnh nhân (có phản ứng chậm với Tamiflu) lây truyền virus cho người thân nhưng người này có thời gian còn virus sau điều trị là dưới 7 ngày. Vì thế thời gian tồn lưu virus ở những bệnh nhân này kéo dài là do yếu tố miễn dịch của chính họ. Ông Kính khẳng định, chưa có bằng chứng về lâm sàng của tình trạng virus cúm kháng Tamiflu.

Tính đến ngày 14/7, Việt Nam đã ghi nhận thêm 10 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, đều ở khu vực phía Nam. Như vậy, tính đến 21h ngày 14/7, Việt Nam đã ghi nhận 309 trường hợp dương tính, không có tử vong. Thời gian tới, học sinh, sinh viên tựu trường, là điều kiện cho virus dễ lây lan và bùng phát thành dịch tại các trường học.

V.K

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 10 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 16 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 19 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Top