Tận dụng kinh nghiệm quốc tế, chủ động thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam
GĐXH – Nếu như năm 2019, cứ 2 trẻ em thì có 1 người cao tuổi thì 50 năm sau (năm 2069), cứ 2 trẻ em sẽ có 3 người cao tuổi.
Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm thích ứng với già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giữa Nhật Bản và Việt Nam do Tổng cục Dân số phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA), Hiệp hội Y tế Tiên tiến Nhật Bản (MEJ) tổ chức sáng nay (29/8) tại Hà Nội.

TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh Minh Nhật
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết, già hóa dân số là một trong những biến đổi nhân khẩu lớn nhất trên thế giới hiện nay. Tỷ trọng và số lượng người cao tuổi ngày càng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

TS. Kenji Shibuya, Giám đốc Điều hành cấp cao Hiệp hội Y tế Tiên tiến Nhật Bản. Ảnh Minh Nhật
Theo các nhà nhân khẩu học, già hóa dân số mang đến cả cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Về cơ hội, già hóa dân số có thể thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, dinh dưỡng, du lịch, đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hoặc quản lý trong bối cảnh thiếu lực lượng lao động…

Ông Lương Quang Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) trình bày tổng quan về già hóa dân số ở Việt Nam. Ảnh Minh Nhật
Tuy nhiên, già hóa dân số cũng đặt ra những thách thức nghiêm trọng về tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng… đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh không lây nhiễm cần điều trị suốt đời như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, sa sút trí tuệ…
"Già hóa dân số đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, trong đó có chăm sóc cho người cao tuổi bao gồm chăm sóc y tế và xã hội", TS Phạm Vũ Hoàng nhấn mạnh.
Tại Việt Nam, theo ông Lương Quang Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với số người cao tuổi (65+ tuổi) chiếm 7% tổng dân số.

Năm 2021, số người cao tuổi Việt Nam chiếm 8,3% tổng dân số, tức 8,16 triệu người cao tuổi. Theo dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam sẽ tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069.
Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già từ năm 2036, khi đó, tỷ trọng nhóm dân số từ 65+ tuổi đạt 14,2% tổng dân số. Sau 20 năm (2036-2055), Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số siêu già.
Tỷ trọng nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên năm 2056 và năm 2069 lần lượt chiếm 21,1% và 21,5% tổng dân số. Nếu như năm 2019, cứ 2 trẻ em thì có một người cao tuổi thì 50 năm sau (năm 2069), cứ 2 trẻ em sẽ có 3 người cao tuổi.
Tại Hội thảo, bà Bùi Thị Ninh, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (TP HCM) cho biết, người cao tuổi Việt Nam vẫn có tư duy đầu tư cho tuổi già bằng cách đầu tư cho con cái.
Vì vậy, nguồn thu nhập của người cao tuổi Việt Nam phần lớn đến từ sự hỗ trợ của con cháu, càng lớn tuổi, sự phụ thuộc này càng lớn; nguồn từ tiết kiệm rất ít ỏi trong khi số người có lương hưu, trợ cấp xã hội còn hạn chế. Điều này rất đáng lo ngại.

Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh Minh Nhật
Trước thực tế trên, TS Phạm Vũ Hoàng cho biết, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng, phát huy vai trò và chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi trong đó có chăm sóc y tế. Việt Nam có truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay là luôn kính trọng và chăm sóc người cao tuổi. Nhiều chính sách, chương trình chăm sóc sức khỏe nói riêng và chăm sóc người cao tuổi nói chung đã được Việt Nam ban hành, thực hiện.
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra mục tiêu thích ứng với già hóa dân số. Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 một lần nữa tái khẳng định mục tiêu đó để góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Tận dụng bài học quốc tế trong ứng phó với già hóa
Các chuyên gia cho biết, Nhật Bản là một quốc gia có dân số siêu già hiện nay. Nhóm dân số cao tuổi (65 tuổi trở lên) của Nhật Bản năm 2022 là 36,2 triệu người, chiếm 29% tổng dân số. Dự báo đến năm 2030, nhóm dân số cao tuổi sẽ tăng lên là 37,3 triệu người nhưng lại chiếm tới 31% tổng dân số Nhật Bản (do mức sinh giảm, quy mô dân số cũng giảm) và sẽ tiếp tục tăng lên đến gần 40% tổng dân số vào năm 2060.

Các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo. Ảnh Minh Nhật
Nhật Bản là quốc gia có rất nhiều kinh nhiệm trong việc xây dựng một xã hội dân số già như việc tái cấu trúc hệ thống y tế, chăm sóc lão khoa, xây dựng và quản trị cơ sở chăm sóc người cao tuổi, xây dựng các chế độ chính sách an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng và việc phát huy vai trò, chăm sóc người cao tuổi...
Vì vậy, nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam có thể học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, những mô hình, cách làm hay và sự sáng tạo của Nhật Bản trong việc thích ứng với già hóa dân số.
Chẳng hạn như việc xây dựng chính sách, chương trình cũng như hoạt động can thiệp tại địa phương; việc chăm sóc y tế đến chăm sóc xã hội và lồng ghép các vấn đề già hóa dân số vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; việc chăm sóc lão khoa, việc phát huy vai trò và chăm sóc người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng.

Nhiều kinh nghiệm, bài học về thích ứng với già hóa dân số được thảo luận tại Hội thảo. Ảnh Minh Nhật
Tại Hội thảo, Giáo sư Naoki Kondo, Trưởng khoa Dịch tễ học xã hội, Trường Y tế công cộng thuộc Đại học Kyoto cho biết, trước đây, để ứng phó với xã hội già hóa, Nhật Bản đã từng đưa ra nhiều chính sách nhưng thất bại. Tuy nhiên, khi chuyển chiến lược dân số, tiếp cận xây dựng cộng đồng với người dân địa phương đã đạt được thành công nhất định.
Vị Giáo sư này đưa ra ví dụ, Nhật Bản đã thành lập các "quán" cộng đồng (nơi tụ họp xã hội) để ngăn ngừa khuyết tật chức năng ở người cao tuổi. Tại các "quán" cộng đồng này, người già có thể tương tác với nhau giảm một nửa tỷ lệ người cần chăm sóc điều dưỡng.
Phổi của bạn đang có vấn đề nếu gặp những dấu hiệu sau

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcĐể hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcNghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcDấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCollagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcKhi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.