Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tan máu bẩm sinh - căn bệnh dễ phòng, khó chữa

Thứ sáu, 08:00 07/12/2018 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh tan máu bẩm sinh- tên khoa học là Thalassemia, là một căn bệnh thiếu máu rất nguy hiểm và phổ biến tại nhiều tỉnh thành của nước ta. Bệnh không những gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi.

Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là một trong những bệnh máu di truyền có ở cả nam và nữ. Đây là bệnh nguy hiểm, gây ra hai hậu quả chính là thiếu máu mạn tính và ứ đọng sắt trong cơ thể.

Bệnh nhân mắc căn bệnh này hầu hết có biểu hiện giống nhau mà triệu chứng điển hình là thiếu máu, vàng mắt, sạm da, bụng trướng to, cùng với đó là hiện tượng phì đại xương gây biến dạng mặt, trán dô, mũi tẹt, răng hô, chậm phát triển… Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng suốt đời. Tất cả người bệnh đều phải truyền máu trong một thời gian dài với chi phí vô cùng tốn kém. Theo tính toán, chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng.

Điều trị, chăm sóc bệnh nhân Thalassemia ở Khoa Tan máu bẩm sinh - Viện Huyết học - Truyền máu trung ương. Ảnh: Báo Đại đoàn kết.

Điều trị, chăm sóc bệnh nhân Thalassemia ở Khoa Tan máu bẩm sinh - Viện Huyết học - Truyền máu trung ương. Ảnh: Báo Đại đoàn kết.

Những số liệu gây sốc về Thalassemia

Khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh Thalassemia.

Mỗi năm có 300.000 – 500.000 trẻ em sinh ra mắc Thalassemi thể nặng.

80% trẻ em mắc bệnh Thalassemia thể nặng ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.

50.000 – 100.000 trẻ em mắc bệnh BetaThalassemia ở các nước thu nhập thấp chết mỗi năm.

Theo kết quả bước đầu khảo sát tình trạng mang gen bệnh Thalassemia trên toàn quốc năm 2017, hiện Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia. Người bị bệnh và mang gen bệnh có ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, có trên 20.000 người bị Thalassemia cần phải điều trị cả đời và mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai.

Phòng và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh như thế nào?

Dù là căn bệnh di truyền nguy hiểm, vô phương cứu chữa nhưng cách phòng bệnh lại đơn giản vì Thalassemia dễ dàng phát hiện qua xét nghiệm máu và sàng lọc trước sinh. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là tầm soát tiền hôn nhân và tiền thai sản dựa trên xét nghiệm máu.

Gia đình có người mắc bệnh thì các anh chị em đều phải sàng lọc bệnh. Hai người cùng mang gen bệnh thì không nên kết hôn với nhau, nếu cùng mắc bệnh lấy nhau thì 50% con sinh ra mang gen này; 25% trẻ bị bệnh ở mức độ nặng, phải truyền máu và điều trị bằng thuốc cả đời; chỉ có 25% trẻ chào đời khỏe mạnh.

Ghép tế bào gốc hiện là biện pháp tốt nhất để điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này tốn nhiều chi phí.

Hiện người bệnh vẫn chủ yếu là điều trị triệu chứng suốt đời với các phương pháp:

- Truyền hồng cầu định kỳ (mỗi 3 tháng).

- Điều trị thải sắt (khi sắt trong máu tăng).

- Điều trị các biến chứng như: Tim mạch, Gan, Loãng xương.

- Chích ngừa siêu vi gan B; Cúm

- Chế độ dinh dưỡng: hạn chế thức ăn chứa nhiều chất sắt.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 3 ngày trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 5 ngày trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 6 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế giúp điều trị nhiều bệnh hiệu quả hơn

Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế giúp điều trị nhiều bệnh hiệu quả hơn

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Nhiều nhà khoa học, chuyên gia cho rằng công nghệ sinh học, liệu pháp tế bào đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế, giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Phẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi gặp tai nạn sinh hoạt gãy cổ xương đùi phải

Phẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi gặp tai nạn sinh hoạt gãy cổ xương đùi phải

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau háng phải sau khi té ngã, được chẩn đoán là gãy cổ xương đùi phải.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Y tế - 1 tuần trước

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Top