Tăng cường dự phòng HIV cho các nhóm đối tượng đích
GiadinhNet - Dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS” do VUSTA triển khai tới các đối tượng can thiệp là nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và nam có quan hệ tình dục với nam/người chuyển giới (quan hệ đồng tính nam - MSM/TG). Cả 3 nhóm đối tượng đích này đã được hưởng lợi từ các dịch vụ dự phòng HIV của Dự án với những kết quả đáng kể.

Xét nghiệm HIV tại cộng đồng ở Mường Lát, Thanh Hóa. Ảnh: PV
Vượt chỉ tiêu cam kết trong cung cấp dịch vụ dự phòng
Từ tháng 7/2015, Dự án được triển khai tại 15 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ An, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Kết quả chỉ số cam kết năm 2016 cho thấy: Tính đến tháng 9/2016, số lượng người quan hệ đồng tính nam tiếp cận chương trình dự phòng HIV là 23.239, đạt 102,7%; tỷ lệ người quan hệ đồng tính nam chuyển gửi thành công đi xét nghiệm HIV vượt chỉ tiêu so với chỉ số cam kết; số lượng phụ nữ bán dâm tiếp cận chương trình dự phòng HIV là 10.259, đạt 104,6%; số lượng người nghiện chích ma túy tiếp cận chương trình dự phòng HIV là 37.409, đạt 105,2%; số lượng tổ chức cộng đồng là 96 đạt 100%; số lượng tiếp cận viên đồng đẳng là 1.180, đạt 78%; tỷ lệ người nghiện chích ma túy chuyển gửi vượt chỉ tiêu cam kết; số cuộc gọi xin tư vấn pháp luật là 2.509, đạt 125%...
Trong 9 tháng đầu năm 2017, Dự án VUSTA đã triển khai các hoạt động tiếp cận đồng đẳng, bao gồm sàng lọc các khách hàng cũ, tìm kiếm các khách hàng mới, đồng thời thực hiện các hoạt động truyền thông, tư vấn, chuyển gửi khách hàng tới các cơ sở dịch vụ cần thiết. Phần lớn các nhóm đã có kinh nghiệm trong triển khai dự án, nên từ đầu năm 2017, các nhóm đều thực hiện việc sàng lọc, rà soát và đưa ra khỏi danh sách can thiệp các khách hàng HIV ( ) đã được điều trị ARV và các khách hàng đã điều trị Methadone, tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng mới có hành vi nguy cơ cao và chưa hoặc đã từng xét nghiệm HIV trước đó ít nhất 6 tháng. Các nhóm đã mở rộng hoạt động tiếp cận sang các địa bàn mới, xa hơn nhằm tới các khách hàng có hành vi nguy cơ lây nhiễm cao. Tính đến hết ngày 20/9/ 2017, tất cả các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu “Cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho những người tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm, người quan hệ đồng tính nam có nguy cơ lây nhiễm cao” đều đã được Dự án thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu cam kết với nhà tài trợ.
Tại 15 tỉnh/ thành phố triển khai Dự án, 3 đơn vị tiếp nhận viện trợ phụ đã làm việc tích cực với các tổ chức dựa vào cộng đồng, cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho 26.513 người quan hệ đồng tính nam đạt 101,1% chỉ tiêu, 44.699 người tiêm chích ma túy đạt 99,6% chỉ tiêu và 10.623 nữ bán dâm đạt 101,4% chỉ tiêu cam kết trong năm 2017.
Thêm cơ hội xét nghiệm cho thành viên cộng đồng
Một trong những dịch vụ dự phòng hoạt động hiệu quả trong thời gian qua của Dự án VUSTA phải kể đến hoạt động xét nghiệm HIV không chuyên bằng phương pháp lấy máu đầu ngón tay do cộng đồng nhóm đích thực hiện - đã được triển khai tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ cuối năm 2016.
Đến cuối tháng 9/2017, hoạt động này đã được mở rộng ra 14 tỉnh dự án, hỗ trợ nhiều cho các nhóm trong việc tạo thêm cơ hội xét nghiệm cho thành viên cộng đồng. Tỷ lệ người quan hệ đồng tính nam, người nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm được chuyển gửi thành công đến dịch vụ xét nghiệm HIV cũng đạt vượt chỉ tiêu cam kết năm 2017. Cu thể, năm 2017, Dự án cam kết với nhà tài trợ chuyển gửi 65% số lượng khách hàng được chăm sóc tiếp cận đến dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV. Thực tế đến hết tháng 9, trong tổng số 26.513 người quan hệ đồng tính nam được tiếp cận, chăm sóc, tỷ lệ được chuyển gửi sang dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV thành công là 66%. Tương tự, tỷ lệ chuyển gửi thành công khách hàng đến dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV ở nhóm nghiện chích ma túy là 67,4% và nhóm phụ nữ bán dâm là 66,1%.
Hàng tháng, các nhóm đều tổ chức định kỳ các hoạt động truyền thông, tư vấn nhóm nhỏ với sự tham gia các khách hàng. Số người tham dự thường từ 15-30 người/buổi truyền thông và 5-10 người/tư vấn nhóm. Các nội dung truyền thông tập trung vào các kiến thức cơ bản về HIV, quy trình tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện; lợi ích của việc điều trị ARV, tác dụng phụ; điều trị phơi nhiễm HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tác hại của ma túy, viêm gan C, lợi ích của việc sử dụng bảo hiểm y tế trong điều trị, cách sử dụng bao cao su đúng cách…
Năm 2017, Dự án VUSTA duy trì tư vấn pháp luật miễn phí qua đường dây hotline 18001029 về các vấn đề: Liên quan đến hôn nhân - gia đình, dân sự - hành chính: Đất đai, tài sản thừa kế; Hình sự: Sử dụng ma túy, hành nghề mại dâm; Tham gia chương trình điều trị Methadone, xét nghiệm HIV, điều trị ARV, bảo hiểm y tế. Tính đến hết 30/6/2017, đã có 1.267 cuộc gọi tư vấn qua đường dây nóng.
Theo ông Phạm Nguyên Hà, Phó Giám đốc Thường trực Ban Quản lý Dự án VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, trong thời gian tới Dự án tiếp tục cung cấp các gói dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV và điều trị nghiện ma túy; củng cố hệ thống cộng đồng; gỡ bỏ các rào cản tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS; tăng nguồn lực tài chính. Tiếp tục cung cấp gói dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV và nghiện ma túy, bao gồm: Thông tin, truyền thông thay đổi hành vi (đa dạng và cung cấp tài liệu truyền thông); can thiệp dự phòng giảm hại: Bơm kim tiêm, bao cao su, chất bôi trơn...; tư vấn, xét nghiệm, phát hiện HIV; xét nghiệm tại các cơ sở y tế; xét nghiệm tại cộng đồng (tự xét nghiệm); chuyển gửi người nhiễm HIV tới cơ sở điều trị HIV…
Mục tiêu của Dự án là tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng trong thực hiện Luật phòng chống HIV/AIDS và Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư xuống dưới 0,3% vào năm 2020 và giảm các tác động của dịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Dự án VUSTA cũng tăng cường hợp tác kết nối với Bộ Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS xây dựng Bản phối hợp hành động ký với Dự án Quỹ Toàn cầu - Y tế; phối hợp với Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS ở 15 tỉnh, thành phố; lập kế hoạch, lựa chọn địa bàn và đối tượng can thiệp; phối hợp chuyển gửi người có hành vi nguy cơ cao tới các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; phối hợp trong quản lý, cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su và tiêu hủy bơm kim tiêm đã qua sử dụng; phối hợp trong báo cáo kết quả.
Hợp tác với các Bộ, ban ngành có liên quan như Bộ LĐTB&XH, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an...; hợp tác với Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội đánh giá công tác dự phòng, điều trị nghiện ma túy ở Việt Nam; phối hợp với Hội Luật gia trong trợ giúp pháp lý cho các nhóm dễ bị tổn thương vì HIV/AIDS. Hợp tác với các tổ chức quốc tế như: UNAIDS, WHO, USAID, FHI360, SAMHSA, PATH, UNODC về các lĩnh vực khác nhau…
Hà Thư

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 6 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.