Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Thứ hai, 11:32 20/05/2024 | Dân số và phát triển

GĐXH - Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng.

Chuyển biến từ cơ sở

Nhiều năm trước đây, tại Thanh Hóa, nhận thức về lĩnh vực gia đình, giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới còn gặp nhiều hạn chế. Tư tưởng định kiến giới vẫn tồn tại khá mạnh mẽ trong gia đình và xã hội, đặc biệt là ở những địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của sự bất bình đẳng giới là tư tưởng "trọng nam khinh nữ", mong muốn có con trai để "nối dõi tông đường" và quan niệm rằng con trai là nguồn lao động chính trong mỗi gia đình.

Tại huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa), đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) đã được Trung tâm Y tế huyện triển khai tại 17 xã và thị trấn. Mục tiêu của đề án là nâng cao nhận thức về giới và giới tính khi sinh, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính, và khuyến khích sinh đủ hai con.

Tại các xã triển khai đề án, Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn thành lập các câu lạc bộ không sinh con thứ 3; tổ chức hội nghị sinh hoạt, truyền thông trực tiếp, lồng ghép tuyên truyền về giới và giới tính khi sinh cho phụ nữ sinh con một bề là gái, không sinh con thứ 3 trở lên.

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa - Ảnh 1.

Hội nghị chuyên đề về triển khai thực hiện Đề án kiểm soát MCBGTKS tại huyện Thạch Thành.

Là một xã được lựa chọn triển khai Đề án kiểm soát MCBGTKS, xã Thành Thọ, huyện Thạch Thành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là những hộ gia đình sinh con một bề là gái về thực hiện nghiêm Pháp lệnh Dân số, chính sách dân số; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức của người dân về MCBGTKS.

Đồng thời, xã đã thành lập câu lạc bộ (CLB) không sinh con thứ 3, thu hút 50 người tham gia sinh hoạt. Qua các buổi sinh hoạt, các thành viên được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc, cũng như kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh doanh.

Chị Lê Thị Ngân, thành viên CLB chia sẻ: "Từ khi tham gia CLB, tôi đã nhận thức rõ hơn về ý nghĩa thiết thực của việc sinh ít con. Vợ chồng tôi sinh được 2 con gái, gia đình 2 bên đều khuyên nên sinh thêm 1 đứa con trai cho có nếp có tẻ. Được tuyên truyền, vận động, tôi cũng hiểu được hệ lụy của MCBGTKS, nên dù gia đình có kinh tế ổn định vợ chồng tôi quyết định không sinh thêm con nữa để tập trung chăm sóc, nuôi dạy con cái tốt hơn và có điều kiện phát triển kinh tế".

Bác sĩ Quách Công Quang, Trưởng Trạm Y tế xã Thành Thọ, cho biết: "Để người dân chủ động, nắm rõ về những hệ lụy của MCBGTKS, chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép tuyên truyền vào các hội nghị, sơ kết, tổng kết của các ban, ngành, đoàn thể; cung cấp các bản tin về MCBGTKS trên hệ thống loa truyền thanh của xã… Với việc tăng cường công tác truyền thông và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của cộng đồng đã từng bước giảm thiểu tình trạng MCBGTKS trên địa bàn xã".

Hiệu quả trông thấy

Để hạn chế tình trạng MCBGTKS, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tham mưu với tỉnh, ngành Y tế triển khai nhiều giải pháp quan trọng, trong đó có giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hệ lụy của MCBGTKS.

Đến nay, công tác truyền thông giáo dục được thực hiện thường xuyên, đa dạng từ tỉnh đến cơ sở thông qua các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tư vấn nhóm, tư vấn trực tiếp, nói chuyện chuyên đề, hội nghị, sản xuất, nhân bản các sản phẩm truyền thông.

Năm 2023, tại cấp tỉnh đã triển khai 2 bài viết đăng trên tạp chí tuyên truyền về giới và giới tính khi sinh, các yếu tố ảnh hưởng GTKS và hậu quả MCBGTKS. Tổ chức 2 lớp tập huấn cho 176 CTV Dân số các kiến thức về giới và GTKS; kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới và GTKS,...

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa - Ảnh 2.

Ông Bùi Hồng Thủy - Chi cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ Thanh Hóa phát biểu tại lớp tập huấn cập nhật bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về MCBGTKS, bình đẳng giới cho cộng tác viên dân số năm 2024.

Tiến hành kiểm tra, giám sát nhiều đơn vị về hoạt động đề án kiểm soát MCBGTKS tại các Trung tâm Y tế huyện và Trạm Y tế xã. Qua kiểm tra cho thấy tại các Trung tâm Y tế cũng như các Trạm Y tế đã thực hiện đầy đủ các hoạt động của đề án theo quy định.

Ở cấp huyện, xã đã tổ chức duy trì sinh hoạt các CLB không sinh con thứ ba giúp nhau phát triển kinh tế tại 559 CLB đã được thành lập năm 2022 ở các xã triển khai đề án. Viết 622 bài và phát 2.480 lần bài phát thanh tuyên truyền và phát thanh trên loa truyền thanh xã với các nội dung hoạt động của Đề án, các văn bản quy định liên quan đến giới và GTKS; những phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến GTKS cần phải hạn chế và loại bỏ.

Tổ chức 559 cuộc nói chuyện chuyên đề GTKS tại cộng đồng cho đối tượng nam, nữ chuẩn bị kết hôn, phụ nữ không sinh con thứ 3… Rà soát và lập danh sách trẻ em sinh ra trong năm, kết quả tỷ số GTKS năm 2023 là 113,5 bé trai/100 bé gái.

Ông Lê Bá Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ Thanh Hóa, cho biết: Công tác dân số và phát triển luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, sự phối hợp của các Ban, ngành, thành viên, ban chỉ đạo công tác dân số/KHHGĐ từ tỉnh, huyện xuống cơ sở. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở, đến nay cơ bản đã hoạt động ổn định tại các địa bàn trên toàn tỉnh và đã được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân số/KHHGĐ nói chung cũng như các nội dung về kiến thức tỷ số GTKS, các hoạt động của đề án kiểm soát MCBGTKS cho đội ngũ CTV…, đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động về công tác dân số trên toàn tỉnh.

Thông qua việc triển khai các hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật, vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ... đã nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc thực hiện các giải pháp nhằm làm giảm thiểu tình trạng MCBGTKS; từng bước nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của tình trạng MCBGTKS đối với sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Ngọc Hưng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi là bé sơ sinh chỉ mới 10 giờ tuổi, có biểu hiện bất thường ở mắt và được chẩn đoán nghi mắc Glocom bẩm sinh, một căn bệnh có tỷ lệ mắc cực kỳ hiếm, chỉ khoảng 1/25.000 trẻ sơ sinh.

Top