Tăng cường phòng, chống dịch bệnh lây lan qua đường biên giới
GĐXH – Theo các chuyên gia, sự lây lan liên tục của các bệnh truyền nhiễm xuyên biên giới đòi hỏi phải huy động thêm các nguồn lực y tế công cộng toàn cầu và khu vực nhằm giám sát và ứng phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa này.
Đây là nội dung chính được đưa ra tại Hội thảo "Chia sẻ thông tin và xây dựng kế hoạch hợp tác trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lan truyền qua biên giới các tỉnh biên giới hai nước Việt Nam và Campuchia" do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), với sự hỗ trợ của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Cơ quan Di cư của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức ngày 22/8, tại An Giang.
Hội thảo Hội thảo có sự góp mặt của hơn 50 chuyên gia và cán bộ cấp cao từ Bộ Y tế Việt Nam, Bộ Y tế Campuchia, và 8 tỉnh biên giới của hai nước.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: IOM
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Ngành Y tế Việt Nam luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phối hợp liên ngành (đặc biệt giữa 2 ngành y tế và thú y), cũng như chia sẻ thông tin và hợp tác trong chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với dịch bệnh truyền nhiễm và các tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng tại các cửa khẩu biên giới giữa 2 nước phù hợp với các điều ước quốc tế, Hiệp định Kiểm dịch y tế biên giới và các quy định pháp luật riêng của mỗi nước.
Việt Nam cũng xác định rõ sự cần thiết tiếp tục tăng cường phối hợp liên ngành tại cửa khẩu và hợp tác quốc tế chia sẻ thông tin dịch bệnh; phòng, chống và điều tra, giám sát, đánh giá nguy cơ giữa các tỉnh chung biên giới Việt Nam và Campuchia, góp phần bảo đảm an toàn sức khỏe cho cư dân biên giới và an ninh y tế khu vực biên giới giữa hai quốc gia.
Đáng chú ý, trong quý đầu tiên của năm 2024, Việt Nam đã trải qua các đợt bùng phát cúm A (H5N1) tại 6 tỉnh, trong đó có Long An, giáp biên giới Campuchia. Tháng 3/2024, Việt Nam xác nhận ca tử vong đầu tiên ở người do cúm gia cầm H5N1 sau 10 năm, tiếp theo là ca nhiễm cúm gia cầm đầu tiên ở người do H9N2 vào tháng 4/2024.

Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: IOM
Từ đầu năm 2024, 3 tỉnh của Campuchia giáp biên giới Việt Nam đã báo cáo 9 trường hợp mắc cúm gia cầm H5N1 ở người, trong đó có một trường hợp tử vong. Sự lây lan liên tục của các bệnh truyền nhiễm xuyên biên giới đòi hỏi phải huy động thêm các nguồn lực y tế công cộng toàn cầu và khu vực nhằm giám sát và ứng phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa này.
Tại Hội thảo, các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực sức khỏe con người và sức khỏe thú y của Việt Nam và Campuchia đã đánh giá kết quả thực hiện Hiệp định song phương về kiểm dịch y tế biên giới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia năm 2009.
Đồng thời, cũng xác định những khoảng trống còn tồn tại cũng như những nhu cầu thiết yếu trong việc triển khai các hoạt động y tế công cộng hiện có ở cấp tỉnh, quốc gia và khu vực.
Bên cạnh đó, cập nhật thông tin về các xu hướng mới của những bệnh truyền nhiễm mới nổi như cúm A/H5N1; song song với chia sẻ từ đại diện các tỉnh về nhiều điển hình thực tiễn tốt cũng như những bài học kinh nghiệm về công tác phối hợp xuyên biên giới và đề xuất các biện pháp can thiệp chung cho cả hai quốc gia.

Các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: IOM
Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung thảo luận kỹ tiến độ chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Những thách thức chưa từng có và các cuộc khủng hoảng mới đã được nêu bật, nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa sự di chuyển của con người, động vật và sức khỏe cộng đồng, an ninh y tế, cùng với nhu cầu cấp thiết về các phương pháp tiếp cận đa ngành.
"Chúng tôi khuyến nghị Chính phủ Việt Nam và Campuchia áp dụng mô hình Một sức khỏe để triển khai các biện pháp can thiệp y tế công cộng đa ngành và phù hợp với đặc thù của việc di cư.
Việc tăng cường năng lực tiếp cận mô hình Một sức khỏe tại các khu vực biên giới rất quan trọng vì đây là những khu vực dễ lây lan nhanh các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả những bệnh có thể lây từ động vật sang người", Tiến sĩ Aiko Kaji, Giám đốc Chương trình Y tế cho người di cư của IOM chia sẻ.
Mô hình Một sức khỏe là cách tiếp cận hợp tác, đa ngành và liên ngành nhằm tối ưu hóa sức khỏe của con người, động vật và môi trường. Mô hình góp phần phát triển hiệu quả các giải pháp để giải quyết các vấn đề sức khỏe giữa con người, động vật và môi trường, bao gồm cả các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người.

Nữ bệnh nhân nguy kịch sau uống thuốc mua trên mạng
Y tế - 49 phút trướcNữ bệnh nhân phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, suy thận cấp vì trước đó đã mua thuốc chữa tiểu đường dạng viên do người quen giới thiệu trên mạng về uống.

Người đàn ông 42 tuổi mang khối u nặng 3,6kg trong lồng ngực mà không biết
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Khối u trung thất khổng lồ, có kích thước lên tới 30x20 cm, nặng 3,6 kg. Đây là một trong những khối u lớn hiếm gặp trong y văn, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của người bệnh.

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện
Y tế - 1 ngày trước27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích
Y tế - 2 ngày trướcHai em nhỏ vào cấp cứu vì đau bụng suốt 3 ngày. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện một số đoạn ruột của bệnh nhi bị thủng, lấy ra nhiều viên nam châm.

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân
Y tế - 2 ngày trướcBệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh
Y tế - 3 ngày trướcBệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 3 ngày trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 4 ngày trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 4 ngày trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 4 ngày trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh
Y tếBệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.