eMagazine

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 1.
Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 2.

Chúng tôi có mặt tại BV Hữu nghị Việt Đức trong một dịp đặc biệt, đúng vào ngày  Bộ Y tế khánh thành 1.000 điểm khám chữa bệnh từ xa (Telehealth), cũng là buổi tư vấn mổ viêm thận cấp trực tiếp cho 2 trường hợp ở BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Điện Biên. Người chủ trì buổi tư vấn là GS.TS Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện.

Khi phóng viên đề cập nội dung cuộc trao đổi là về việc khám chữa bệnh từ xa, bác sĩ Giang hồ hởi cho biết đây là trăn trở từ rất lâu của anh em trong viện.

"Anh em viện thực hiện công việc như thế này cách đây 15 năm, cơ sở y tế này là đơn vị đầu tiên thực hiện đề án khám chữa bệnh từ xa trong dự án tăng cường năng lực các bệnh viện vệ tinh do Bộ Y tế phê duyệt năm 2004. Ca tư vấn phẫu thuật đầu tiên được bệnh viện thực hiện vào năm 2006 giữa bệnh viện này và BV Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng). Sau đó, thông qua hệ thống tư vấn phẫu thuật từ xa, các bác sĩ ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã giúp cứu sống nhiều ca bệnh hiểm nghèo như vụ sập cầu treo Chu Va (Lai Châu, 2014), cứu cô giáo ở Điện Biên bị xe tải cán qua người vào năm 2017", GS.TS Trần Bình Giang chia sẻ.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 3.

Nhớ về những ngày đầu thực hiện hiện bác sĩ Giang cho biết, trước đây để có thể truyền một cuộc phẫu thuật, các kỹ sư phải mất 2 tuần lắp đặt. Hơn 100 kỹ thuật viên công nghệ thông tin phải trực toàn bộ đường dây hữu tuyến để đảm bảo hệ thống thông suốt. Bởi vậy, dù muốn mở rộng mô hình, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vẫn không thể tổ chức các buổi tư vấn phẫu thuật từ xa thường xuyên, định kỳ hàng tuần. Đến năm 2019, số lượng điểm cầu kết nối với cơ sở y tế này mới chỉ có 23.

Tuy nhiên, hiểu rõ được lợi ích từ việc tư vấn từ xa đối với các bệnh viện tuyến dưới, các bác sĩ tại đây vẫn nỗ lực thực hiện dự án hỗ trợ y học từ xa giữa Bệnh viện Việt Đức và 6 bệnh viện vệ tinh thực hiện từ năm 2003. Sau một thời gian đào tạo, chuẩn bị phương tiện trang thiết bị thì đến năm 2006, Bệnh viện đã tiến hành một ca truyền hình tư vấn phẫu thuật giữa Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Hải Phòng. Sau đó, Bệnh viện đã đưa hoạt động tư vấn phẫu thuật từ xa này thành hoạt động thường quy từ đó đến nay.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 4.

Ca tư vấn mổ trực tiếp của BV Hữu nghị Việt Đức đúng vào dịp Bộ Y tế khánh thành 1000 điểm tư vấn khám chữa bệnh từ xa.

Nếu như chỉ tính trong giai đoạn 2013 - 2015, Bệnh viện Việt Đức đã kết nối với 23 đơn vị bệnh viện tỉnh được 557 buổi truyền hình trực tuyến thường xuyên giữa Bệnh viện Việt Đức với các bệnh viện vệ tinh với nhiều chủ đề. Đối với những trường hợp khó, việc hội chẩn sẽ được thực hiện vào thứ 6 hàng tuần. Đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực điều dưỡng và chăm sóc người bệnh vào chiều thứ 4 hàng tuần.

"Ngoài ra, Bệnh viện Việt Đức còn thực hiện một kế hoạch lớn là chúng tôi thực hiện chữa, khám điều trị, đặc biệt mổ xẻ là đối với những bệnh nhân khó, mà bệnh nhân ở các bệnh viện địa phương anh em chưa có nhiều kinh nghiệm điều trị cho người bệnh. Đưa các chuyên gia của bệnh viện đến gần hơn với người bệnh đặc biệt là người bệnh vùng sâu vùng xa", lãnh đạo bệnh viện tâm sự.

Điểm đặc biệt của Bệnh viện Việt Đức khác hẳn với các bệnh viện khác đó là có chuyên khoa ngoại đầu ngành và đây là nơi tập trung những thầy thuốc, phẫu thuật viên chuyên về phẫu thuật.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 5.

Việc khai trương Trung tâm khám chữa bệnh từ xa là nỗ lực lớn của Bệnh viện nhằm phát huy tối đa lợi ích của việc này đối với người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa.

"Tất nhiên các hoạt động khác cũng hết sức quan trọng nhưng vẫn chuyên về mổ xẻ hơn. Và đã có nhiều trường hợp ở các bệnh viện địa phương đang thực hiện phẫu thuật mà gặp khó khăn thì đều liên hệ với tới đây vì Bệnh viện có một bộ phận trực cấp cứu 24/24 cả năm. Đây là một ê kíp trực và rất nhiều tầng lớp, chuyên gia giáo sư tư vấn đầu ngành, do đó ngay khi có những trường hợp ở các địa phương cần tư vấn thì Bệnh viện có thể làm được ngay. Khám chữa bệnh từ xa rất thiết thực cho người bệnh ở vùng sâu vùng xa và ngoài ra cũng là nơi để chúng ta có thể trao đổi kinh nghiệm chia sẻ các trường hợp mổ đặc biệt với các bạn đồng nghiệp. Trong hội nghị về kĩ thuật công nghệ cao của Châu Á Thái Bình Dương, Hội nghị APan hàng năm hoặc hội nghị tổ chức y học từ xa Châu Á năm 2016 thì chúng tôi đã thực hiện được cuộc phẫu thuật từ BVVĐ mà truyền ra đến 16 điểm cầu của các bạn đồng nghiệp ở nước ngoài", GS.TS Trần Bình Giang nói.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 6.

Thực tế, trước khi có hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telehealth, "thế giới phẳng" trong ngành y tế đã dần hình thành nhưng thông qua điện thoại, sau đó hiện đại hơn thì qua cầu truyền hình. Thế nhưng, chỉ khi công nghệ Telehealth được triển khai, các bác sĩ đầu ngành cách xa hiện trường hàng trăm, hay hàng nghìn km mà vẫn có thể "như đứng trực tiếp trong phòng mổ".

Có thể nói, nhờ công nghệ Telehealth mà lần đầu tiên, rất nhiều người dân ở vùng sâu vùng xa, thậm chí ở miền núi nhận được sự tư vấn, chuẩn đoán và hướng dẫn điều trị của các giáo sư, chuyên gia mà họ chưa bao giờ biết hoặc "chỉ biết qua màn ảnh truyền hình". Rất nhiều bệnh viện vệ tinh trước đây có ít cơ hội và khó khăn trong việc được tham gia đào tạo kiểu "cầm tay chỉ việc" của các giáo sư, bác sĩ chuyên khoa y tế đầu ngành, giờ đã có thể được hỗ trợ thường xuyên hơn.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 7.

PGS.TS Trần Đình Thơ - Phó Giám đốc BV Hữu nghị Việt Đức, một trong những người tiên phong trong công tác khám chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện.

Trong tương lại, thông qua hệ thống này, người Việt cũng hoàn toàn có thể tiếp cận những tiến bộ mới nhất của y khoa thế giới mà không cần phải tốn kém khi đi sang nước ngoài điều trị.

Điều này càng trở nên ý nghĩa khi dịch COVID-19 bùng phát, hệ thống khám chữa bệnh từ xa phát huy lợi thế rất lớn. Do không thể tập trung đông người vì nguy cơ lây nhiễm virus rất cao, các bệnh nhân vẫn được chữa trị và hỗ trợ bởi các bác sĩ giỏi; các thầy thuốc ở địa phương vẫn được đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm điều trị hay… thông qua Telehealth.

Hiện tại bây giờ với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là lĩnh vực truyền thông và công nghệ số thì càng ngày chúng ta càng có nhiều phương tiện để làm việc tốt hơn đặc biệt là khám chữa bệnh từ xa này.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 8.

Hình ảnh tư vấn mổ trực tiếp của BV Hữu nghị Việt Đức với các bệnh viện tuyến tỉnh.

"Nếu như năm 2006, để thực hiện cuộc truyền hình tư vấn phẫu thuật trực tuyến như thế, chúng tôi phải kết nối giữa Bệnh viện Việt Đức với trung tâm viễn thông liên tỉnh của VNPT. Từ đó kết nối với trung tâm viễn thông của các tỉnh. Từ tỉnh kết nối vào bệnh viện. Cả một quá trình kết nối hết sức phức tạp. Hiện nay, chỉ cần một cú click chuột trên máy tính chúng ta đã có thể kết nối được bằng cáp quang tới những phương tiện truyền nối không dây như wifi, mạng 3G, 4G. Chính vì vậy việc khám chữa bệnh từ xa, tư vấn ngày càng có kết quả hơn. Điển hình cho đến gần đây, với quyết định của Bộ Y tế để mở rộng mạng lưới này riêng tại chuyên ngành ngoại khoa của Bệnh viện Việt Đức thì chúng tôi đã có 110 bệnh viện kể các bệnh viện tuyến tỉnh, tư nhân, miền Trung hay hải đảo. Ví dụ một bệnh viện Vùng 4 Hải quân muốn kết nối với Việt Đức vì ngoài đó gặp những trường hợp mà những người ngư dân trên tàu gặp nạn hoặc những cán bộ chiến sĩ, cán bộ hải đảo của chúng ta gặp vấn đề về mặt ngoại khoa thì có thể liên hệ sang đây. Chúng tôi cũng đang set up (thiết lập) để thực hiện việc đó", GS.TS Trần Bình Giang chia sẻ.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 9.

Hội nghị trực tuyến về cứu người ung thư giữa BV Hữu nghị Việt Đức và một số bệnh viện, đại học y khoa của Quảng Tây (Trung Quốc).

Đối với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, niềm vui là ngày nào các bác sĩ cũng nhận được đề xuất kết nối vào hệ thống y học từ xa của Bệnh viện. Điều đó chứng tỏ rằng cái phát triển của khoa học công nghệ đã phổ rộng lên khắp các địa phương ở vùng sâu vùng xa, điều ấy cũng nói lên được uy tín, chuyên môn về mặt đào tạo của các thầy. Năm vừa qua, Bệnh viện cũng đã thực hiện rất nhiều cuộc đào tạo nghiên cứu khoa học từ xa. Mới đây, chúng tôi cũng đã liên kết với các bạn đồng nghiệp ở Đại học Y khoa Đài Loan, Đại học Y khoa Quảng Tây. Có thể nói kỹ thuật và phương tiện này cho phép chúng ta đi đến khắp nơi trên thế giới, cũng như trong nước", bác sĩ Giang nói.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 10.

Lễ ký kết hợp tác giữa BV Hữu nghị Việt Đức và Đại học Saxion Phần Lan mở ra cơ hội hợp tác về y tế trực tuyến.

Tới thời điểm này, nhờ công nghệ Telehealth do Viettel cung cấp, số lượng điểm cầu kết nối với Việt Đức đã tăng lên tới con số 100 vào hôm khai trương hệ thống mới và có thể còn tiếp tục tăng thêm nữa. Ngoài ra, với Telehealth, thay vì cần nhiều tuần để lắp đặt và hàng trăm kỹ thuật viên phải túc trực, tất cả được tự động hóa.

Đặc biệt, ngày 4/9, lần đầu tiên, Bệnh viện Việt Đức thực hiện tuyền hình trực tiếp tư vấn một ca phẫu thuật với hệ thống kỹ thuật 3D - công nghệ mới nhất trong phẫu thuật nội soi. Hệ thống mổ nội soi với công nghệ 3D đem lại hình ảnh không gian nổi, giúp các góc khuất giải phẫu trở nên rõ nét, dễ tiếp cận, phóng đại các mạch máu nhỏ, tập trung được dụng cụ phẫu thuật vào mục tiêu chính, do đó hạn chế làm chấn thương mô lành xung quanh.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 11.

Chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ khi tư vấn khám chữa bệnh từ xa, GS.TS Trần Bình Giang kể về trường hợp ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Bệnh nhân là một cô giáo trên đường đi dạy học về đã va chạm với ô tô và bị thương rất nặng, vừa vỡ gan, dập phổi, vừa máu chảy kín màng phổi.

"Khi mà anh em mở ra thì không biết làm gì cả lập tức gọi điện về BV Việt Đức. Trong vòng 15 phút đã liên kết được, Bệnh viện Điện Biên cũng trang bị camera và chiếu thẳng vào trong phòng mổ, tất cả những dấu hiệu sinh tồn của người bệnh truyền về dưới này. Thấy rằng trường hợp này các bạn không thể thực hiện được, các bác sĩ hướng dẫn cầm máu tạm thời và cử một nhóm có bác sĩ có kinh nghiệm đứng đầu lên đường lên đó và sau đó đã cứu sống được cô giáo", lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức kể lại.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 12.

Một trường hợp nữa vẫn để lại dấu ấn đối với đội ngũ y bác sĩ Việt Đức là một người dân tộc Mông ở Điện Biên bị chấn thương sọ não, máu tụ trong não. Về trường hợp này trước đó bệnh viện cũng đã tổ chức đào tạo xử lý tình trạng này như thế nào đối với bệnh viện tuyến dưới. Tuy nhiên sau mổ thì tình trạng bệnh nhân xấu đi rất nhiều, sau đó kiểm tra lại thì máu tụ lại còn ở một vị trí khác mà vị trí này các bác sĩ ở bệnh viện tuyến dưới không dám thực hiện. Do đó, hình ảnh được truyền lên Hà Nội và bác sĩ Giang đã trực tiếp tư vấn, mời một chuyên gia thần kinh, hồi sức cấp cứu.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 13.

Với hệ thống truyền dẫn, camera, đội ngũ bác sĩ đã tư vấn cho các đồng nghiệp ở bệnh viện tuyến dưới lần đầu tiên thực hiện một cuộc phẫu thuật sọ não khó khăn đến vậy. Tuy nhiên, các bác sĩ Điện Biên cũng đã làm rất tốt. Chỉ một tuần sau bệnh nhân đã khỏe mạnh trở lại.

"Tôi nhớ lúc đó hội nghị tổng kết công tác đào tạo đầu tuyến ở tỉnh Điện Biên, khi chúng tôi lên thì bệnh nhân đã ra chào và cười rất tươi. Đó là trường hợp mà nếu không có hệ thống trực tuyến thì bệnh nhân sẽ chết. Bởi vì từ đây lên Điên Biên là hơn 600km, lúc đó đã là buổi chiều, máy bay không còn nữa. Nếu chúng ta đi từ đây lên mất khoảng 6 tiếng đồng hồ và chuyển bệnh nhân về đây cũng vậy. Đối với hệ thống này trong vòng 30 phút chúng ta có thể tư vấn được", GS.TS Trần Bình Giang chia sẻ.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 14.

Mới gần đây ở Quảng Ninh cũng có một trường hợp nặng, trường hợp dập phổi, tai nạn rất nặng, bệnh nhân trong trường hợp sốc. Các bác sĩ tại Quảng Ninh không biết làm gì cả và lại kết nối về Việt Đức với hệ thống camera để hội chẩn và việc tư vấn đã rất thành công.

"Qua một khoảng cách rất xa như thế chúng tôi vẫn cứu được người bệnh thì đấy là một kì tích", GS.TS Trần Bình Giang tin tưởng Telehealth sẽ tạo ra nhiều kỳ tích với nền y tế Việt Nam.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 15.

Việt Đức là một bệnh viện được giao rất nhiều nhiệm vụ. Ngoài nhiệm vụ khám chữa, điều trị cho người bệnh trực tiếp thì còn có nhiệm vụ đào tạo, chuyển giao kĩ thuật cho các địa phương.

Bệnh viện đã bố trí các đội ngũ chuyên gia lúc nào cũng sẵn sàng. Các hệ thống trang thiết bị đã được chuẩn bị đầy đủ. Trong tất cả các phòng mổ của đều được kết nối camera, có nghĩa là nếu có trường hợp nào mổ khó thì đều có thể cho các bác sĩ thấy ngay, kết nối ngay. Thậm chí cùng một lúc có thể kết nối 3 nơi, 3 phòng. Sắp tới còn có kể làm được những việc hơn nữa để phát triển hệ thống này.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 16.

"Cho đến nay về mặt kĩ thuật chúng ta đã làm tốt rồi nhưng vấn đề quan trọng nhất là hoàn thiện khung pháp lý để mà làm sao cho cái việc khám chữa bệnh từ xa trở thành một hoạt động có ý nghĩa về mặt pháp lý và đồng thời Bộ Y tế cũng như các cơ quan liên quan đặc biệt là về bảo hiểm phải đưa dịch vụ này trở thành một dịch vụ thông thường và được BHYT chi trả thì lúc đó chúng ta mới có nguồn lực làm liên tục, thường xuyên để giúp cho các đồng nghiệp và các bệnh nhân tại các địa phương", GS.TS Trần Bình Giang hi vọng Telehealth sẽ ngày càng được hoàn thiện về mọi mặt.

Đánh giá về các công tác triển khai khám chữa bệnh từ xa, bác sĩ Giang cho rằng các bác sĩ ở tỉnh sau nhiều lần được đào tạo, tư vấn thực hiện thì tay nghề xử lý cơ bản đã tốt lên rất nhiều. Tuy nhiên, cần hiểu rộng hơn về việc khám chữa bệnh từ xa, không chỉ nâng cao tay nghề, kinh nghiệm xử lý cho các bệnh viện tuyến tỉnh, mà từ đó phải lan rộng, đưa kinh nghiệm này truyền tải cho các tuyến bệnh viện tuyến dưới nữa, tạo ra "thế giới phẳng" trong nền y tế Việt Nam. Có như vậy thị Telehealth mới thực sự phát huy hết ưu điểm của nó và người bệnh mới thực sự được hưởng lợi, đặc biệt là những người ở vùng sâu, vùng xa.

Telehealth và trăn trở từ 15 năm trước của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 17.


Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 52 phút trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 4 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 19 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trong lúc ăn nhãn, bé gái 5 tuổi (Phú Thọ) bất ngờ bị ho sặc, hóc, khó thở, tím tái. Người nhà sơ cứu tại chỗ nhưng không hiệu quả.

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều tối 24/3, Bộ Y tế đưa ra thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2024 đã tử vong và đưa ra 5 biện pháp để phòng chống.

Top