Tết mà không có gói bánh chưng thì ít nhớ hơn!
GiadinhNet - Hạt nếp nõn nà, lá dong đậm đà, thịt thơm, đỏ…nâng niu trong lạt mềm buộc chặt, bập bùng lửa suốt 12 tiếng, cho miếng bánh ăn một lần thôi là không thể quên. Nếu Tết mà không gói bánh chưng …thì vẫn là Tết nhưng ít nhớ hơn.
Tết xưa, gói bánh để ăn và để biếu

Tết xưa, gói bánh để ăn và để biếu (Ảnh minh họa)
Tết xưa nhà nào cũng gói bánh chưng. Nhà đông người tự gói, nhà ít người thì tụ tập gói chung. Gói bánh là một nghi thức Tết, trân trọng, đầm ấm. Bánh gói để ăn Tết và biếu tặng, từ gia đình nội ngoại đến thầy cô, ân nhân, bạn bè thân thích. Biếu bánh chưng luôn là một việc quan trọng trong danh sách việc cho Tết.
Và việc chuẩn bị thịt, đậu, ngâm gạo, rửa lá, chẻ lạt, gói bánh, luộc bánh…là cả một quá trình rộn rã, vui hơn cả Tết. Canh nồi bánh chưng vào những ngày giáp Tết, bên bếp lửa reo tí tách là một hình ảnh ấm áp đầy không khí Tết luôn làm cho người xa nhà quặn lòng nhớ… Bánh chưng xưa, cẩn trọng thiêng liêng từ việc chọn lá, rửa lá, lau lá. Vì không kỹ phần này thì bánh sẽ mau hỏng, lá không dày không già thì khi gói dễ rách, không khép các góc bánh kỹ được thì sẽ bị xì. Mà lá non thì bóc ra dính bánh, không đẹp mặt nếp. Lá bánh chưng chỉ là cái vỏ nhưng không chỉ là “mặt tiền” chiếc bánh mà còn là thứ có thể quyết định sự hấp dẫn, ngon mắt hay không của cả chiếc bánh. Xong lá, thì đến gạo.
Những hạt gạo nếp ngon nhất, đẹp nhất, thơm nhất được đãi sạch, ngâm kỹ. Gạo nếp gói bánh nôm na phải được “tuyển”. Nồi bánh kỳ công gói, chuẩn bị, luộc, cả một ngày đêm, biết bao công sẽ đổ tuột xuống sông khi cắn phải một hạt sạn hay nếp ngái, vỏ bở vì gạo cũ. Những nhà kỹ lưỡng, gói đúng kiểu truyền thống, sẽ ngâm gạo cùng nước lá riềng giã nhỏ. Vỏ bánh xanh dịu dàng, hiền hòa giữ cho lớp nhân trong lâu hồng như một chất bảo quản tự nghiên tuyệt vời.
Lớp nhân đậu thịt làm nên cả những đậm đà thơm ngon nhất của chiếc bánh nhưng miếng thịt được ướp kỹ nước mắm thơm, hạt tiêu ngon lại không là linh hồn chiếc bánh như nhiều người thường nghĩ. Bao nhiêu béo ngon thơm đậm từ thịt đã ngấm sang đậu xanh. Lớp đậu đã nhuyễn mềm qua bao nhiêu công đoạn đãi, haaops, giã nhuyễn, nắm lại từng viên lớn để định lượng nhân cho đều rồi lại bẻ ra cho vào khi gói. Mọi sự nhiêu khê này vẫn không được giảm nhẹ đi vì cần phải đúng quy trình như vậy để nhân bánh thật ngon.
Và như thế, luôn luôn, bánh chưng nhà tự gói là một thứ quà biếu Tết thật kỹ lưỡng, thật đáng quý vì nó có cả cái tình nâng niu trân trọng của người tặng với người được tặng.
Tết nay, gói bánh chưng còn là để nhớ

Tết nay, gói bánh chưng là để nhớ (Ảnh minh họa)
Sau nhiều năm ào ào Tết, ồ ạt bánh mứt, ê chề thực phẩm, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành thị hóa, căng thẳng hóa… nhiều nhà đã bỏ qua chuyện gói bánh, coi như bớt đi một “công đoạn Tết”. Bánh chưng vẫn là biểu tượng Tết nhưng chỉ còn trên bàn thờ, mâm cỗ cúng giao thừa hay hóa vàng cho đúng cho đủ lễ nghi. Còn ăn thì người ta đã ngại tăng cân, bảo gói thì ôi thôi… còn ngại hơn nữa.
Các gia đình trẻ, các cô các cậu thì thế nhưng các bà, các bác, các dì thì không. Gói bánh chưng không chỉ là chuẩn bị một món Tết có thể mua dễ dàng mà như một ngày họp mặt, như một sự kiện gia đình cần trân trọng. Và càng hội nhập, những níu giữ trân trọng truyền thống cũ càng được nâng niu.
Và xu hướng “quay về”

Tết mà không gói bánh chưng …thì vẫn là Tết nhưng ít nhớ hơn (Ảnh minh họa)
Trong một lần trao đổi với đại diện một trang web du lịch ẩm thực nổi tiếng Travelling spoon, người viết bài, một host – hướng dẫn các món Việt truyền thống tại Việt Nam, được đặt vấn đề: Bánh chưng không phải là món dễ ăn đối với khách du lịch nhưng là một món rất Tết. Thế nên nhiều khách tò mò, muốn khám phá nét văn hóa truyền thống này. Họ muốn tham gia vào quá trình gói bánh, trải nghiệm không khí gói bánh chưng ấm áp tình gia đình, liệu gia đình chị có sẵn lòng cho họ tham gia… Hóa ra gói bánh chưng cũng có thể được xem là một trải nghiệm văn hóa bản địa độc đáo.
Xu hướng “quay về” với những bản sắc văn hóa đầy nhân văn, gắn với đời sống ấy cũng thể hiện rất rõ trong việc trở lại tổ chức gói bánh chưng Tết ở những gia đình có thành viên đi xa, chỉ sum họp vào Tết. “Từ khi các con đi du học, năm nào khi được về nhà, mấy cha con cũng gói bánh. Món gì cũng có thể mua nhưng không khí và niềm vui khi gói bánh thì không thể” – HNT chủ tịch một tập đoàn lớn, được xem là đại gia phần mềm ở Việt Nam – bộc bạch. Nhiều gia đình hiện đại cũng giống như vậy, có truyền thống như vậy. Những “công ty gia đình” có các thành viên là công dân toàn cầu này luôn xem việc gói bánh chưng như những hạnh phúc nho nhỏ, những trải nghiệm không thể nào có ở nơi khác, dù họ đã gắn bó và coi những mảnh đất khác, nơi họ đang sống và làm việc, như quê nhà thứ hai.
Và như vậy, bánh chưng, đã không chỉ còn để ăn Tết, biếu Tết, mà còn để nhớ.
Lê Lan Anh/ Báo Gia đình & Xã hội

Chị gái lấy chồng, em trai cưới vợ cùng ngày, đám cưới nhiều điều thú vị
Chuyện vợ chồng - 12 giờ trướcBố mẹ ở Đồng Tháp đón con dâu về và gả con gái đi trong cùng một ngày, mọi thứ được sắp xếp khéo léo để đám cưới diễn ra trọn vẹn.

Nghỉ việc chăm mẹ 5 năm cuối đời, con gái chết lặng khi đọc tên người nhận di chúc
Gia đình - 13 giờ trướcGĐXH - Chị từng tin rằng tình cảm và sự hy sinh sẽ được đền đáp, cho đến ngày mẹ công bố di chúc…

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con
Nuôi dạy con - 13 giờ trướcGĐXH - Không cần ép học, không cần la mắng, chỉ cần xây cho con hai thói quen tốt dưới đây, cha mẹ đã đặt nền móng vững chắc cho tương lai con cái.

Hai con thành đạt gửi tiền đều, nhưng người hiếu thảo lúc tôi ngã bệnh lại là đứa con tôi xem thường nhất
Gia đình - 13 giờ trướcGĐXH - Cả đời đặt niềm tin vào con út thành đạt, cuối cùng người ở bên chăm sóc tôi lại là đứa con trai tưởng chừng "vô dụng". Tôi đã quá muộn để nhận ra ai mới thực sự hiếu thảo.

16 cháu tới nhà nghỉ hè, chú tiêu hết hơn 200 triệu đồng trong gần 2 tháng
Gia đình - 18 giờ trướcĐón 16 người cháu về nghỉ hè, người đàn ông ngày ngày phải dậy sớm đi chợ, mua rất nhiều đồ ăn thức uống, rồi mang về nấu cơm để phục vụ các cháu.

3 câu nói 'tự hại mình' mà người EQ thấp thường xuyên lặp lại
Gia đình - 21 giờ trướcGĐXH - Không cần to tiếng hay xúc phạm, chỉ vài câu nói "bình thường" cũng có thể khiến bạn lộ rõ là người EQ thấp. Điều đáng nói là nhiều người hoàn toàn không nhận ra.

Lấy chồng cao gần 2m, cô gái TPHCM gặp cảnh dở khóc dở cười
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcYêu và cưới chàng trai cao 1m96, cô gái ở TPHCM gặp nhiều tình huống bi hài. Họ phải sắp xếp cuộc sống thật khéo léo để tạo sự thoải mái cho cả hai.

Muốn nghỉ hưu sớm? Nghe xong chuyện của hai người phụ nữ dưới đây bạn sẽ muốn đi làm đến 60 tuổi
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Nghỉ hưu sớm tưởng là an nhàn, nhưng những trải nghiệm thực tế từ người đi trước khiến tôi nhận ra: Về hưu không đồng nghĩa với hạnh phúc.

Bí mật làm xét nghiệm ADN vì uẩn khúc trong lòng, tôi suýt đánh mất gia đình
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcCầm tờ xét nghiệm trên tay, tôi không chỉ tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn, mà còn học được một bài học sâu sắc về giá trị của gia đình.

Sát thủ tình trường gọi tên những cung hoàng đạo nào?
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Với trái tim nồng nhiệt luôn sẵn sàng trao đi tình cảm của mình, những cung hoàng đạo dưới đây có kinh nghiệm tình trường phong phú.

Trẻ có IQ cao thường nói những câu này trước 6 tuổi: Bạn đã từng nghe con nói chưa?
Nuôi dạy conGĐXH - 91% trẻ có IQ cao đều phát triển ngôn ngữ sớm và biết cách thể hiện tư duy khác biệt qua lời nói hằng ngày.