Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thái Bình kiên quyết, tập trung chỉ đạo hướng đến mục tiêu đạt mức sinh thay thế

GiadinhNet - Lãnh đạo tỉnh Thái Bình yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giảm tổng tỷ suất sinh ở 7 huyện và tăng mức sinh ở thành phố để đạt mức sinh thay thế.

7/8 huyện, thành phố có mức sinh cao 

Tại Quyết định 2019/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành cuối tháng 4/2021, Thái Bình nằm trong danh sách vùng mức sinh cao trong giai đoạn 2020-2025. Theo kết quả điều tra, mức sinh ở tỉnh ven biển này là 2,43 con/phụ nữ (ngang với Cao Bằng và Quảng Bình), cao hơn nhiều so với mức sinh thay thế (2,1 con).

Với 8 đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh Thái Bình có tới 7 huyện có mức sinh cao, duy nhất Thành phố Thái Bình có mức sinh dưới mức sinh thay thế.

Đây cũng là tỉnh có quy mô dân số lớn (với hơn 1,8 triệu dân, đứng thứ 11 cả nước). Mật độ dân số ở Thái Bình cao, tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ngày một tăng. Theo số liệu của ngành Dân số tỉnh, tỷ lệ con thứ 3 trở lên năm 2019 là 19,96%. Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Thái Bình Nguyễn Văn Phỏng cho biết tính tới hết tháng 9/2021, tỷ lệ này là 23,41% (tăng 2,2% so với cùng kỳ 2020). Trong đó, một số huyện có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao như Tiền Hải (32,7%), Thái Thuỵ (25,6%) và Quỳnh Phụ (24,5%).

thaibinh.jpeg

Tư vấn cung cấp kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ. Ảnh: Báo Thái Bình

UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2025, Thái Bình phấn đấu giảm tổng tỷ suất sinh ở 7 huyện, tăng mức sinh ở thành phố để đạt mức sinh thay thế và duy trì mức sinh thay thế trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2030.

Hiện tỷ số giới tính khi sinh của Thái Bình (tính tới hết tháng 9) là 111,4 bé trai/100 bé gái sinh ra sống (tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ 2020). Trong Chương trình điều chỉnh mức sinh, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ số này về dưới 110/100 và dưới 109/100 vào năm 2030. Cũng tới "cột mốc" 2025, Thái Bình phấn đấu 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh, hỗ trợ sinh sản và duy trì đến năm 2030.

Kiên quyết chỉ đạo hướng đến mục tiêu đạt mức sinh thay thế

Để triển khai thực hiện tốt các mục tiêu trên, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. 

Thống nhất nhận thức trong lãnh đạo và chỉ đạo trọng tâm là điều chỉnh mức sinh giữa các địa phương, duy trì mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ DS-KHHGĐ để các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận một cách thuận lợi.

Theo đó, tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giảm tổng tỷ suất sinh ở 7 huyện và tăng mức sinh ở thành phố Thái Bình để đạt mức sinh thay thế. 

Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng mức sinh và xu hướng mức sinh đến năm 2025 và 2030 của địa phương. UBND huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch với chỉ tiêu cụ thể để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong từng giai đoạn, đồng thời kiên quyết chỉ đạo hướng đến mục tiêu đạt mức sinh thay thế - mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con.

Đổi mới phương pháp giáo dục, truyền thông về dân số

Trong các giải pháp, lãnh đạo tỉnh Thái Bình cũng yêu cầu dổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi trong hệ thống giáo dục. Triển khai, nhân rộng mô hình chăm sóc sức khỏe vị thành niên và thanh niên; Đề án Tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân tại cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn. Nội dung chương trình cần củng cố giá trị mỗi gia đình nên có hai con, nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

Biên soạn, sản xuất và cung cấp các sản phẩm truyền thông, xây dựng phóng sự, bản tin phát trên truyền hình, truyền thanh và trên Internet, Zalo, Youtube, Facebook... Biên soạn, sản xuất, phát hành các ấn phẩm truyền thông, tư vấn, vận động, xây dựng các thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền, vận động phù hợp với vùng mức sinh thay thế và vùng mức sinh thấp với khẩu hiệu vận động là "Mỗi gia đình, cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con"...

Khuyến khích kết hôn trước tuổi 30 - 'kích cầu' sinh đẻ ở những nơi mức sinh thấpKhuyến khích kết hôn trước tuổi 30 - "kích cầu" sinh đẻ ở những nơi mức sinh thấp

GiadinhNet - Các bác sĩ cho hay về sinh học, phụ nữ sinh con trước 30 tuổi sẽ rất tốt cho cả mẹ và trẻ. Sinh con muộn sẽ có nhiều nguy cơ.

 

Q.An
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Top