Thâm nhập cung đường buôn lậu nơi biên giới Việt - Trung (2): Những “độc chiêu” tuồn hàng vào nội địa
GiadinhNet - Công việc “chim lợn” là hàng ngày ngồi ở quán nước quan sát mọi di chuyển của lực lượng Hải quan và Bộ đội biên phòng. Hễ thấy “động” thì ngay lập tức thông báo qua bộ đàm cho các “cai cửu” (đầu nậu mang vác hàng – PV). Nếu “chim lợn” làm tốt công đoạn này thì rất ít khi hàng lậu bị tóm.
Giáp mặt đầu nậu
Trong lúc chờ đóng hàng thành từng bao tải để tiện vận chuyển qua biên giới, Hùng “ma”, một dân buôn ở Lạng Sơn cho biết: “Với mỗi lô hàng vài trăm kg từ Quảng Châu về, thoát được các mức thuế, phí cũng lời đến chục triệu. Nếu lấy hàng từ người thân thì còn đỡ hơn rất nhiều, do không phải lo bị làm giá. Ngoài ra, mua được hàng tận gốc, khi về bán, giá cũng rẻ hơn rất nhiều so với các hàng trong nước và xuất xứ từ châu Âu. Chính vì vậy, quần áo Trung Quốc đang hối hả tuồn về Việt Nam”.
Người Việt sang Quảng Châu “đánh hàng” ngày một nhiều nên dịch vụ đóng bao và vận tải phủ rộng tại đây và có cả biển hiệu bằng tiếng Việt. Giá đóng bao là 55 - 70 nhân dân tệ/bao/60 -100kg (1 nhân dân tệ bằng khoảng 3.400 VNĐ). Theo Hùng “ma”, đóng bao xong, một “mắt xích” phía công ty của Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến Lũng Vài (thị trấn Trung Quốc giáp cửa khẩu Hữu Nghị) rồi giao phần còn lại cho “đối tác”.
A Long, một đầu nậu hàng Trung Quốc tự tin khoe với chúng tôi rằng có thể chi phối toàn bộ nguồn cung cấp hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Ngoài ra, công ty anh ta cũng cung cấp luôn các dịch vụ phòng nghỉ, ăn uống và đi lại cho khách Việt. Đặc biệt hơn, anh ta có thể chuyển hàng về nước qua bất cứ cửa khẩu nào, không chỉ gói gọn ở Tân Thanh và Hữu Nghị của Lạng Sơn. Theo đó, chỉ cần dân buôn gom hàng tại chợ sau đó đóng bao, họ sẽ có trách nhiệm vận chuyển qua biên giới và mang về tận nhà với giá 7 triệu đồng/tấn.
Câu chuyện giữa tôi và A Long dở dang vì Hùng “ma” gọi lên xe. Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình về Bằng Tường để xem hàng hóa “tuồn” về trong nước bằng cách nào. Khi đến khu vực biên giới Việt – Trung, Hùng “ma” trò chuyện với một người đàn ông Trung Quốc rồi giao lại toàn bộ số hàng hóa. Người đàn ông này cho hay, nhóm người của anh ta sẽ có trách nhiệm đưa hàng sang Việt Nam.
Qua “đất” nhà nào cũng phải nộp phí
Trưa 21/1, chúng tôi và Hùng “ma” đã từ Quảng Châu (Trung Quốc) về đến Lạng Sơn. Tôi hỏi: “Bao giờ số hàng hóa kia sẽ được trao cho chủ hàng?” thì anh ta trả lời: “Cái này thì không phải lo, bởi “cai cửu” sẽ thuê người dân bản địa khuân vác hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam thông qua những đường mòn tự hình thành nằm quanh thị trấn Đồng Đăng và khu vực Cửa khẩu Tân Thanh. Tùy vào địa điểm nhận hàng, tuy nhiên chậm nhất chỉ 5-7 ngày là hàng hóa về đến tay chủ”.
Vì muốn mục sở thị con đường rừng núi mà các “cai cửu” thuê người dân bản địa bốc vác từ Trung Quốc về Việt Nam, chúng tôi lại tiếp tục ngược hành trình trở lại nước bạn. Tại khu vực Cổng Trắng thuộc Cửa khẩu Cốc Nam, chúng tôi gặp Cường “củng”, một tay “cò” khét tiếng ở Lạng Sơn. Sau khi nghe chuyện, anh ta đồng ý dẫn đường tiểu ngạch sang Trung Quốc với giá 200.000 đồng. Dù là người có “số má” nhưng trên đường đi, Cường “củng” vẫn cẩn trọng dặn nhóm chúng tôi đừng nhìn ngang liếc dọc, không được chụp ảnh, vì bất cứ đâu cũng có “chim lợn” (nhóm cảnh giới cơ quan chức năng, ngăn chặn người lạ xâm nhập) túc trực.
Người đàn ông này cho biết, công việc hàng ngày của mình là ngồi ở quán nước quan sát mọi di chuyển của lực lượng Hải quan và Bộ đội biên phòng. Hễ thấy “động” thì ngay lập tức thông báo qua bộ đàm cho các “cai cửu”. Cường “củng” kể: “Mỗi cai thường nuôi 7, 8 chim lợn, cài cắm khắp nơi. Cai này lại trao đổi thông tin với cai khác để theo dõi sát sao mọi hoạt động của các lực lượng chống buôn lậu. Nếu “chim lợn” làm tốt thì ít khi hàng lậu bị tóm”.
Cường “củng” cũng cho hay, những người “lơ ngơ” như chúng tôi lên đây ngày nào cũng có, hầu hết đều muốn sang bên kia biên giới để tìm cửa làm ăn. Mỗi lần gặp người như thế, anh ta lại nhờ bạn làm hộ “chim lợn” một lúc để dẫn khách vượt biên, kiếm “ít đồng rau cháo”.
Đoạn đường này dài chỉ khoảng 500m, vắt qua quả đồi nhỏ nối Việt Nam và Trung Quốc. Dọc đường đi, chúng tôi liên tục phải nộp phí cho các “chủ đất” vì đi ngang qua đất nhà họ, mỗi lần chỉ vài đồng lẻ. Ngoài khu vực này còn có cả chục đường mòn nữa mà cánh cửu hay sử dụng để vận chuyển hàng lậu. Đường Hang Dơi vốn là điểm nóng nhất nay đa bị dẹp, thế nhưng rất nhanh sau đó lại nổi lên những đường Đài, Gốc Bưởi, Gốc Nhãn... khiến lực lượng chức năng trở tay không kịp.
Đặt chân đến khu vực Lũng Vài (Trung Quốc), theo quan sát của chúng tôi đây như một “Quảng Châu thu nhỏ”, buôn bán đủ loại hàng. Hàng hóa ở Lũng Vài cũng đều từ các mối ở Quảng Châu đưa ra, điều đó biến Lũng Vài thành một trung tâm với dày đặc các “văn phòng đại diện”. Thử làm hành động khảo giá, chúng tôi cũng nhận được vô số những lời chào mời với giá rẻ giật mình, hệt như những gì đã trải qua ở Quảng Châu.
“Cửu bay” - hung thần cả đêm lẫn ngày
Sau một giờ đồng hồ “rong chơi” bên nước bạn, Cường “củng” đề nghị chúng tôi trở về Lạng Sơn để tránh bị phát hiện. Trên đường về, chúng tôi bắt gặp khá nhiều người mọi lứa tuổi cả nam lẫn nữ đang cõng những bao hàng hóa lớn trên lưng. Cường “củng” cho biết, đây đa phần là những người dân bản địa được giới buôn lậu thuê thành “cửu vạn” khuân hàng lậu qua đường mòn với giá rẻ mạt.
Qua hỏi chuyện, Dương - một “cửu vạn” cho biết, công xá của anh được trả tùy theo hàng hóa, trung bình khoảng 30.000 đồng/lượt và một ngày anh cõng được khoảng mươi chuyến. Để được làm “cửu vạn”, ngoài chuyện có sức khỏe còn phải có uy tín. Một “cửu vạn” nếu không có người quen giới thiệu thì phải đặt cọc, trong trường hợp để mất hàng sẽ bị mất tiền công và mất luôn khoản đặt cọc này. Bởi vậy, “cửu vạn” thường chống trả rất quyết liệt mỗi khi bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ.
Sau khi được cánh “cửu vạn” gùi bộ vào địa phận nước ta, hàng hóa sẽ được “nằm nghỉ” trong những căn nhà cấp 4 chạy dọc sườn núi. Từ đây, phi đội “cửu bay” sẽ túa ra như ong vỡ tổ chở hàng đi tập kết tại các kho hàng lớn xung quanh thị trấn Đồng Đăng. Sau đó, hàng sẽ theo những xe “su cóc” (loại xe tải nhỏ mui kín) về thành phố Lạng Sơn, rồi sau đó tiếp tục được chuyển đến các đầu mối.
Khác với “cửu vạn” ở đâu cũng có, “cửu bay” là những gã đàn ông ăn vận kín mít, điều khiển xe máy chở theo những bao hàng cồng kềnh và phóng xe với tốc độ kinh hoàng. Theo giải thích, họ làm vậy để khi lực lượng chống buôn lậu có phát hiện cũng ra tay không kịp. Đội ngũ “cửu bay” Lạng Sơn rất đông đảo, làm việc bất biết ngày đêm và chịu sự chi phối của “cai cửu”. Nhiệm vụ của “cai cửu” là đảm bảo hàng hóa được đưa trót lọt qua biên giới bằng đường tiểu ngạch.
Vẫn với phương thức “trộn” hàng lậu chung với hàng nhập khẩu hợp pháp, hay dùng hóa đơn hàng thật để chở hàng lậu, nhờ “cỗ máy buôn lậu”, mỗi ngày, một khối lượng lớn hàng hóa Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam rồi sau đó phân tán đi các tỉnh để gắn nhãn mác tiêu thụ.
Dễ như đi “đánh hàng”
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay có nhiều công ty (tổ chức) sẵn sàng đứng ra nhận thầu trọn gói chuyến đi buôn của khách. Cụ thể, loại hình dịch vụ này sẽ lo liệu tất cả, việc của khách hàng chỉ còn là sang Quảng Châu chọn hàng rồi về lại Việt Nam yên tâm chờ đợi, hàng sẽ được giao đến tận tay sau tối đa một tuần lễ. Chi phí cho mỗi tấn hàng hóa là từ 5 – 10 triệu đồng. Giới đi buôn ở Quảng Châu cho biết, dịch vụ này chủ yếu dành cho những người mới vào “nghề”, chứ với dân lão làng thì chủ yếu tự họ đánh hàng để tiết kiệm chi phí.
Tăng cường quân vẫn xử lý không xuể
Chiều 21/1, sau khi mục sở thị “con đường buôn lậu”, PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với ông Ngụy Văn Cầu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Cốc Nam (Cục Hải quan Lạng Sơn). Ông Cầu cho biết: “Thời điểm cuối năm, lực lượng Hải quan và Bộ đội biên phòng đã tăng quân chốt chặn dọc biên giới để ngăn chặn hàng lậu nhưng các đối tượng vẫn tìm nhiều cung đường và các cách khác nhau để “tuồn” vào Việt Nam. Việc các đầu nậu chuyên chăn dắt “chim lợn” và thuê người bản địa bốc vác hàng hóa khiến việc kiểm tra và xử lý gặp nhiều khó khăn”.
(Còn nữa)
Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 9 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 25 phút trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 57 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 59 phút trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 1 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.