Hà Nội
23°C / 22-25°C

“thần dược” Sâm Ngọc Linh xứng đáng là tài sản quốc gia

Thứ sáu, 13:26 12/02/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Hơn 40 năm nay, ông dành hết thời gian để nghiên cứu áp dụng loại sâm Ngọc Linh do mình phát hiện để chữa những căn bệnh nan y, trong đó có bệnh ung thư… Ông là Dược sĩ Đào Kim Long.

Tôi hẹn gặp khi ông trở lại thăm chiến trường khu 5. Chính nơi đây, năm 1973, ông và đoàn tìm kiếm dược liệu Việt Nam đã phát hiện loại nấm nhân sâm ở núi Ngọc Linh trên độ cao 1800m. Gây ấn tượng với tôi là một cụ ông trông như ông bụt với râu dài bạc trắng, minh mẫn và hoạt bát.

- Ông đã tìm ra cây Sâm Ngọc Linh, đây có phải là tên do ông đặt? Ông đã tìm thấy “thần dược” này như thế nào?

- Cuối năm 1970, Bộ Y tế cử tôi lúc đó là giảng viên khoa Thực vật và Dược liệu của trường Đại học Dược Hà Nội vào khu V điều tra cây thuốc ở khu vực này. Năm 1972, Ban Dân y Khu V quyết định thành lập một đoàn điều tra dược liệu trên vùng núi Ngọc Linh và cử tôi làm trưởng đoàn với mục đích tìm thuốc tại chỗ để chữa bệnh cho quân, dân phục vụ kháng chiến.

Qua nhiều ngày vượt suối băng rừng tìm kiếm, ngày 19/3/1973, khi đang ở độ cao 1.500m, người học trò trong đoàn bỗng bấu vào một cây. Quả thật, đây là cơ duyên vì đó chính là “báu vật” mà mọi người tìm bấy lâu – nhân sâm đốt trúc. Đáng tiếc, tại khu vực này chỉ tìm thấy 2 sâm cây lớn và ít cây mới nảy mầm. Chúng tôi quyết định tiến theo con đường đã vạch ra theo dự kiến. Đúng 16h ngày 19/3/1973, cả đoàn vỡ òa khi bước vào giữa một vùng nhân sâm đốt trúc rộng lớn nằm về phía Tây núi Ngọc Linh.

Mọi người quyết định ở lại đây 20 ngày để thu thập mọi dữ liệu về sinh lý, sinh thái, thổ nhưỡng, khí hậu cũng như các dữ kiện về hình thái, quần thể, quần lạc, phân bố, di cư và phát tán… Tôi xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây nên thống nhất gọi là sâm Ngọc Linh. Tôi đã đặt tên khoa học của cây nhân sâm này là Panax articulates KL Dao. Tuy nhiên, trong khác chiến, để giữ bí mật nên mọi người gọi là Sâm K5.

 

 

- Ngoài núi Ngọc Linh, theo ông, loại nhân sâm này có thể có mặt ở địa phương nào khác?

- Trước đó, tôi có đọc một tư liệu đề cập việc giáo sư Phạm Hoàng Hộ nhận định loại sâm này có thể mọc ở núi Langbiang (Cây cỏ miền nam Việt Nam, quyển II, 1970) thuộc nhân sâm Nhật Bản. Nhưng về địa lý, Nhật và Việt Nam không có liên hệ nhau theo thuyết lục địa trôi.

Tôi đã đi bộ dọc Tây Trường Sơn theo hướng di cư của cây cỏ Hoa Nam xuống. Tôi cũng đã đi bộ theo cả dọc Đông Trường Sơn nhưng không thấy dấu vết của cây nhân sâm di cư từ Bắc sang. Vì vậy, tôi quyết định tìm nhân sâm ở núi Ngọc Linh – ngọn núi cao nhất dãy Trường Sơn.

Trước đây, tôi đã nhiều lần đi tìm nhân sâm ở miền Bắc nên đã có kinh nghiệm về quần thể thực vật và cộng đồng sinh thái của chúng. Vì thế, tôi nghĩ mình đã đi đến tâm điểm sinh trưởng của loài nhân sâm này. Tôi đã gặp may vì đi đúng vào mùa sâm ra hoa nên đã dễ dàng phát hiện. Nếu vào mùa sâm rụng lá ngủ đông thì khó có thể tìm được.

- Loại sâm này được truyền tụng là “thần dược”, vậy có công trình nào nghiên cứu hay đó chỉ là sự đồn thổi?

- Theo một số nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, trường Đại học Y dược TP HCM, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh đã phân lập được 52 saponin. Ngoài ra, trong sâm còn xác định 17 axit-amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0.1%.

Loại sâm này đã được chứng minh có nhiều tính năng y dược “tuyệt hảo” như: có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, chống ô-xy hóa, chống lão hóa, phòng chống một số loại ung thư, bảo vệ tế bào gan. Thực tế điều trị cho thấy bệnh nhân điều trị cảm thấy ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, trí tuệ và thể lực được cải thiện, tăng sức đề kháng. Sâm hiệp lực tốt với kháng sinh, thuốc trị đái tháo đường, giảm suy nhược thần kinh, cải thiện sinh dục… Đặc biệt, nó có những tính năng mà sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc không có: tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, chống lo âu, chống ô-xy hóa…

- Từng có bài viết ông từng chữa thành công ung thư cho một người Hàn Quốc. Có phải sâm Ngọc Linh là thuốc chính trong cách chữa bệnh của ông?

- Trong cuộc đời làm nghề y, tôi luôn học hỏi và nghiên cứu về công năng của những cây thuốc Nam, trong đó có sâm Ngọc Linh. Tôi dùng nó như một vị thuốc để chữa bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là bệnh ung thư. Hiệu quả nằm ngoài sức tưởng tượng! Ngay cả người Hàn Quốc, Nhật Bản – nơi có thương hiệu sâm nổi tiếng – bị ung thư đã xạ trị nhiều lần đã nhờ sâm Ngọc Linh chữa khỏi. Không những thế, có nhiều bệnh nhân đến từ Châu Âu, Mỹ. Trong khi các nước tìm đến ta thì ngược lại, người Việt lại quên “bảo bối” của chính mình.

- Liệu ông có lầm khi cho rằng người Việt quên “thần dược” này, khi nó được mua với giá cao hơn nhiều so với sâm Triều Tiên, Nhật Bản. Thậm chí, nhiều người có tiền cũng chẳng mua được?

- Tôi nói thế là vì các địa phương có sâm vẫn chưa có quy hoạch bài bản trong việc nân giống và giao giống cho đồng bào dân tộc. Tôi nghĩ, nên truyền cho người dân hiểu về tác dụng của sâm, cấp giống miễn phí và gạo cho đồng bào. Đổi lại, người dân cam kết giữ sâm cho đến tuổi thu hoạch.

Nếu không có đề án bài bản để quy hoạch phát triển thì vô hình chung, ta đang đánh mất một “tài sản quốc gia” và nguồn sâm tự nhiên sẽ bị cạn kiện trong thời gian ngắn.

V.T/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 21 phút trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 23 phút trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 1 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Top