Thanh Hóa: Cần tìm hướng đi cho người dân vùng lõi Vườn quốc gia Bến En
GiadinhNet - Không có đất sản xuất, không được phép xây dựng khiến cho cuộc sống của hơn 2.000 nhân khẩu tại một số thôn của các xã Hóa Quỳ, Xuân Quỳ, Tân Bình (vùng lõi rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bến En, huyện Như Xuân, Thanh Hóa) gặp rất nhiều khó khăn. Người dân đang mong mỏi cơ quan chức năng xem xét cho nguyện vọng của họ.

Bước chân ra khỏi nhà là đất rừng đặc dụng
Hiện tại trong vùng lõi rừng đặc dụng Vườn quốc gia (VQG) Bến En có 9 thôn nằm trên địa bàn của 3 xã đều rơi vào thực trạng rất khó khăn. Số hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỉ lệ khá cao bởi bước chân ra khỏi nhà là vào đất VQG Bến En. Từ khi VQG Bến En được thành lập, khu vực người dân sinh sống bị quy hoạch thành vùng lõi, muốn làm nhà, trồng cây lâu năm đều phải xin phép.
Bà Hà Thị Dung (thôn Xuân Đàm, xã Hóa Quỳ) chia sẻ: “Gia đình tôi định cư tại đây từ năm 1987 (trước khi VQG Bến En được thành lập). So với trước kia, cuộc sống bây giờ khó khăn hơn nhiều. Nhà có 3 sào ruộng, năm được năm mất vì không có hệ thống thủy lợi. Hiện tại 2 đứa con đều đã có gia đình nhưng không có đất nên vẫn ở chung với chúng tôi. Không có đất sản xuất, nghề phụ không có, trồng cây lâu năm không được, quanh năm chỉ có cấy lúa, trồng ngô, sắn... không đủ ăn nên cả gia đình phải vào rừng hái măng, lấy nấm nhưng hết mùa lại thôi, chả có việc gì để làm nên đói nghèo quanh năm”.
Cạnh đấy là gia đình anh Nguyễn Văn Luận (33 tuổi). Nhà anh có 3 sào ruộng, 7 nhân khẩu. Với hy vọng thoát nghèo, anh đã trồng keo. Đến kỳ khai thác, kiểm lâm không cho chặt bởi đây là khu vực trong vùng lõi của rừng cấm quốc gia. “Trước kia kiểm lâm cho trồng keo, tôi đã khai thác lần một mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2013, tôi trồng lứa keo thứ hai. Nay đã đến thời kỳ khai thác nhưng kiểm lâm không cho chặt bởi vườn keo nhà tôi giờ đã là cây rừng của VQG. Chúng tôi muốn khai thác phải xin ý kiến lãnh đạo VQG”, anh Luận chia sẻ.
Hiện tại, các hộ dân vùng lõi rừng cấm đều có nguyện vọng, nếu cho dân ở thì phải cấp đất, giao quyền sử dụng đất cho dân. Bởi vì, họ không có thẩm quyền sử dụng mảnh đất đang ở thì làm sao phát triển kinh tế được?
Người dân mong mỏi được giao đất

Ông Hà Văn Tiệp, Trưởng thôn Xuân Đàm (xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân) kể về những khó khăn của những người dân nơi đây từ khi mảnh đất của họ được quy hoạch thành lõi rừng cấm. Đó là câu chuyện về anh Nguyễn Văn Luận, muốn dựng cái lều lợp fibro xi măng để trông nương rẫy cũng phải xin phép. Anh Vi Văn Hải thuê máy ủi san đất làm nền nhà cho con trai lấy vợ ra ở riêng đã bị kiểm lâm phạt 3 triệu đồng. Ông Ngân Văn Tròn dùng fibro xi măng lợp mái lều trông coi ao cá cũng bị yêu cầu dỡ bỏ... Kiểm lâm chỉ cho phép trồng những loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, sắn.
Trong khi đó, ông Lương Xuân Hoa, Trưởng thôn Tân Thành (xã Xuân Quỳ) cho biết: “Phần lớn các hộ dân ở đây từ trước khi VQG thành lập. Vì vậy, tôi mong muốn chính quyền địa phương vận dụng các quy định của pháp luật để cho dân được cấp quyền sử dụng đất lâu dài nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế. Chứ giờ đây cây keo trồng ngay trên đất vườn của gia đình đã lớn nhưng kiểm lâm không cho khai thác thì phát triển kinh tế làm sao nổi. Để tháo gỡ khó khăn cho người dân, chúng tôi mong các cơ quan chức năng quan tâm. Chứ tình trạng này kéo dài, chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn và khi ấy nguy cơ tái nghèo sắp hiện hữu trước mắt các hộ dân nơi đây”.
Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Hùng, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm VQG Bến En cho biết: “VQG không có thẩm quyền cho phép các hộ dân khai thác keo mà các hộ dân đã trồng trên đất vùng lõi của rừng đặc dụng. Nếu cho phép các hộ dân khai thác keo, chúng tôi lại vi phạm những quy định trong việc bảo vệ rừng đặc dụng. Việc phê duyệt cho phép khai thác keo thuộc thẩm quyền của lãnh đạo cấp trên. Năm 2013, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng đề án cắt gần 700ha đất khu vực VQG Bến En để giao cho người dân sản xuất, nhằm tạo sinh kế lâu dài, ổn định cho họ. Các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thiện đề án, trình các bộ, ngành Trung ương thẩm định”.
Ông Hùng cho biết thêm, theo Quyết định 24/2012 của Thủ tướng Chính phủ thì mỗi thôn bản nằm trong khu vực vùng đệm và vùng lõi của rừng đặc dụng (bao gồm VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên) sẽ được hỗ trợ 40 triệu đồng/năm. Khoản kinh phí này được đầu tư cho các nội dung như: Nâng cao năng lực phát triển sản xuất, hỗ trợ hạ tầng sản xuất và đời sống. Nhưng thực tế, hiện đa phần các thôn bản nằm trong vùng đệm và vùng lõi của rừng đặc dụng đều chưa nhận được tiền hỗ trợ. Từ khi Quyết định 24 có hiệu lực, tại địa phương đến nay mới chỉ hỗ trợ được 6 thôn bản.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Xuân Quỳ chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn được các cấp đề xuất cho người dân được sử dụng đất sản xuất lâu dài, để họ có điều kiện được phát triển đời sống kinh tế. Nếu không thì di dân ra khỏi vùng lõi để họ ổn định cuộc sống”.
Ngọc Hưng

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 13 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 13 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 15 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 16 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.