Thanh Hóa: Kiểm tra nhà máy gỗ dăm trái phép trong Khu kinh tế Nghi Sơn
GiadinhNet- Không chỉ “dựng” ngay trong khu kinh tế, các nhà máy trái phép chế biến gỗ dăm còn “mọc nhiều như nấm” trên nhiều địa bàn các huyện của tỉnh Thanh Hóa.
Buông lỏng quản lý sản xuất dăm
Tháng 4/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có công văn số 2775/BNN-CB về việc “hướng dẫn thực hiện thẩm định điều kiện hình thành các dự án mới về sản xuất dăm gỗ”. Tại văn bản này, Bộ Nông nghiệp nêu rõ: “Đối với địa phương thuộc các vùng Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và Đồng Bằng sông Cửu Long: Xem xét thẩm định theo hướng không phê duyệt các dự án mới về xây dựng cơ sở sản xuất dăm gỗ xuất khẩu theo khoản 1, mục III, Điều 1 Quyết định số 5115/QĐ-BNN-TCLN ngày 1/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên ở tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều xưởng gỗ dăm trái phép đang ngang nhiên hoạt động nhưng dường như cơ quan chức năng không hề quan tâm và xử lý.
Cụ thể, ở xã Trường Lâm huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, xưởng gỗ dăm của doanh nghiệp Bình Minh nằm sâu trong mỏ đá Trường Lâm. Nằm trong vùng heo hút, núp bóng trong mỏ đá, nhưng xưởng gỗ dăm Bình Minh vẫn ngang nhiên treo biển thu mua gỗ keo ngay trên Quốc lộ 1A như một lời thách thức.
Theo ghi nhận của PV, tại mỏ đá Trường Lâm, doanh nghiệp Bình Minh đặt một dây chuyền băm dăm lớn với công suất có thể lên đến cả trăm tấn mỗi ngày.
Cũng tại xã Trường Lâm, từ Quốc lộ 1A đi vào khoảng 50m là xưởng gỗ dăm của doanh nghiệp Minh Long hoạt động công khai cả ngày lẫn đêm. Tại xưởng này, luôn có vài xe tải túc trực chờ “ăn” dăm để chở đi. Bên cạnh đó là núi dăm khổng lồ mà chiếc máy múc, múc mãi không vơi. Công ty này do bà Nguyễn Thị Phượng đại diện pháp luật đã san gạt, tàn phá hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng nhà máy và kho bãi sản xuất chế biến gỗ dăm.

Điều đáng nói, diện tích đất nói trên được công ty này “xẻ thịt” từ đất lâm nghiệp đang được Bộ NN&PTNT quản lý chặt chẽ. Trước đó, ngày 22/12/2015, UBND xã Trường Lâm đã lập biên bản vi phạm và xác định công ty này đã “tự ý lắp đặt nhà máy xay gỗ dăm, san lấp mặt bằng làm thay đổi hiện trạng”.
Trên địa bàn huyện Tĩnh Gia còn có xưởng gỗ dăm T&T của công ty TNHH Nghi Sơn và nhiều xưởng gỗ dăm không phép không có tên biển nằm rải rác ở các khu vực khác nhau.
Các xưởng gỗ dăm không phép không chỉ tự phát ở các vùng hẻo lánh mà còn ngang nhiên mọc lên ở những vùng đã quy hoạch và có sự quản lý của cơ quan nhà nước.
Theo tìm hiểu của PV, tại cảng nước sâu Nghi Sơn do Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn quản lý có hai nhà máy xay dăm trái phép của công ty Sinh Lộc Phát và Cty đầu tư và phát triển Nghi Sơn công khai hoạt động. Hàng ngày, những chuyến xe tải chở đầy gỗ keo tới tấp đi vào các xưởng này.
Phóng viên báo chí đem vấn đề xưởng gỗ dăm trái phép tại cảng nước sâu Nghi Sơn để phản ánh lên Ban quản lý khu kinh tế. Nhưng ông Lê Thanh Hà - Phó Trưởng ban quản lý, người phát ngôn báo chí của Ban quản lý không trả lời. Ông Hà cho rằng trong khu cảng nước sâu Nghi Sơn không có nhà máy xay dăm nào hoạt động. “Ở đó chỉ là mấy bãi đất, tư nhân cho nhau thuê làm kho tập kết dăm thôi” – ông Hà nói.
Còn ông Nguyễn Văn Thi- Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn cho biết sẽ lập đoàn kiểm tra thông tin về các nhà máy sản xuất gỗ dăm trái phép, thách thức dư luận ngay cảng nước sâu Nghi Sơn.
Trách nhiệm thuộc về ai
Theo Quyết định Số:102/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế Nghi Sơn là xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như lọc - hoá dầu, cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện… nhằm hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao cấp…

Biển chỉ vào một cơ sở chế biến gỗ dăm trái phép
Với định hướng như vậy, nhưng dường như Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn đang phớt lờ các chỉ đạo, hướng dẫn để việc kinh doanh tự phát, trái phép diễn ra tại đây.
Trong khi đó, trước thông tin có nhiều nhà máy băm dăm trái phép “mọc” lên trong Khu kinh tế Nghi Sơn cũng như trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia khi được hỏi thì lại đỗ lỗi cho cơ quan quản lý khác. ”Cái đó đi mà hỏi Ban quản lý khu Kinh tế, huyện chỉ lo cho đời sống nhân dân!” rồi tắt máy.
Không riêng gì huyện Tĩnh Gia và Khu kinh tế Nghi Sơn, hàng loạt nhà máy gỗ dăm trái phép hiện nay đang được xây dựng hoặc chuyển bị vận hành cũng đã “hiện diện” ở các địa bàn huyện khác như Như Thanh, Nông Cống, Như Xuân, Triệu Sơn, Cẩm Thủy… Khảo sát của phóng viên cho thấy, tại địa bàn tỉnh Thanh hóa có ít nhất có gần 30 cơ sở sản xuất gỗ dăm trái phép được chủ doanh nghiệp xây dựng, bất chấp pháp luật.
Ông Cao Chí Công, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) khẳng định, đến hiện tại, chưa có đơn vị nào có văn bản đề nghị xây dựng cơ sở sản xuất mới có sản xuất dăm đáp ứng được đủ các yêu cầu của Bộ NN&PTNT và cũng chưa có đơn vị nào có đề nghị xây dựng xưởng với Bộ. Hiện đang có đoàn đi kiểm tra, chúng tôi kiểm tra nhiều vấn đề, trong đó có việc sản xuất dăm ở các địa phương cụ thể là Nghệ An, Thanh Hóa. Sau khi có báo cáo tôi sẽ cung cấp”, ông Công cho hay.
Đối với các nhà máy chế biến gỗ dăm được xây dựng trái phép ở các địa bàn Thanh Hóa… chưa có phép sử dụng đất và cũng chưa có phép xây dựng xưởng thì – ông Công cho biết chắc chắn phải giải tỏa. “Đất của anh đâu mà anh ở đó, nếu xây dựng trái phép thì rõ ràng phải dẹp bỏ”, ông Công cho biết.
Cũng theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Cao Chí Công , trách nhiệm của địa phương là đã để tự phát là đã vi phạm quy hoạch chế biến gỗ số 2728 được Bộ NN&PTNT phê duyệt ngày 31/10/2012. “Trước tiên trách nhiệm thuộc UBND cấp huyện và các sở ban ngành và UBND tỉnh. Bộ NN&PTNT không phải cái gì cũng xử lý được Bộ chỉ có hướng dẫn, phê duyệt quy hoạch đó. UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện, UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, còn UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Còn các xưởng gỗ dăm, nếu vi phạm về mặt chế biến gỗ thì phải xử lý theo luật, tùy theo mức độ, xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng”, ông Công khẳng định.
Theo văn bản số 797 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng ký ngày 22/1/2016 đã giao cho Sở Kế hoạch đầu tư, Công thương, Tài chính, TNMT, NN&PTNT, Cục thuế, UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở băm dăm gỗ trên địa bàn tỉnh, căn cứ quy định của pháp luật, giấy phép đầu tư, thủ tục đất đai, môi trường, nội dung dự án đầu tư, xử lý nghiêm các cơ sở có sai phạm theo quy định của pháp luật.
Hà Châu/Báo Gia đình & Xã hội

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và 3 người thân
Pháp luật - 11 giờ trướcĐại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM đã đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), Trương Huệ Vân (cháu gái), Ngô Thanh Nhã (em dâu) với lý do thành khẩn, khắc phục hậu quả, tích cực làm công tác thiện nguyện...

6 cách bảo vệ tài khoản mạng xã hội an toàn trước kẻ xấu
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Luật An ninh mạng không chỉ nhấn mạnh vào nội dung chia sẻ, mà còn yêu cầu người dùng chủ động bảo vệ tài khoản cá nhân khỏi bị lợi dụng cho mục đích xấu. Một tài khoản bị hack có thể được dùng để phát tán nội dung độc hại, tiếp tay cho lừa đảo, hoặc tấn công người khác.

Khởi tố đối tượng trộm 21 chỉ vàng của bạn
Pháp luật - 16 giờ trướcGĐXH - Đối tượng có quen biết từ trước với nạn nhân, lợi dụng sự chủ quan, sơ hở nên thực hiện hành vi lấy trộm 21 chỉ vàng.

Truy nóng đối tượng lấy trộm 21 chỉ vàng
Pháp luật - 16 giờ trướcCông an tỉnh Nghệ An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối tượng Hoàng Vũ Lập (SN 1997, trú xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) về hành vi: “Trộm cắp tài sản”.

Triệu tập 4 đối tượng vụ chặn ô tô, đánh bé trai 2 tuổi phải nhập viện
Pháp luật - 19 giờ trướcCông an đã triệu tập 4 đối tượng liên quan vụ cố ý gây thương tích cho bé trai 2 tuổi tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), sau khi cháu bị đánh trúng chảy máu mũi.

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo
Xã hội - 1 ngày trướcNghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Tuyên án 12 bị cáo vụ bảo kê xe vi phạm ở Đồng Nai
Xã hội - 1 ngày trướcMức án dành cho các bị cáo từ 1 năm 10 tháng tù đến cao nhất 9 năm tù với các tội danh “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” và “môi giới hối lộ”.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án
Pháp luậtGĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.